Sức căng trương nước

ga còi

Senior Member
truoc tien em xin loi moi nguoi truoc nha, chang hieu tai sao e khong viet co dau duoc......sorry
cho e hoi khi nao thi T ( suc cang truong nuoc) xuat hien va tang
_ khi nao T cuc dai va gia tri max bang bao nhieu
_khi nao thi T giam va giam den 0
_ trong cong thuc S= P-T co nghia la S<P hoac S=P . co khi nao S>P, giai thich
_bieu dien moi quan he giua cac dai luong S, P, T tren cac do thi trong truong hop tren
_ mot cay duoc tuoi nuoc, bon phan binh thuong hay neu cac truong hop T co the tang
..............ai biet thi tra loi cho em voi, e dang tim hieu ve dang bai tap nay..........., ai biet thi cho em vai cong thuc co lien quan( chu thich cac dai luong gium em nha, cach tinh tung dai luong nua), (y)(y)(y)(y)(y)
 
truoc tien em xin loi moi nguoi truoc nha, chang hieu tai sao e khong viet co dau duoc......sorry
cho e hoi khi nao thi T ( suc cang truong nuoc) xuat hien va tang
Hình như không cài phần mềm tiếng Việt thì đánh được thì phải. Mình có cái máy cài Vietkey thì không đánh được tiếng Việt trên trang web này, còn máy không cài thì đánh được.
Sức căng trương nước là cái gì vậy nhỉ, thế bản chất vật lý của nó là cái gì?
 
Theo mình học thì sức căng trương nước là áp lực do thành tế bào căng ra chống lại áp suất trương nước của không bào khi không bào của tế bào nhận nước.
-T xuất hiện khi tế bào bắt đầu nhận nước và T tăng khi tế bào tiếp tục nhận thêm nước.
-T cực đại = P khi tế bào no nước và không nhận thêm nước nữa.
-T giảm khi tế bào mất nước và khi tế bào bắt đầu co nguyên sinh thi T= 0
-Khi tế bào mất nước một cách đột ngột làm cho chất nguyên sinh không tách khỏi tế bào, tức là khi nó co kéo theo cả thành tế bào làm cho thành bị lõm vào trong nên sức căng trương nước có chiều ngược lại tức là T âm, lúc đó S= P-(-T) = P+ T.
-Đồ thị thì bạn có thể tham khảo trong cuốn sinh lí thực vật của thầy Vụ, trục Ox biểu thị V, trục Oy biểu diễn P, T, S.
-T tăng khi tế bào nhận nước nhưng không thoát ra, muốn thoát nước thì khí khổng mở, vậy bạn xem các điều kiện khí khổng ko mở nhưng cây vẫn được nhận nước là gì. Từ đó suy ra được các trường hợp mà T tăng.
 
Theo mình học thì sức căng trương nước là áp lực do thành tế bào căng ra chống lại áp suất trương nước của không bào khi không bào của tế bào nhận nước.
Bạn giải thích giùm mình không bào ở đây là gì với. Mình nghĩ hễ có nước đi vào tế bào thì sẽ làm căng thành tế bào, chứ đâu có nhất thiết là phải đi vào cái gọi là không bào mà bạn đề cập đâu nhỉ? Xin lỗi trước vì thiếu kiến thức cơ bản để tranh luận.
 
Không bào là 1 bào quan của tế bào thực vật. Nước đi vào tế bào sẽ đi vào không bào, không bào trương lên tạo nên áp suất trương nước tác động lên thành tế bào.
 
Không bào là 1 bào quan của tế bào thực vật. Nước đi vào tế bào sẽ đi vào không bào, không bào trương lên tạo nên áp suất trương nước tác động lên thành tế bào.
Cảm ơn bạn đã giải thích, nhưng nếu nó chỉ là một bào quan của tế bào thì tại sao nước vào tế bào thì chỉ vào không bào mà không vào những bào quan khác được nhỉ??? Khó hiểu quá, biết thế này ngày xưa học hành nghiêm chỉnh thì đỡ ngố.
 
Theo em thì độ nhớt của chất nguyên sinh cũng chất nền của các bào quan có vai trò quan trọng đối với hoạt động của các bào quan đó vì vậy nếu nước ra vào tự do sẽ ảnh hưởng đến độ nhớt của chất nguyên sinh và ảnh hưởng đến môi trường hoạt động của các enzim và ảnh hưởng đến một loạt các phản ứng, vì vậy cần có 1 bào quan như không bào đảm nhiệm chức năg đó.
 
Theo em thì độ nhớt của chất nguyên sinh cũng chất nền của các bào quan có vai trò quan trọng đối với hoạt động của các bào quan đó vì vậy nếu nước ra vào tự do sẽ ảnh hưởng đến độ nhớt của chất nguyên sinh và ảnh hưởng đến môi trường hoạt động của các enzim và ảnh hưởng đến một loạt các phản ứng, vì vậy cần có 1 bào quan như không bào đảm nhiệm chức năg đó.

Vậy bạn có thể cho biết điều gì khiến cho nước thấm qua màng tế bào (muốn vào được tế bào thì phải thấm qua màng tế bào), và sau khi thấm qua màng tế bào thì nó đã đến không bào bằng cách nào?
 
Em nghĩ là không bào luôn có thế nước thấp nên nước luôn đi vào không bào, nước vẫn đi qua chất nguyên sinh nhưng nó sẽ đến nơi cuối cùng là không bào.
 
Em nghĩ là không bào luôn có thế nước thấp nên nước luôn đi vào không bào, nước vẫn đi qua chất nguyên sinh nhưng nó sẽ đến nơi cuối cùng là không bào.
Theo quy luật vật lý thì nước sẽ di chuyển từ nơi có áp lực thẩm thấu thấp (nồng độ các chất hòa tan nhỏ) đến nơi có áp lực thẩm thấu cao (nồng độ các chất hòa tan lớn). Vậy để nước "luôn đi vào không bào" như bạn nói thì bạn cần chứng minh được là nồng độ các chất hòa tan trong không bào là lớn nhất hoặc bạn phải chứng minh được là nước được vận chuyển tích cực vào không bào bằng cơ chế tích cực (không tuân theo quy luật vật lý và phải tiêu hao năng lượng).
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top