Nhờ khả năng cảm nhận nhiều mùi cùng lúc, một loài kiến sa mạc tại Tusinia sử dụng thông tin về mùi để tạo nên hình ảnh về môi trường xung quanh.
Tiến sĩ Markus Knaden, tiến sĩ Kathrin Steck và giáo sư Bill Hansson thuộc Viện Sinh thái hóa học Max-Planck, Đức theo dõi loài kiến sa mạc Cataglyphis fortis tại Tusinia để tìm hiểu hành vi xác định phương hướng của chúng. Mỗi ngày chúng rời xa tổ tới 100 m để tìm thức ăn. Khi phát hiện thức ăn, kiến trở về tổ. Điều khiến ba nhà khoa học ngạc nhiên là chúng xác định phương hướng rất chính xác khi trở về. Trên sa mạc bằng phẳng và hầu như chẳng có bất kỳ thứ gì để đánh dấu vị trí, xác định lối về là công việc cực kỳ khó khăn với mọi loài động vật.
Từ lâu giới khoa học biết rằng kiến sử dụng những thông tin thị giác phức tạp để xác định phương hướng. Song ba nhà nghiên cứu người Đức phát hiện được một hành vi thú vị hơn. Họ đặt bốn loại mùi khác nhau ở các vị trí A, B, C và D xung quanh lối vào rất khó nhìn thấy của một tổ kiến.
Sau vài ngày nhóm chuyên gia đem vài con kiến tới một nơi rất xa, nhưng chúng vẫn xác định chính xác lối vào tổ.
Trong những ngày tiếp theo, nhóm nghiên cứu đảo vị trí các mùi. Ngay lập tức lũ kiến tỏ ra bối rối và không thể xác định phương hướng. Điều đó cho thấy chúng xác định phương hướng bằng cách nhớ vị trí các mùi.
Một phát hiện thú vị nữa là những con kiến chỉ có một râu không thể tìm thấy tổ nếu có hai mùi trở lên cùng tồn tại trong môi trường xung quanh. Như vậy chúng ta có thể suy luận chúng cần hai râu để xác định chính xác phương hướng. Mỗi râu có thể cảm nhận mùi theo một hướng khác nhau trong cùng thời điểm. Nhờ khả năng ấy mà kiến có thể hình dung môi trường xung quanh nhờ mùi.
"Có vẻ như những điều kiện khắc nghiệt trên sa mạc đã tạo nên khả năng định vị bằng mùi ở kiến", tiến sĩ Knaden nhận xét.
Kiến sa mạc Cataglyphis fortis. Ảnh: sciencecentric.com.
Chim bồ câu, chuột và người có thể cảm nhận nhiều mùi cùng lúc, song từ trước tới nay giới khoa học chưa phát hiện loài động vật nào có khả năng sử dụng mùi để xác định phương hướng. Tiến sĩ Markus Knaden, tiến sĩ Kathrin Steck và giáo sư Bill Hansson thuộc Viện Sinh thái hóa học Max-Planck, Đức theo dõi loài kiến sa mạc Cataglyphis fortis tại Tusinia để tìm hiểu hành vi xác định phương hướng của chúng. Mỗi ngày chúng rời xa tổ tới 100 m để tìm thức ăn. Khi phát hiện thức ăn, kiến trở về tổ. Điều khiến ba nhà khoa học ngạc nhiên là chúng xác định phương hướng rất chính xác khi trở về. Trên sa mạc bằng phẳng và hầu như chẳng có bất kỳ thứ gì để đánh dấu vị trí, xác định lối về là công việc cực kỳ khó khăn với mọi loài động vật.
Từ lâu giới khoa học biết rằng kiến sử dụng những thông tin thị giác phức tạp để xác định phương hướng. Song ba nhà nghiên cứu người Đức phát hiện được một hành vi thú vị hơn. Họ đặt bốn loại mùi khác nhau ở các vị trí A, B, C và D xung quanh lối vào rất khó nhìn thấy của một tổ kiến.
Sau vài ngày nhóm chuyên gia đem vài con kiến tới một nơi rất xa, nhưng chúng vẫn xác định chính xác lối vào tổ.
Trong những ngày tiếp theo, nhóm nghiên cứu đảo vị trí các mùi. Ngay lập tức lũ kiến tỏ ra bối rối và không thể xác định phương hướng. Điều đó cho thấy chúng xác định phương hướng bằng cách nhớ vị trí các mùi.
Một phát hiện thú vị nữa là những con kiến chỉ có một râu không thể tìm thấy tổ nếu có hai mùi trở lên cùng tồn tại trong môi trường xung quanh. Như vậy chúng ta có thể suy luận chúng cần hai râu để xác định chính xác phương hướng. Mỗi râu có thể cảm nhận mùi theo một hướng khác nhau trong cùng thời điểm. Nhờ khả năng ấy mà kiến có thể hình dung môi trường xung quanh nhờ mùi.
"Có vẻ như những điều kiện khắc nghiệt trên sa mạc đã tạo nên khả năng định vị bằng mùi ở kiến", tiến sĩ Knaden nhận xét.