Bê bối khoa học ở Hàn Quốc

Phần 1. Áp lực đang dồn lên GS Hwang, người tiên phong trong lĩnh vực tế bào gốc tại Hàn Quốc.

GS Hwang và cộng sự của ông tại trường đại học quốc gia Seoul đã công bố một loạt bài báo có tiếng vang trong việc nghiên cứu tế bào gốc, trong đó có việc các tế bào gốc lấy từ việc nhân bản phôi người (W. S. Hwang et al. Science 303, 1669-1674; 2004 và W. S. Hwang et al. Science 308, 1777-1783; 2005).

Tuy nhiên, gần đây, những nghiên cứu của ông đang bị bao trùm lên bởi những lời đồn về những tế bào trứng mà ông đã sử dụng. Những thông tin mới nhất cho rằng các sinh viên mới trong lab của GS Hwang đã hiến trứng cho công việc nghiên cứu. Hồi tuần trước, một số thông tin cũng cho rằng có thể ông Hwang sử dụng các tế bào trứng được mua từ ngân hàng cũng như từ các nhà nghiên cứu trong lab ông.
Năm 2004, Nature đã cho đăng những lời phản ánh về việc nhóm nghiên cứu của GS Hwang đã sử dụng trứng của một sinh viên trong lab. Ông đã bác bỏ lời cáo buộc này và sinh viên kia sau đó cũng rút lại những phát biểu của mình. Hai tuần trước đây, người bạn thân của GS Hwang và cũng là cộng sự của ông tại trường đại học Pittsburgh, Pennsylvania đã rời bỏ nhóm. Ông này cho rằng Hwang có thể đã vi phạm những quy chuẩn đạo đức và sử dụng sai mục đích các tế bào trứng được hiến tặng. Tuy nhiên, cũng không có những thông tin chi tiết về vấn đề này.

Các thông tin về việc sử dụng sai mục đích các tế bào trứng đang ngày một nhiều thêm. Ngày 21/11, Sun Il Roh, chuyên gia thụ tinh của bệnh viện MizMedi, Seoul đã phát biểu trong một cuộc họp báo rằng những tế bào trứng mà ông này có được và cung cấp cho các nghiên cứu của Hwang năm 2004 là dùng tiền để mua. Theo một tờ báo Hàn Quốc, ông này đã trả cho mỗi người phụ nữ cung cấp trứng 1.5 triệu Won (20 người) bằng tiền của ông ta. Tuy nhiên Roh khẳng định rằng GS. Hwang không biết gì về chuyện này.

Ngày 22/11, khi Nature tổ chức họp báo, tờ hãng MBC tiến hành một cuộc thăm dò về việc Hwang có thể đã sử dụng trứng của các thành viên trong lab. Theo nhà sản xuất chương trình của MBC, chương trình đã tiến hành kiểm tra các tế bào trứng trong ngân hàng trứng của bệnh viện MizMedi. Kết quả ban đầu cho thấy có ít nhất một trong những người hiến tặng từng làm việc trong lab của GS Hwang. Tuy nhiên MBC cho biết người này không phải là sinh viên đã từng cáo buộc Hwang với Nature năm 2004.

Tờ Chosun Ilbo ngày thứ 3 vừa rồi đã đăng một thông tin khác cho rằng Hwang đã sử dụng các tế bào trứng của hai nghiên cứu viên trong lab. Một trong số đó "từng là sinh viên sau đại học, người đã phát minh ra phương pháp mới để loại bỏ nhân của tế bào trứng và hiện tại đang làm việc tại một viện nghiên cứu ở Mỹ". Hwang từ chối một cuộc phỏng vấn của Nature về vấn đề này.

Chính phủ Hàn Quốc, sau khi phía đối tác của Hwang ở trường Pittsburgh tách ra, đã quyết định đầu tư 11.5 tỉ Won để thành lập mạng lưới ngân hàng tế bào gốc do GS Hwang chủ trì. Đây là một phần nghiên cứu độc lập, tách khỏi sự quản lý của trường đại học quốc gia Seoul. Tuy nhiên, rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cho biết họ sẽ không tiến hành một hợp tác nghiên cứu nào cho đến khi những rắc rối xung quanh việc sử dụng các tế bào trứng sai mục đích được làm sáng tỏ. Sự việc này ảnh hưởng không nhỏ đến việc xuất bản các bài báo tiếp theo về vấn đề này của Hwang, tổng biên tập của Nature và The NewEngland Journal of Medicine cho biết: "Rõ ràng là ban biên tập của bất kỳ tạp chí nào cũng sẽ đề cao cảnh giác về vần đề vi phạm đạo đức khi họ nhận được những bài báo từ nhóm nghiên cứu này."

Metal-tổng hợp và biên soạn từ Nature News
 
Vào lúc 2 giờ chiều giờ Hàn Quốc ngày 24/11, lời thú nhận của giáo sư Hwang Suk Woo về việc các nghiên cứu của ông về tế bào gốc đã sử dụng trứng của các nghiên cứu viên và những người hiến trứng kiếm tiền.
Tuyên bố của GS Hwang được truyền trực tiếp trên 3 thông tin kênh chính của Hàn Quốc. Sự thừa nhận của ông về các tế bào gốc thu được từ phôi người nhân bản vô tính đã gây ra những bức xúc cho người xem và chắc chắn sẽ gây những phản ứng mạnh mẽ trong cộng đồng khoa học quốc tế.

Lời thú nhận này, những nghi vấn được lộ ra lần đầu tiên trên tạp chí Nature tháng 5 năm 2004, được kèm theo quyết định từ chức của ông khỏi tất cả các tổ chức xã hội và chính phủ cũng như mạng lưới ngân hàng tế bào gốc thế giới, mới được thành lập tháng trước để chia sẻ các tế bào gốc cho các phong nghiên cứu trong Hàn Quốc. Tương lai của trung tâm này đang rất bấp bênh.

GS Hoang nói rằng ông không biết gì về nguồn gốc của các tế bào trứng cho đến khi các tin tức được đăng trên Nature. Nhưng sau đó, ông đã phủ nhận rằng các tế bào trứng được lấy từ những nghiên cứu viên của lab ông. Theo các phương tiện thông tin đại chúng của Hàn Quốc, ông đã kêu gọi sự thông cảm và cho rằng đó không phải là những dự định có chủ ý của ông.
Ông cũng cho biết thêm rằng cả ông và các sinh viên đều không nhận thức được những vi phạm đạo đức khi sử dụng các tế bào chứng của những nhà nghiên cứu trẻ. Nhiều quan sát cho thấy rằng quá trình hiến trứng rất đau đớn và có nhiều nguy hiểm tiềm tàng.

GS Hwang cũng tìm được sự cảm thông của nhân dân Hàn Quốc, nhiều tờ báo địa phương đưa tin về những phụ nữ đang xếp hàng để hiến trứng và nhấn mạnh rằng việc sử dụng các tế bào trứng này trong việc nghiên cứu không vi phạm luật pháp và đạo lý vào thời điểm năm 2002-2003, khi các nghiên cứu được tiến hành.

Tuy nhiên, Hiệp hội các vấn đề đạo đức trong sinh học của Hàn Quốc cho rằng cần phải có các điều tra cụ thể hơn. Ông Young Mo Koo, trường đại học Ulsan nói khó có thể tin rằng Hwang không biết về sự hiến trứng này trước khi có thông tin trên Nature vào năm 2004. Ông cũng đặt câu hỏi về tuyên bố trong một cuộc điều tra của bộ Y tế rằng sự hiến trứng của các thành viên trong phòng thí nghiệm được tiến hành hoàn toàn tự nguyện. Phát biểu với Nature, ông cho rằng "Cần phải điều tra rõ ràng hơn".

GS Hwang cho biết ông sẽ không từ bỏ những nghiên cứu của mình, cho dù cộng đồng khoa học có chấp nhận sự trở lại của ông hay không.

Metal-tổng hợp từ nature
 
Bài khá tốt, mà Metal là ai vậy, Metal tự dịch hay lấy ở đâu vậy??? Tui cần biết để đưa lên Index. Trả lời sớm nhé.
 
Chuyên gia nhân bản Hàn Quốc, giáo sư Hwang Woo-suk, đưa ra lời xin lỗi trong cuộc họp báo ngày 24-11 vì đã sử dụng tế bào trứng do 2 đồng nghiệp nữ hiến tặng và tuyên bố từ chức tất cả những vị trí ông đang nắm giữ, kể cả chức Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tế bào gốc thế giới và các vị trí ở những tổ chức chính phủ và phi chính phủ khác.

Giáo sư Hwang xin lỗi là đã “vi phạm những nguyên tắc đạo đức không cố ý” và nói việc ông từ chức mọi vị trí đang nắm giữ là cách “thể hiện sự hối lỗi” của mình.

Hwang xác nhận 2 nhà nghiên cứu nữ đã hiến tặng trứng bất chấp lời khuyên của ông trong một tạp chí khoa học nước ngoài hồi tháng 5-2004. Ông nói: “Vào thời gian đó (năm 2002, 2003) công nghệ chưa được tiên tiến như bây giờ và cần nhiều trứng để tạo ra một dòng tế bào gốc. Chính vào lúc đó các đồng nghiệp của tôi đề nghị tự nguyện tặng trứng. Tôi dứt khoát phản đối việc này”. Trong cuộc tranh cãi liên quan đến một bệnh viện địa phương đền bù tiền cho người hiến tặng trứng, Hwang nói lúc đầu ông nghi ngờ tại sao mình có thể nhận được nhiều trứng như vậy, trong khi những người khác rất khó khăn mới nhận được. Ông nói: “Tôi đã nêu lên vấn đề này nhưng người quản lý Roh Sung Il của Bệnh viện MizMedi tại Seoul nói rằng họ không gặp trở ngại gì trong việc thu thập trứng và sau đó tôi không bàn đến vấn đề này nữa”. Có tin là ông Roh tuyên bố đã chi 1,5 triệu won (khoảng 23 triệu đồng VN) tiền đền bù cho những người hiến trứng và Hwang chỉ mới được báo lại về việc đổi chác này.

Trước cuộc họp báo, Bộ trưởng Y tế Hàn Quốc tuyên bố cho đến giờ, theo luật Hàn Quốc, việc hiến tặng trứng không có gì là bất hợp pháp hay vô đạo đức. Tuy nhiên, nhiều nước xem kiểu hiến tặng trứng của các nhà khoa học thuộc nhóm giáo sư Hwang là sự vi phạm đạo đức y học vì ép buộc người dưới quyền.

Hải Nguyên (Theo Reuters, Kyodo
16-Korean.jpg
 
Anh hùng Hàn Quốc" thừa nhận dùng trứng của đồng nghiệp


Chú chó nhân bản đầu tiên trên thế giới do Hwang (trái) và đồng nghiệp nhân bản.
Giáo sư Hwang Woo-suk, người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc của đất nước Hàn Quốc, “cha đẻ” của chú chó nhân bản vô tính Snoopy, vừa chính thức xin lỗi vì đã sử dụng trứng của chính các chuyên gia nghiên cứu cùng ông.
Hwang Woo-suk là chủ tịch World Stem Cell Hub, Trung tâm nghiên cứu tế bào gốc thế giới (viết tắt là WSCH) có trụ sở tại Seoul, mới đi vào hoạt động trong tháng này. Sau vụ việc ông cũng xin từ chức Chủ tịch WSCH.

"Tôi thực sự xin lỗi khi phải công khai nói những lời quá đáng hổ thẹn và xấu xa này", trích lời ông Hwang Woo-suk.
Tuy nhiên, Bộ Y tế hàn Quốc khẳng định, "anh hùng" Hwang Woo-suk không phạm tội xét về bất cứ khía cạnh nào, đạo đức hay pháp luật vì trứng người mà ông sử dụng được hiến tự nguyện và trước khi Hàn Quốc áp dụng luật đạo đức về sinh học hồi tháng 1.
Giáo sư Hwang được cả thế giới biết đến là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tế bào gốc, tạo ra các phôi người vô tính đầu tiên và tách tế bào gốc ra khỏi chúng.

Hồi đầu năm nay, giáo sư Hwang tuyên bố ông cùng các đồng nghiệp đã nhân bản vô tính chó thành công và sự kiện này được Tạp chí Time bình chọn là phát minh của năm 2005.
Bê bối bắt đầu được lôi ra ánh sáng khi Gerald Schatten, một đồng nghiệp nổi tiếng của Giáo sư Hwang, phá vỡ sự cộng tác của hai người, viện dẫn ông rất lo ngại cách mà nhóm của Giáo sư Hwang "tìm kiếm" trứng người.
Trước kia, Tạp chí y khoa Nature từng hỏi Giáo sư Hwang về nguồn gốc số trứng người mà ông sử dụng và Hwang bác bỏ rằng chúng chính là của các nhà nghiên cứu trong nhóm ông.
Tại một cuộc họp báo hôm qua, Giáo sư Hwang thừa nhận, khi ấy ông đã nói dối.

Theo Thanh Hảo
Vietnament/BBC, AP, AFP


snoopy2511.jpg
 
Hi, anh lonxon ơi trình độ em còn kém lắm. Sao dịch được tốt vậy.
Vấn đề đưa ra ở đây là các anh chị cho ý kiến về việc làm của ông giáo sư Hwang ?này xem thế nào nhỉ?
 
Mình không hiểu :
Vì sao việc dùng trứng của đồng nghiệp lại vi phạm nghiêm trọng đến vấn đề đạo đức vậy ?
Ai trả lời giùm với.
 
Vấn đề ở chỗ ?là liệu có đúng là sự hiến ?trứng tự nguyện của các nữ sinh viên trong lab ko? hay do áp lực của ông GS mà buộc phải làm điều đó?( Đúng là ở bên Hàn, sức ép của các GS đối với sinh viên trong lab là rất lớn.) ?Đạo đức là ở chỗ đó.
?Mặt khác. Việc hiến trứng rất phức tạp, đau đớn ?và nguy hiểm đối với phụ nữ. Chả thế mà ở nước ngoài, ?tiền để mua 1 quả trứng của phụ nữ là rất cao nhưng có mấy ai chịu bán đâu nhỉ? Nếu việc hiến trứng mà dễ dàng như hiến tinh thì PN chỉ cần bán trứng cũng đủ sống cả đời...hehe
 
Mình cũng ko rõ các thao tác. Nhưng nghe thày nói là rát đau đớn, người ta ?phải chọc xuyên qua bụng cơ mà . Eo ơi thế thì đau chết đi được. Có cho tớ mấy trăm triệu tớ cũng ko làm chuyện đó...hik
 
nghe em nói rằng lấy trứng phải chọc ổ bụng thì anh hình dung là lấy máu xét nghiệm chắc người ta phải chặt ... đầu a!!!
 
haha anh Dũng ?nói nghe sợ quá. Dĩ nhiên là ko phải thế rồi
Việc thao tác lấy trứng thì em ko rành lắm nhưng nghe nói có ?2 cách lấy thì phải. Cái này nhờ anh Dũng giải thích hộ với ...
 
Xung quanh chuyện GS Hwang--->Công trình của “cha đẻ” tế bào mầm Hàn Quốc là bịa đặt?

Nhà nghiên cứu về tế bào gốc nổi tiếng của Hàn Quốc Hwang Woo-suk.
Đại học quốc gia Seoul sẽ điều tra nhằm làm rõ những nghi vấn trong công trình nhân bản tế bào mầm, được đánh giá là thành công vang dội của giáo sư Hwang Woo-suk.
Sự việc nóng lên khi cuối tuần qua một số nhà khoa học Hàn Quốc đòi thẩm tra lại giá trị nghiên cứu của Hwang để làm rõ những vướng mắc còn lơ lửng. Đó là những tấm ảnh và dữ liệu DNA được công bố trên tạp chí Science hồi tháng 6/2005.


Những tấm ảnh này được cho có thể là giả mạo và dấu vết DNA của tế bào gốc là không thể giải thích được. Các chuyên gia nói 8 trong số 11 tấm ảnh được công bố có thể đã được sao chép và xử lý thủ công từ 2 tế bào gốc.
Bất kỳ chỉ dấu nào của DNA cũng có sự khác biệt nhau nhưng các tế bào thân thể và tế bào gốc trong dữ liệu nghiên cứu của Hwang lại giống nhau. Và người ta thậm chí nghi ngờ việc nhân bản tế bào gốc không tồn tại. Một đài phát thanh địa phương đã đưa tin chính giáo sư Hwang đã chỉ thị cho một nhà nghiên cứu của ông bịa ra các hình ảnh tế bào gốc.

Sự việc còn chờ điều tra nhưng sẽ là cú sốc tâm lý bởi giáo sư Hwang được dân chúng Hàn Quốc xem là anh hùng dân tộc vì những thành công vang dội trong nghiên cứu tế bào mầm làm vinh danh Hàn Quốc. Ông đã thành lập Trung tâm tế bào mầm thế giới tại Seoul, với sự cộng tác của nhiều nhà khoa học các nước nhằm cung cấp tế bào mầm cho các phòng thí nghiệm toàn cầu.


Theo NTL

Sài Gòn Giải phóng/Korea Herald
 
Science Editorial Statement Concerning
Stem Cell Manuscripts by Woo Suk Hwang, et al.
--16 December 2005--

********Updated 10:00 am U.S. ET Friday 16 December 2005********

16 December 2005, 10:00 am U.S. ET -- Several hours prior to Dr. Woo Suk
Hwang's press conference in Seoul, Science Editorial received direct
communication, by telephone, from him and Dr. Gerald Schatten, the lead
authors of the 2005 paper. They said they wish to retract the paper ("Patient-
Specific Embryonic Stem Cells Derived from Human SCNT Blastocysts,"
May 19 2005, Science Express; June 17, 2005, Science).

Science's stated policy is that all authors must agree to any retraction, and
Dr. Hwang has assured us that he is contacting his coauthors. Science editors
will honor the authors’ request and assist them in preparing a retraction. ?

Science Editorial continues to follow and encourage the official
investigations now underway and will have no comment on them until the
investigations have been completed. ?

http://www.sciencemag.org/sciext/hwang2005/science_statement.pdf
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top