Khi uống rượu có người mặt xanh, nhưng có người mặt đỏ?

- Hỏi thật, mình không biết nếu Hb mà không được phân giải thì sẽ xảy ra hiện tượng gì?:cry:
- Vàng da chuyển từ vàng da sinh lí sang vàng da bệnh lí như thế nào?:cry:
- Thì không có nguyên liệu để tổng hợp hồng cầu mới, thì Hb ứ đọng lại trong cơ thể không thải ra ngoài được, thì có thể gây tắc ống thận gây ra suy thận cấp, ... như người bị sốt rét ác tính bị vỡ hồng cầu hàng loạt mà gan không phân hủy kịp ấy.
- Nồng độ bilirubin cao trên mức của vàng da sinh lý thì tạo ra vàng da bệnh lý.
 
Nếu gan không có khả năng lọc lại chất độc thì tại sao uống rượu nhiều lại hại gan? Vì gan làm việc quá sức để lọc 1 lượng alcol lớn nên lâu ngày sẽ bị xơ.
Đúng là khi uống rượu, có người mạch máu ngoại vi sẽ co --> mặt tái xanh --> đi tiểu nhiều --> thải bớt 1 phần rượu --> lâu say hơn.
 
Nếu gan không có khả năng lọc lại chất độc thì tại sao uống rượu nhiều lại hại gan? Vì gan làm việc quá sức để lọc 1 lượng alcol lớn nên lâu ngày sẽ bị xơ.
Theo mình nghĩ uống rượu nhiều hại gan thì không thể suy luận thành gan có chức năng phân giải rượu. Nếu suy luận như vậy thì bạn cũng có thể suy luận thành gan có chức năng phân giải virus viêm gan B sao? Mình đúng là chưa được nghe đến cả hai điều này.
Đúng là khi uống rượu, có người mạch máu ngoại vi sẽ co --> mặt tái xanh --> đi tiểu nhiều --> thải bớt 1 phần rượu --> lâu say hơn.
Thế này thì thận có chức năng thải rượu rồi và đi tiểu nhiều sẽ lâu say. Nếu vậy để giải rượu đơn giản quá, uống thuốc lợi tiểu và uống nước để bù lại là uống bao nhiêu rượu cũng không say. Cái này chắc nhiều người hứng thú đây, nhưng để thuyết phục họ áp dụng, bạn cho mình biết cơ chế thận thải rượu như thế nào với?
 
Toàn mấy người kém chuyên môn,chẳng có tí kiến thức sơ đẳng nào về sinh lý,sinh hóa gan mật bốp chát linh tinh.
Lên trang benhhoc.com đọc cho kĩ trước khi nói nhé.
 
Toàn mấy người kém chuyên môn,chẳng có tí kiến thức sơ đẳng nào về sinh lý,sinh hóa gan mật bốp chát linh tinh.
Lên trang benhhoc.com đọc cho kĩ trước khi nói nhé.


- Thì chúng ta thảo luận (hoặc là cãi nhau) sẽ giúp mình nhận ra được cái sai của mình, hiểu biết được thêm kiến thức. Những người dốt mà không nói ra thì cứ dốt mãi sao a?:mrgreen:
- Anh hay chị giải thích cho những người kém chuyên môn biết được không ạ?:mrgreen:
 
Tóm lại là thế này :
- Tại gan có quá trình oxi hóa rượu thành axit acetic bởi các enzym oxi hóa. Sản phẩm là H202 và a.axetic, sau nữa enzym catalase phân hủy H202 thành nước và O2...
- Tại các mô khác qúa trình này không mạnh mẽ nên ứ đọng nhiều andehyt, phải một thgian dài sau mới thành a.axe. Lúc đó người ta hết say.
- Chuyển hóa của rượu sinh ra nhiều sfẩm ceton,andehyt,axit nên làm toan hóa tổ chức,ức chế các hoạt động bình thường (ức chế kênh ion H+ chẳng hạn làm rối loạn ion 2 bên màng tế bào),ngoài ra,rượu là tiền chất sinh mỡ,uống nhiều sẽ gây nhiễm mỡ gan,tích tụ mỡ gây xơ vữa động mạch,lâu dần thiếu máu nuôi,gan bị xơ...
- Bất cứ chất nào vào cơ thể qua đường tiêu hoá hoặc đường máu,chúng đều được khử độc tại gan (gan có đủ hệ thống enzym cho điều này). Trường hợp nhiễm độc là do thời gian chuyển hóa tại gan không kịp với thời gian chịu đựng của cơ thể hay thời điểm các chất độc ngấm vào tế bào...
 
Tóm lại là thế này :
- Tại gan có quá trình oxi hóa rượu thành axit acetic bởi các enzym oxi hóa. Sản phẩm là H202 và a.axetic, sau nữa enzym catalase phân hủy H202 thành nước và O2...
- Tại các mô khác qúa trình này không mạnh mẽ nên ứ đọng nhiều andehyt, phải một thgian dài sau mới thành a.axe. Lúc đó người ta hết say.
- Chuyển hóa của rượu sinh ra nhiều sfẩm ceton,andehyt,axit nên làm toan hóa tổ chức,ức chế các hoạt động bình thường (ức chế kênh ion H+ chẳng hạn làm rối loạn ion 2 bên màng tế bào),ngoài ra,rượu là tiền chất sinh mỡ,uống nhiều sẽ gây nhiễm mỡ gan,tích tụ mỡ gây xơ vữa động mạch,lâu dần thiếu máu nuôi,gan bị xơ...
- Bất cứ chất nào vào cơ thể qua đường tiêu hoá hoặc đường máu,chúng đều được khử độc tại gan (gan có đủ hệ thống enzym cho điều này). Trường hợp nhiễm độc là do thời gian chuyển hóa tại gan không kịp với thời gian chịu đựng của cơ thể hay thời điểm các chất độc ngấm vào tế bào...
Bạn Thọ nên xem lại phần giải thích của mình. Bạn vẫn chưa hiểu hết vai trò của gan & thận nhé! Gan có vai trò lọc các chất độc được hấp thu vào cơ thể qua đường tiêu hóa, còn thận có vai trò lọc các chất độc, chất cặn bã, thuốc & kháng sinh qua đường máu đấy bạn. Có lẽ đây là những điều rất cơ bản (mình vẫn chưa tìm hiểu sâu)
 
Đính chính. Gan không có chức năng lọc nào hết. Chỉ có khử độc và chuyển hóa các chất. Trong cơ thể chỉ có mỗi thận là 'lọc' được thôi ( theo đúng nghĩa đen của từ này).
 
Tóm lại là thế này :
- Tại gan có quá trình oxi hóa rượu thành axit acetic bởi các enzym oxi hóa. Sản phẩm là H202 và a.axetic, sau nữa enzym catalase phân hủy H202 thành nước và O2...
- Tại các mô khác qúa trình này không mạnh mẽ nên ứ đọng nhiều andehyt, phải một thgian dài sau mới thành a.axe. Lúc đó người ta hết say.
- Chuyển hóa của rượu sinh ra nhiều sfẩm ceton,andehyt,axit nên làm toan hóa tổ chức,ức chế các hoạt động bình thường (ức chế kênh ion H+ chẳng hạn làm rối loạn ion 2 bên màng tế bào),ngoài ra,rượu là tiền chất sinh mỡ,uống nhiều sẽ gây nhiễm mỡ gan,tích tụ mỡ gây xơ vữa động mạch,lâu dần thiếu máu nuôi,gan bị xơ...
- Bất cứ chất nào vào cơ thể qua đường tiêu hoá hoặc đường máu,chúng đều được khử độc tại gan (gan có đủ hệ thống enzym cho điều này). Trường hợp nhiễm độc là do thời gian chuyển hóa tại gan không kịp với thời gian chịu đựng của cơ thể hay thời điểm các chất độc ngấm vào tế bào...
Cảm ơn đã cho mình biết một số kiến thức mới. Xin ngoalong t.s cho biết thêm là:
- chuyển hóa rượu như vậy thì một phân tử rượu cho ra bao nhiêu ATP?
- tại sao các mô lại ứ đọng aldehit (chất này là từ đâu ra) và tại sao khi adehit chuyển thành axetic thì mới hết say?
- Chuyển hóa rượu như thế nào mà lại tạo ra ceton?
- Aldehit có phải là có tính axit không?
- Axit acetic trong cơ thể chỉ có thể tồn tại dưới dạng muối acetat (bạn có thấy tài liệu nào nói là acid acetic thì share cho mình với). Mà axit acetic là axit yếu, nên muối của nó là có tính kiềm chứ hok phải có tính axit. Nếu đúng như vậy thì bạn cần xem lại cơ chế toan hóa tổ chức mà bạn đề cập.
- Bạn nói rằng rượu là tiền chất sinh mỡ là căn cứ vào đâu thế? Rồi lại sinh ra nhiễm mỡ ở gan, thế theo bạn nhiễm mỡ ở gan là do ứ đọng nhiều mỡ à? À, lại còn tích tụ mỡ gây ra vữa xơ động mạch nữa, bạn có biết tổ chức vữa xơ động mạch được cấu tạo bởi thành phần gì không lại có thể phát biểu xanh rờn vậy được?
- Cái bạn đề cập đến bất cứ chất nào đều được khử độc tại gan thì mình hok tin được đâu? Bạn biết tại sao cái luận điểm này không tin được không?
 
Uống rượu mà mặt xanh? Vậy là trường hợp bị ngộ độc rượu chứ?
Sao lại không say được nhỉ?
Còn mặt đỏ thì say là đúng rồi, cơ thể yếu khi không tiếp nhận được rượu thì thường có 2 phản ứng đó~ :(
Dù không hiểu tại sao nhưng theo kinh nghiệm của mình, khi cơ thể được ăn no trước đó ít nhất là nửa tiếng thì thường ko say đâu dù có nhiều ( đương nhiên là không áp dụng với trường hợp người có tửu lượng kém ) nhưng nếu uống khi đang đói thì không chỉ say mà còn dễ bị ngộ độc nữa.:???:
 
Theo kinh nghiệm thì tại vì nhóm máu khác nhau nên phản ứng với rượu khác nhau.
thường người nhóm máu 0 dễ đỏ hơn các nhóm máu khác.
:mrgreen:
 
uh,có nhiều người bảo theo nhóm máu thật đấy nhưng rơi từ trời nào xuống thì chịu thật ai biết giải thích khoa học tí cho love hiểu với !(y)
 
Theo kinh nghiệm thì tại vì nhóm máu khác nhau nên phản ứng với rượu khác nhau.
thường người nhóm máu 0 dễ đỏ hơn các nhóm máu khác.
:mrgreen:
mình không nghĩ là nó có phân theo nhóm máu đâu.
vì mình cũng là người mang nhóm máu O nhưng mình có thể tự nhận thấy tửu lượng của bản thân là khá tốt và chưa bao giờ mình uống mà bị đỏ mặt cả.
:hihi:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,650
Messages
71,549
Members
56,915
Latest member
fgfdghgfngmnjhhjm
Back
Top