Xin giúp đỡ về kinh nghiệm viết đăng ký bản quyền sáng chế (patent)

Ho Huu Tho

Senior Member
Mình đang có dự định tập viết một cái đăng ký bản quyền sáng chế mà chưa biết bắt đầu từ đâu với cái trình độ abc về sở hữu trí tuệ của mình. Mong được các bạn có kinh nghiệm giúp đỡ và chỉ dẫn về những lưu ý cần thiết trước khi có thể bắt đầu. Xin chân thành cảm ơn.
 
Cái này bạn ra luật sư hay agent chuyên về IP, nó sẽ làm cho. Đụng đến luật thì nhờ luật sư là đơn giản nhất. Bên Úc hầu như trường nào cũng có 1 legal department để lo mấy cái chuyện này.
 
Mình đang có dự định tập viết một cái đăng ký bản quyền sáng chế mà chưa biết bắt đầu từ đâu với cái trình độ abc về sở hữu trí tuệ của mình. Mong được các bạn có kinh nghiệm giúp đỡ và chỉ dẫn về những lưu ý cần thiết trước khi có thể bắt đầu. Xin chân thành cảm ơn.
.
Van de nay khong don gian, phai nhan duoc nhieu tu van tu nhieu phia. Nhung ban co the tham khao trang web sau:
http://www.uspto.gov/web/offices/pac/doc/general/index.html#laws
http://www.patentstorm.us/
http://www.freepatentsonline.com/
De doc huong dan, 1 so luu y cung nhu co 1 vai application. Good luck.
 
Ở mức độ nhà nghiên cứu, điều lưu ý nhất chính là làm thế nào documenting quá trình của bạn lại để đạt yêu cần về hồ sơ khi nộp cho patent office. Gọi nôm na là good laboratory lab book practise
Gửi bạn xem tham khảo
 

Attachments

  • GLP_IPAustralia.pdf
    130.4 KB · Views: 348
Chào các ace
Mình có câu hỏi về luật bản quyền bâng khuâng không biết tra lời làm sao.

Một nhóm nghiên cứu ở Việt Nam chẵng hạn sử dụng kỹ thuật công nghệ sinh học đã được patent ở Mĩ và 1 số nơi khác, nhưng không có patent tai VN. Nhóm này sau khi dùng kĩ thuật này sau bảy năm họ đã tạo ra giông lúa sử dụng ít nước trong sản xuất, lúa không những phát triển tốt ở Việt Nam mà còn các nước khác.
Câu hỏi đặt ra là nhóm này có thể thương mại hóa giống lúa này tại VN được k và có thể xuất khẩu sang các nước khác được k. Các nước khác có thể áp dụng kỷ thuật này chuyển vào các dòng lúa ở nước họ hay không.

Theo ý của mình thì nhóm này có thể thương mại hóa sản phẩm lúa này ở Viêt Nam vì họ k đăng ký bản quyền ở nước mình, còn xuất khẩu qua các nước khác thì tránh những nước đã bị patent bởi Mĩ.

Mong nhận được ý kiến của các bạn. Thanks
 
Thứ nhất liệu lợi nhuận của việc thương mại hóa giống lúa đó có đủ hấp dẫn để công ty giữ bản quyền khiếu kiện ko :mrgreen:
Thứ hai là, nếu có kiện tụng xảy ra thì kết quả phụ thuộc vào các case trong quá khứ. Với hệ thống án lệ như ở Mỹ, thì tranh luận trong tòa và kết luận của tòa án bị chi phối bởi các án lệ cũ.

Vì vậy nếu muốn thương mại hóa giống lúa ở các thị trường mà có nguy cơ bị kiện ở mỹ, tốt nhất là nên đi tư vấn ở luật sư.
 
Chào các ace
Mình có câu hỏi về luật bản quyền bâng khuâng không biết tra lời làm sao.

Một nhóm nghiên cứu ở Việt Nam chẵng hạn sử dụng kỹ thuật công nghệ sinh học đã được patent ở Mĩ và 1 số nơi khác, nhưng không có patent tai VN. Nhóm này sau khi dùng kĩ thuật này sau bảy năm họ đã tạo ra giông lúa sử dụng ít nước trong sản xuất, lúa không những phát triển tốt ở Việt Nam mà còn các nước khác.
Câu hỏi đặt ra là nhóm này có thể thương mại hóa giống lúa này tại VN được k và có thể xuất khẩu sang các nước khác được k. Các nước khác có thể áp dụng kỷ thuật này chuyển vào các dòng lúa ở nước họ hay không.

Theo ý của mình thì nhóm này có thể thương mại hóa sản phẩm lúa này ở Viêt Nam vì họ k đăng ký bản quyền ở nước mình, còn xuất khẩu qua các nước khác thì tránh những nước đã bị patent bởi Mĩ.

Mong nhận được ý kiến của các bạn. Thanks
Theo mình nghĩ, giống lúa là do mình tạo ra nên có thể đăng ký bản quyền bất cứ ở đâu, kể cả Mỹ. Về phương pháp sử dụng là có bản quyền của người khác thì mình phải có phần trách nhiệm khi sử dụng nó thôi. Bản quyền cái phương pháp này có liên quan đến bản quyền giống lúa do mình tạo ra, nhưng đây là hai bản quyền riêng biệt. Cái ông giữ bản quyền cái phương pháp đó không thể giữ bản quyền của tất cả các giống lúa được tạo ra bằng phương pháp đó trên toàn thế giới được. À, để đọc thêm xem nghĩ thế có đúng không...
 
Nếu trong quá khứ đã có 1 case kiện tụng về 1 vấn đề tương tự: A sử dụng 1 công nghệ được đăng ký bản quyền của B (ko qua licensing) để phát triển 1 sản phẩm thương mại của mình (ví dụ như trong ngành công nghệ thông tin chẳng hạn). kết quả của phán quyết là A vi phạm bản quyền.

Trong trường hợp đó, công ty giữ bản quyền về công nghệ di truyền hoàn toàn có thể kiện với trích dẫn từ án lệ trên. Nếu tòa án cho là tương đương thì kết quả của án lệ sẽ được áp dụng cho case mới này và nó trở thành 1 án lệ mới cho tương lai.

Đó là áp dụng cho những nước sử dụng common law (Anh, Mỹ, Úc...). Những tranh luận đúng hay sai theo logic thường không có ý nghĩa trong trường hợp này .Với những nước sử dụng dân luật (civic law) thì mở luật ra xem.:mrgreen:
 
Mình đang có dự định tập viết một cái đăng ký bản quyền sáng chế mà chưa biết bắt đầu từ đâu với cái trình độ abc về sở hữu trí tuệ của mình. Mong được các bạn có kinh nghiệm giúp đỡ và chỉ dẫn về những lưu ý cần thiết trước khi có thể bắt đầu. Xin chân thành cảm ơn.

Không ý kiến!!
Nhưng, cái này chẳng liên quan gì tới "LÀM THÍ NGHIỆM VỚI ACID NUCLEIC" cả!!!
Mods với Admins đợt này bận quá hay sao í!
 
Mình đã đọc qua một số hồ sơ đăng ký bằng độc quyền sáng chế trong database mà bạn Nguoi nhai đã post giúp. Mình nhận thấy cái nào cũng dài ngoằng với rất nhiều phần lặp lại trông có vẻ rất phức tạp. Nếu trình bày với mục đích cho người khác hiểu thì chắc chỉ cần dùng 1/20 số chữ là đủ. Vì thế, mình nghĩ là trước khi viết một hồ sơ loằng ngoằng phức tạp thế thì chắc tác giả có ý tưởng khá đơn giản trong đầu và phải lập một kế hoạch để biến cái đơn giản đó thành cái loằng ngoằng như mình được đọc. Ai biết cách viết hồ sơ này và lập kế hoạch để thực hiện nó chia sẻ với mình chút nhé.(y)
 
Mình đã đọc qua một số hồ sơ đăng ký bằng độc quyền sáng chế trong database mà bạn Nguoi nhai đã post giúp. Mình nhận thấy cái nào cũng dài ngoằng với rất nhiều phần lặp lại trông có vẻ rất phức tạp. Nếu trình bày với mục đích cho người khác hiểu thì chắc chỉ cần dùng 1/20 số chữ là đủ. Vì thế, mình nghĩ là trước khi viết một hồ sơ loằng ngoằng phức tạp thế thì chắc tác giả có ý tưởng khá đơn giản trong đầu và phải lập một kế hoạch để biến cái đơn giản đó thành cái loằng ngoằng như mình được đọc. Ai biết cách viết hồ sơ này và lập kế hoạch để thực hiện nó chia sẻ với mình chút nhé.(y)

Ban Ho Huu Tho:
Co rat nhieu ly do lam cho "patent applications" duoc viet mot cach dai dong va phuc tap. Patent application la mot "legal document", chu khong phai la mot "scientific manuscript". Toi strongly recommend la Ban can phai lam viec voi mot "patent attorney" hoac "patent agent".
Tuy vay, neu Ban quyet tam muon tu minh viet "patent application" thi co mot quyen sach xuat ban nam 2009 ten la "Patent it Yourself" danh cho nhung nguoi muon viet "applications to be filed in the US". Toi doan la cung co nhung quyen sach tuong tu nhu vay o Finland. Ban hay "google" thu xem sao.

Chuc may man,
 
Ban Ho Huu Tho:
Co rat nhieu ly do lam cho "patent applications" duoc viet mot cach dai dong va phuc tap. Patent application la mot "legal document", chu khong phai la mot "scientific manuscript". Toi strongly recommend la Ban can phai lam viec voi mot "patent attorney" hoac "patent agent".
Tuy vay, neu Ban quyet tam muon tu minh viet "patent application" thi co mot quyen sach xuat ban nam 2009 ten la "Patent it Yourself" danh cho nhung nguoi muon viet "applications to be filed in the US". Toi doan la cung co nhung quyen sach tuong tu nhu vay o Finland. Ban hay "google" thu xem sao.

Chuc may man,

Cuốn sách bác David Dang giới thiệu đúng là thứ em nằm mơ cũng không thấy. Cảm ơn bác đã đưa ra khuyến cáo về việc liên hệ với chuyên gia luật bản quyền, chắc em sẽ thực hiện theo lời khuyên của bác. Tuy nhiên, em cảm thấy có vẻ họ sẽ không am hiểu tường tận về chuyên ngành nghiên cứu được như nhà nghiên cứu nên vẫn muốn tự tìm hiểu một số thứ cơ bản về patent với mục đích phối hợp với họ tốt hơn.
Nhưng cuốn sách hơi dày, chắc em phải cố gắng chọn được những phần thiết yếu nhất mà xem trước.
 
Tuy nhiên, em cảm thấy có vẻ họ sẽ không am hiểu tường tận về chuyên ngành nghiên cứu được như nhà nghiên cứu nên vẫn muốn tự tìm hiểu một số thứ cơ bản về patent với mục đích phối hợp với họ tốt hơn.

Ban Ho Huu Tho:

Thong thuong thi nhung nguoi duoc cap "license" de lam viec trong linh vuc IP (intellectual property) deu phai co it nhat mot technical degree. Theo Toi biet thi o US va EU, dieu nay la bat buoc. Rieng trong linh vuc Biotech o US, hau het nhung IP practitioners ma Toi da tung lam viec chung deu co PhD degree trong linh vuc biological sciences. Nhung nguoi co 3 degrees (MD, PhD, va JD) cung khong hiem.

Tuy vay, nhan xet o tren cua Ban rat hop ly, vi hai ly do. 1) Supposedly, "inventor" la nguoi co su hieu biet ve cong viec nghien cuu cua anh ta hon tat ca nhung nguoi khac (otherwise, there wouldn't be any "invention"). 2) Nhiem vu chinh cua mot patent practitioner (either patent agent or patent attorney) la giup do Ban ve cac legal matters chu khong phai giup do Ban mat ky thuat.

Chuc thanh cong,

David-
 
Mình đọc thấy cái này thấy không hiểu lắm, hình như hai ý này mâu thuẫn với nhau:
- Mọi thứ được xuất bản ở bất cứ đâu, bằng ngôn ngữ gì trước đó đều được coi là "prior art" với hệ quy chiếu là đăng ký patent ở Mỹ.
- Tác giả của một sáng chế sau khi đăng ký patent ở một nước khác Mỹ, nếu trong vòng một năm không đăng ký patent ở Mỹ thì sau đó sáng chế đó được coi là prior art và không thể đăng ký patent ở Mỹ được nữa.
Như vậy theo mình hiểu là: patent ở một nước khác Mỹ sẽ không có giá trị pháp lý trên đất Mỹ, nếu tác giả của nó không đăng ký patent ở Mỹ trong vòng một năm sau khi đăng ký patent tại nước khác Mỹ.
Có thể hiểu thêm như sau không: patent ở một nước khác Việt Nam (ví dụ Mỹ) sẽ không có giá trị pháp lý trên đất Việt Nam, nếu tác giả của nó không đăng ký patent ở Việt Nam trong vòng một năm sau khi đăng ký patent tại nước khác Việt Nam (ví dụ Mỹ).
Rất mong nhận được câu trả lời của các bạn.(y)
 
Countries have their own laws regarding patent protection. Some treaties seek to harmonize these laws.

Paris Convention for the Protection of Industrial Property

Foreign nationals can apply for the same patent rights in each member country as that country’s own citizens.
Provides right of “priority” – once inventor has applied for protection in one member country, they can (within certain time period) apply for protection in others and be treated as if they had applied on same date as first application.

Patent Cooperation Treaty (PCT)

Inventor can apply for patent in a single PCT receiving office and reserve right to apply in more than 100 countries for up to 2 ½ years. Establishes date of application in all member countries simultaneously. Also makes results of patent process more uniform.

Cái đầu tiên là tiền thân của WIPO ngày nay. Hình như vn ko có ở cái treaty thứ 2

Vấn đề thứ 2 là apply patent ở đâu. Đương nhiên là patent grant bởi nước nào thì mới đc bảo vệ bởi nước đó. Giống như đăng ký thuốc, thuốc đc bán ở châu âu ko có nghĩa là nó đc bán ở mỹ mà ko cần FDA approval. Bạn apply patent ở EU nhưng ko apply ở Mỹ thì ko thể đòi Mỹ bảo về quyền lợi cho bạn đc.

Vậy tại sao apply ở Mỹ lại đc ưu tiên, vì hầu hết các cty trên thế giới đều có 1 mối quan hệ nào đó ở mỹ, có thể là alliance, cty mẹ hay investor... Nếu có kiện tụng xảy ra thì sẽ nhằm vào pháp nhân có liên quan ở mỹ (bị đơn) chứ ko phải cty trực tiếp vi phạm bản quyền (nếu ko rớ tới đc).
 
- Mọi thứ được xuất bản ở bất cứ đâu, bằng ngôn ngữ gì trước đó đều được coi là "prior art" với hệ quy chiếu là đăng ký patent ở Mỹ.
Phai xem xet tuy theo truong hop cu the.

- Tác giả của một sáng chế sau khi đăng ký patent ở một nước khác Mỹ, nếu trong vòng một năm không đăng ký patent ở Mỹ thì sau đó sáng chế đó được coi là prior art và không thể đăng ký patent ở Mỹ được nữa.
Dieu nay khong chinh xac. Phai xem xet tuy truong hop cu the.

Như vậy theo mình hiểu là: patent ở một nước khác Mỹ sẽ không có giá trị pháp lý trên đất Mỹ, nếu tác giả của nó không đăng ký patent ở Mỹ trong vòng một năm sau khi đăng ký patent tại nước khác Mỹ.
Dieu nay cung khong phai luc nao cung dung. Phai xem xet tuy theo truong hop cu the.

Có thể hiểu thêm như sau không: patent ở một nước khác Việt Nam (ví dụ Mỹ) sẽ không có giá trị pháp lý trên đất Việt Nam, nếu tác giả của nó không đăng ký patent ở Việt Nam trong vòng một năm sau khi đăng ký patent tại nước khác Việt Nam (ví dụ Mỹ).

Ban nen lien lac voi mot patent attorney chuyen ve luat so huu tri tue cua VN, vi du nhu Indochine Counsel hoac Trung Thuc JSC.

Chuc thanh cong,
 
Mình có câu hỏi này, xin được tham khảo ý kiến của các bạn:
Mình định làm hồ sơ đăng ký patent cho sáng chế về phương pháp A. Trước đây có một sáng chế về phương pháp B tuy khác nhau nhưng trong cùng lĩnh vực, với mục đích có phần chung nhau (sáng chế A đạt được thêm một số mục tiêu khác).
Vấn đề là phương pháp A không cần đến phương pháp B vẫn có thể thực hiện được mục đích và có thể tốt hơn phương pháp B. Giả sử phương pháp A cũng sẽ được cấp patent. Nhưng nếu sau khi phương pháp A được cấp patent, ai đó có ý định kết hợp phương pháp A với phương pháp B thì vẫn có thể được, và hiệu quả có thể tốt hơn vì hai phương pháp có hai cơ chế khác nhau. Trong trường hợp này thì việc kết hợp hai phương pháp A và B có thể được patent không? Nếu được thì patent về phương pháp A và paten về phương pháp B có ý nghĩa gì trong trường hợp kết hợp cả hai phương pháp không?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,914
Latest member
23winpayless
Back
Top