các bạn tìm giúp tài liệu về "nhiên liệu sinh học"

Nhiên liệu sinh học từ phế liệu cây trồng có thể giảm nhẹ sức ép lương thực

Để tìm kiếm nguồn năng lượng tái tạo, biến các nguyên liệu có giá trị thấp như cỏ kê ba chẽ (Switchgrass) và lá bẹ ngô thành ethanol làm nhiên liệu cho xe hơi là một điều gì đó như mới chỉ là ước mơ.
Về lý thuyết, các vật liệu này sẽ thay thế ngô để làm nguyên liệu chính sản xuất ethanol ở khu vực Bắc Mỹ, làm giảm nhẹ áp lực đè nặng lên diện tích đất trồng trọt có liên quan đến việc giá lương thực tăng cao và khiến cho những người lái xe rơi vào cuộc cạnh tranh với những người dân bị đói.

Nhưng các nhà khoa học đang theo đuổi hướng nghiên cứu này đã phát hiện thấy rằng, việc làm cho quy trình này có thể thương mại hóa và thân thiện môi trường là điều khó khăn hơn so với lý thuyết.

Nhà vi khuẩn học Anthony Clarke, thuộc trường Đại học Guelph tại Ontario, đang tiến hành nghiên cứu một quy trình sản xuất năng lượng tái tạo, nhưng không phải là từ lõi ngô.

“Chúng ta có tất cả các vật liệu xanh khác: lá, thân cây và thậm chí là cả bẹ ngô”, ông nói. “Vì vậy ý tưởng ở đây là sử dụng các nguyên liệu này để sản xuất nhiên liệu sinh học còn hạt ngô thì để làm lương thực”.

Nhưng việc biến các phế thải của cây ngô thành nhiên liệu không phải là việc dễ dàng. Xenluloza trong cây kết lại thành một mạng xít chặt, điều này gây khó khăn và tốn kém trong việc chiết tách glucoza cần thiết để chế tạo ethanol.

“Hiện tại có một công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học từ nguyên liệu xenluloza, nhưng nó cần đến axit và hơi nước”, Clarke cho biết. “Cả hai thành phần này đều cần đến năng lượng để sản xuất. Như vậy, càng có nhiều năng lượng hơn bị tiêu tốn cho quy trình”.

Với công nghệ hiện tại, các nguyên liệu xenluloza chứa ít năng lượng hơn ngô. Nhưng nếu các nhà khoa học có thể làm cho công nghệ trong mơ của họ hoạt động được, thì ethanol từ những nguồn nguyên liệu xenluloza còn có thể có hiệu suất năng lượng cao hơn từ ba đến tám lần so với ethanol từ ngô.

Clarke và các cộng sự của ông đang sử dụng các vi sinh vật sản sinh ra enzyme có khả năng nghiền xenluloza, cũng như cách con bò nhai cỏ, để làm cho ước mơ thành hiện thực.

Mục tiêu sẽ là để tạo nên một phương pháp không tốn kém và tự nhiên trong sản xuất ethanol từ các nguồn nguyên liệu chứa xenluloza ở quy mô thương mại.

Công trình nghiên cứu nhận được sự hỗ trợ của hãng Iogen có trụ sở tại Ottawa, một tổ chức đi đầu về nhiên liệu sinh học thế hệ thứ hai.
NACESTI (Reuters, 2/06/2008)
 
Khí đốt sinh học cắt giảm 94% lượng khí CO2 thải ra

Theo các nhà khoa học Hoa Kỳ, khí đốt ethanol sinh học từ cỏ sinh ra năng lượng nhiều hơn 540% so với lượng khí đốt do dầu sinh ra. Theo tính toán, 0,4 hecta đất cỏ trung bình cung cấp 320 gallon khí đốt sinh học.

Việc sản xuất và dùng khí sinh học từ cỏ chỉ thải ra lượng khí CO2 bằng 6% lượng khí CO2 thải ra khi dùng dầu. Nghiên cứu trên được thực hiện trong vòng 5 năm, trên 10 trang trại có diện tích từ 3 - 9 hecta.
Các nhà khoa học cho biết, quá trình sản xuất khí sinh học từ cỏ phức tạp hơn nhiều so với việc sử dụng các lương thực như lúa mạch, ngô nhưng lại sinh ra được lượng năng lượng/tấn cao hơn bởi nó triết xuất cả cây chứ không chỉ ở hạt.
Nguồn: Lao động, 11/3/2008


Sản xuất xăng, dầu sinh học
Khi giá xăng dầu tăng cao, người tiêu dùng hy vọng vào nguồn nhiên liệu thay thế. Nhưng hiện nay, nhiều dự án sản xuất, thử nghiệm nhiên liệu sinh học đang gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu, chính sách và pháp lý hỗ trợ...
Năm 2006, tại TP.Hồ Chí Minh (TP.HCM) nhiều đơn vị đã bắt đầu xây dựng nhà máy, xưởng để sản xuất nhiên liệu sinh học thay thế như dầu điêzen sinh học, nghiên cứu thử nghiệm cồn ethanol, E10... Nhiều dự án, dự định phối hợp giữa đơn vị sản xuất và các nhà cung ứng nhiên liệu.
Theo số liệu từ Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, tính đến thời điểm đầu năm 2008, thành phố hiện có hàng chục nghiên cứu, dự án tìm hướng sản xuất, phát triển nguồn nhiên liệu này.
Với số lượng này quả là một tín hiệu vui. Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng sản xuất, hướng ra cho người tiêu dùng vẫn còn nhiều khó khăn. Dự án sản xuất thử nghiệm dầu điêzen sinh học của Trung tâm Nghiên cứu công nghệ lọc hóa dầu - Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, dự kiến trong 2 năm sẽ sản xuất khoảng 200 m3 dầu. Nhưng sau hơn 1 năm sản xuất, số lượng mới chỉ đạt được 1/10 con số đó: ở mức 20 m3. Vì sản xuất được quá ít, đơn vị này không thể kết hợp với Saigon Petro.
Theo tính toán của một chuyên gia, mỗi ngày TP.HCM thải ra khoảng 7 tấn dầu ăn phế thải, tương đương với 7 tấn dầu điêzen sinh học. Với con số đó thì thật vô lý khi nói thiếu nguyên liệu để sản xuất bio-diesel. Nhưng nguyên nhân các đơn vị sản xuất được ít nhiên liệu sinh học lại chính ở đó. Máy móc, thiết bị, công nghệ, con người và cả hạ tầng đã có đủ, nhưng thiếu nguyên liệu để sản xuất. Theo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, mỗi ngày, thiết bị có thể hoạt động 2 m3 dầu nhưng cả tháng mới gom được khoảng 4 m3 dầu phế thải mặc dù đã có nhiều biện pháp thu gom. Chính vì thiếu nguyên liệu để sản xuất nên Công ty Agifish cũng đã phải tự ngừng sản xuất dầu điêzen sinh học như dự định.
Ngoài ra các đơn vị sản xuất, nghiên cứu còn gặp phải các vấn đề khác như chưa có tiêu chuẩn chất lượng, chính sách hỗ trợ, pháp lý đối với nhiên liệu sinh học... Tại một số viện nghiên cứu, việc sản xuất xăng, dầu sinh học chỉ để thử nghiệm chứ... không phải để bán. Theo Viện Sinh học nhiệt đới, nếu bây giờ sản xuất được số lượng lớn nhiên liệu sinh học cũng sẽ khó có người dám mua. Bởi, nếu mua thì có cho phép pha với xăng, dầu thông thường hay không và pha theo tỉ lệ bao nhiêu cũng chưa có quy định? Mặt khác, với giá nguyên liệu leo thang như hiện nay, nếu Nhà nước không đưa ra sự hỗ trợ nào thì nhiên liệu sinh học sẽ rất khó cạnh tranh vào giai đoạn đầu.
Nguồn: INFOTERRA VN (XL theo Người Lao động, 28/2/2008):welcome:
 
Khai thác dầu diesel từ cây

Tại chợ công nghệ các tỉnh miền núi phía Bắc (Techmart Hòa Bình 2006) vừa qua, có một giống cây được nhiều người chú ý, đó là cây dầu diesel. Loại cây này không chỉ tạo ra dầu thô sinh học, mà còn trồng được ở những vùng đất khô hạn, trống trọc... với rất nhiều giá trị kinh tế khác.
Trên thế giới, đã có nhiều nước phát triển cây dầu diesel từ rất sớm, nhưng ở nước ta phải đến năm 2001, các nhà khoa học thuộc Phân viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên TP.HCM (Viện Khoa học và Công nghệ VN) mới chính thức bắt tay vào nghiên cứu, tuyển chọn giống cây triển vọng này.
Ở đâu cũng sống được
TS Lê Võ Định Tường - tác giả công trình nghiên cứu cho biết: "Diesel là một loại cây dầu có nguồn gốc từ các nước Trung Mỹ. Ở VN, loại cây này cũng đã mọc lác đác ở một số nơi, song chưa thành hệ thống và các giống chưa được phân lập, tuyển chọn".
Cây diesel cao khoảng 1-5m, thân mọng nước rất khó cháy nên không gây cháy rừng mà còn có thể làm hàng rào ngăn lửa. Các loại gia súc, chuột... rất sợ mùi của cây nên ít bị chúng phá hại. Cây ít bị sâu bệnh, có đặc tính chịu hạn rất cao, có thể mọc ở nơi chỉ có 250 mm mưa/năm, thậm chí có thể sống trong điều kiện khô hạn kéo dài 8-9 tháng.
Cây diesel sống thích hợp với đất cát và có thể mọc ở nhiều loại đất khác, kể cả đất sỏi đá và nhiễm mặn. Kỹ thuật trồng cây rất đơn giản, có thể trồng bằng hạt hay thân. Để tận dụng đất đai và tăng sản phẩm, có thể trồng xen với các cây trồng khác như: gừng, nghệ, keo, bạch đàn...
Cây có thời gian sinh trưởng rất nhanh, sau 1 năm có thể cho quả, đến 5 năm cho năng suất cao và sống tới 50-60 năm.
Hiện, các nhà khoa học đã phân lập ra được hai chủng cây là chủng không độc (dùng làm thức ăn cho gia súc, nhưng vẫn lấy dầu được) và chủng độc (chuyên lấy dầu). Đối với cây lấy dầu, tỷ lệ dầu đạt từ 31-37%, ép cho 1-3 tấn diesel sinh học/ha.
Theo TS Tường, dầu ép từ cây không cần chế biến phức tạp có thể dùng thẳng cho các động cơ diesel, không phải thay đổi gì về máy móc, hơn nữa nó còn làm tăng tuổi thọ của động cơ.
Triển vọng phủ xanh đất trống, đồi trọc
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước có tới trên 9,3 triệu ha đất hoang hóa, trong đó có 7,55 triệu ha đang chịu tác động mạnh của sa mạc hóa, diện tích còn lại chủ yếu là các bãi cát di động, đất bị xói mòn nặng, đất nhiễm phèn, mặn, đất khô hạn theo mùa hoặc vĩnh viễn, cùng hàng chục triệu ha đất trồng không có hiệu quả kinh tế. Trồng cây diesel trên các vùng đất này sẽ có tác dụng chống xói mòn, cát bay, tăng độ ẩm cho môi trường, tăng dự trữ nước, cải tạo cho đất rất tốt, lá cây khô rụng nuôi giun, tăng độ mùn cho đất.
TS Lê Võ Định Tường cho biết thêm: "Trước mắt, chúng tôi đã sản xuất thử nghiệm trên diện tích hơn 30 ha cây giống ở Nha Trang và Bình Thuận. Bước đầu, cây đã cho thu hoạch với năng suất đạt 10 tấn giống/ha và tổng lượng giống ở đây sẽ đáp ứng đủ để trồng cho khoảng trên 100.000 ha". Theo tính toán, với năng suất trung bình khoảng 12 tấn quả/ha, cây dầu diesel có thể cho thu nhập từ 30-40 triệu đồng/năm.
Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất trong việc nhân rộng diện tích trồng cây diesel là thiếu kinh phí. Do đó, các nhà khoa học của Phân viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên TP.HCM đang rất hy vọng được các công ty, doanh nghiệp cùng bắt tay hợp tác. Đối với các hộ nông dân, Phân viện sẵn sàng cung cấp giống với giá rẻ và bao tiêu sản phẩm cho bà con, đồng thời cung cấp luôn cả các loại máy ép dầu diesel với quy mô từ hộ gia đình đến nhà máy.
Một số sản phẩm chính từ cây dầu diesel: Dầu diesel sinh học (1.000-3.000 lít/ha). Vỏ quả, thân, lá có thể sản xuất biogas, phân hữu cơ, làm thức ăn gia súc, tôm, cá... Cũng từ lá, vỏ, thân, rễ và dầu ép có thể sản xuất nhiều hóa chất mầu, glycerin, thuốc chữa bệnh (nhuận tràng, xổ tẩy, cầm máu (nhựa), trĩ, phù, rắn cắn (rễ), thuốc sốt rét (lá). Thân khô làm củi. Ngọn non dùng làm rau xanh, lá có thể nuôi một loạt tằm cho tơ. Cây có thể thả nuôi cánh kiến...
Theo Nông thôn ngày nay

Ethanol - Nhiên Liệu Thay Thế Dầu Hỏa

Khi nói đến ethanol, hay là ethyl alcohol, drinking alcohol hoặc grain alcohol, dễ cháy, không mùi, mọi người đều nghĩ đó là một thành phần của về rượu chứ ít ai nghĩ đó là một nguồn nhiên liệu thay thế.
Ethanol là một trong những nhiên liệu “sạch” (so sánh với dầu hỏa, ít làm ô nhiễm môi trường hơn, giá thành thấp hơn) đang được chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm đến.
Khi nói đến ethanol, hay là ethyl alcohol, drinking alcohol hoặc grain alcohol, dễ cháy, không mùi, mọi người đều nghĩ đó là một thành phần của rượu chứ ít ai nghĩ đó là một nguồn nhiên liệu thay thế dầu hỏa.
Ethanol rất dễ chế tạo, chỉ cần có nguyên liệu rẻ tiền như mía hay bắp, không đòi hỏi phải dùng kỹ thuật quá tân tiến, đắt tiền; do đó những nước nghèo có thể dễ dàng chế biến ethanol. Ethanol với 99 phần trăm độ tinh chất (chỉ chứa 1 phần trăm nước) có thể được trộn thẳng chung với xăng, tại Hoa Kỳ các xe dùng bu-gi đánh lửa không bị trở ngại gì khi dùng xăng pha 10 phần trăm ethanol.
Hoa Kỳ hiện dùng hơn 65 tỉ lít xăng pha 10 phần trăm ethanol mỗi năm - vào khoảng 12 phần trăm tổng số xăng tiêu thụ trên toàn Hoa Kỳ -và đang thử nghiệm xăng pha ethanol ở mức 85 đến 95 phần trăm. (Tại Brazil, nguyên liệu chính dùng chạy xe là ethanol ở nồng độ tối thiểu là 24 phần trăm. Brazil đang tiến dần đến việc dùng 100 phần trăm ethanol để chạy xe).
Ông Henry Ford chế tạo xe Model T Ford để chạy ethanol, ông tuyến bố "Ethanol là nguyên liệu của tương lai", rất tiếc các hãng dầu hỏa không cùng ý kiến với ông!.
Những bước căn bản để chế tạo ethanol: Tạo sự lên men (từ nguyên liệu), sau đó làm tinh lọc, cuối cùng làm bốc hơi nước.
Ethanol trước nay thường được chế biến từ bắp (Hoa Kỳ chuyên dùng bắp), mía (Brazil chuyên dùng mía). Nay khoa học và kỹ thuật mới có thể chế biến ethanol từ phân gà, từ synthesis gas, cỏ, chất thải. Dùng ethanol để thay thế dầu hỏa cũng không phải là điều hoàn hảo: Chẳng hạn cần sử dụng rất nhiều đất để trồng bắp, trồng mía; lại phải dùng rất nhiều nước. Hiện nay ethanol chế biến từ bắp có giá thành rất cao vì giá bắp tăng vọt trên toàn thế giới khiến cho việc chế tạo ethanol không còn hấp dẫn lắm đối với các công ty thương mại. Tiến trình chế biến ethanol từ phân gà hay từ các chất thải đòi hỏi kỹ thuật cao và tiêu thụ nhiều năng lượng....
Mới đây, công ty Range Fuels (Colorado) tuyên bố sẽ dùng gỗ làm nguyên liệu chế tạo ethanol với giá thành từ 30 đến 50 xu cho mỗi 1 lít; so với giá của một thùng dầu thô (một thùng dầu thô (barrel) chứa 159 lít dầu thô, sau khi chế biến sẽ được khoảng 76 lít xăng) bây giờ lên đến gần 100 đô la, thì ethanol ở giá này rẻ hơn gấp nhiều lần. Công ty Range Fuels sẽ xây một nhà máy lớn tại thành phố Soperton (GA), cách Atlanta 3 tiếng lái xe. Nhà máy có khả năng chế tạo 60 triệu lít ethanol mỗi năm bắt đầu vào năm 2008; sang đến 2009, nhà máy có công xuất tối đa là 300 triệu lít ethanol hằng năm.
Ông Vinod Khosla, người rất nổi tiếng trong lãnh vực đầu tư vào các công ty mới thành lập nhưng có khả năng thành công cao trong tương lai, đã trả lời phỏng vấn của báo Forbes như sau: “Nhà máy tại Soperton đánh dấu bước đầu tiên của một kỹ thuật đời thứ hai về việc chế tạo ethanol. So sánh với với kỹ thuật chế tạo ethanol từ bắp, kỹ thuật mới này sẽ tạo ra ethanol thải ra ít carbon hơn (giãm đến 75 phần trăm), dùng đất ít hơn (giãm đến 75 phần trăm), dùng nước ít hơn (giãm đến 75 phần trăm)”
Kỹ thuật chế biến gỗ thành ethanol có thể được tóm tắt như sau: Gỗ hoặc gỗ vụn, nhánh cây… sẽ qua 3 tiến trình: Làm nóng, áp suất, hơi nước để trở thành synthesis gas, sau đó synthesis gas sẽ được áp dụng kỹ thuật đặc biệt để thành ethanol.
Tổng hợp từ Forbes.com và nhiều nguồn tài liệu trên mạng .

[11/11/2007 - Vietnam Review]
 
Nuôi trồng thủy sản để phát triển nhiên liệu sinh học

Một trong những ý tưởng được cho là có phần hoang đường trong việc đối phó với sự nóng lên toàn cầu, đó là rắc lên đại dương những hạt mày sắt. Một lý do là biển (không giống với đất) không bị bao phủ bằng các cây trồng, vì thế mà nó thiếu các chất dinh dưỡng cốt yếu, đặc biệt là sắt. Việc bổ sung thêm sắt về lý thuyết bạn sẽ làm thúc đẩy sự tăng trưởng của tảo. Chúng sẽ hấp thụ cacbon dioxit từ khí quyển và sau đó khi chết chúng sẽ chìm xuống đáy. Như vậy là sau một quá trình kéo dài vài thập kỷ, nồng độ khí ô nhiễm trong khí quyển sẽ quay trở lại như mức trước khi diễn ra thời đại công nghiệp. Và vấn đề được giải quyết.
Tất nhiên quy tắc về những hậu quả không thể dự tính trước sẽ phản đối việc làm như vậy. Nhưng một thử nghiệm đã được thực hiện một thập kỷ trước đây tại Nam băng dương đã cho thấy ý tưởng ẩn sau là có căn cứ. Và tại một hội nghị mới diễn ra gần đây tại Oxford, John Munford, một nhà nghiên cứu độc lập người Anh đã đưa ra ý kiến rằng một phương án thực hiện ở mức độ vừa phải của dự án “Gia tăng chất dinh dưỡng cho đại dương” (fertilise the oceans) có thể thực sự có tác dụng ngăn chặn sự thay đổi khí hậu.

Kiến nghị của Munford là để thu hoạch tảo, chứ không phải để cho chúng chết và chìm xuống đáy biển. Ông chỉ ra rằng nhiều loài tảo có thể chứa đựng nguồn năng lượng còn đậm đặc hơn cả các cây trồng hiện đang được sử dụng để khai thác năng lượng. Đặc biệt, chúng sản sinh ra dầu có giá trị như biodiesel và hiện đang thu hút được nhiều sự chú ý từ các nhà khoa học, cũng như các nhà kinh doanh muốn tìm kiếm các nguồn nhiên liệu thay thế cho các loại dầu kháng sản.

Tuy nhiên, các dự án hiện tại đang chú trọng vào các loại tảo nước ngọt. Chúng được nuôi dưỡng trong các ao đòi hỏi sự chăm sóc và chiếm dụng đất đai, vốn có thể sử dụng cho các mục đích khác. Còn biển thì ngược lại, vừa không hạn chế và vừa có thể tự nuôi dưỡng.

Ông Mundorf cho rằng, một diện tích như vùng biển North Sea có thể cho thu hoạch đủ biodiesel để thay thế cho các loại nhiên liệu hóa thạch được sử dụng cho các phương tiện giao thông ngày nay. Tuy nhiên, việc thu hoạch tảo như thế nào, phần lớn chúng đều có chiều ngang chỉ khoảng một milimét, là điều vẫn chưa rõ ràng. Nhưng nếu công đoạn này có thể tiến hành một cách kinh tế, thì nghề nuôi trồng thủy sản nhiên liệu sinh học sẽ trở nên thực sự “xanh” như điều chúng ta mong muốn.
NACESTI (The Economist, 20/09/2007)
 
có bạn nào có tài liệu của mấy cái hội thảo quốc tế về nhiên liệu thay thế hok?
tiếng anh hay tién việt thì càng tốt!
giúp mình nha!
 
Toi dang lam viec trong linh vuc nay.

Tai lieu trong linh vuc nay rat nhieu. Co rat nhieu websites, nhung Em co the "start" tu website sau day de doc nhung tin tuc moi nhat (2009-2010).

http://www.biofuelsdigest.com/

(Trong website noi tren co mot danh sach cua "The 50 hottest companies in Bioenergy", Em co the "click" vao ten cua moi cong ty de tim hieu them ve ky thuat va cong nghe ma ho dang su dung).

Chuc Em thanh cong,


David Dang
 
vì em đang làm đồ án với đề tài về nhiên liệu thay thế nên rất cần tài liệu về phần này, search trên mạng toàn thấy mấy bài giới thiệu khái quát thui:please::please:
 
vì em đang làm đồ án với đề tài về nhiên liệu thay thế nên rất cần tài liệu về phần này, search trên mạng toàn thấy mấy bài giới thiệu khái quát thui:please::please:

twilight8x21:

Nhu Toi da trinh bay, kien thuc trong linh vuc nay rat rong. Va tai lieu cung rat nhieu. Em can huong dan ve linh vuc nao? Ethanol? Butanol? fire power? drop-in fuels? biogas? plant oil (e.g. Jatropha oil, palm oil, Camelina oil), algal oil?, etc... Plant materials co the la corn seed, sweet sorghum, switchgrass, miscanthus, sugarcane or other dedicated energy crops, and many other agricultural crop residues (e.g. corn stover, wheat straw).

Neu Toi co the cho Em mot loi khuyen, Toi nghi co le la Em nen doc nhung tai lieu tong quat truoc de co duoc mot khai niem can ban trong linh vuc nay truoc khi Em doc chuyen sau ve mot cong nghe cu the nao do.

Chuc em thanh cong,
 
Biodiesel

Thật là một chủ đề thú vị! Trước đây mình có làm về biodiesel, đối tượng là Cây dầu mè (Jatropha curcas L.). Làm đươc một năm thì bỏ do phải đi làm, không có thời gian và tiền của để làm cho thấu đáo. Bây giờ đọc được chủ đề này nên nhớ lại ngày xưa quá. Hy vọng sẽ được học hỏi từ tất cả mọi người.
 
twilight8x21:

Nhu Toi da trinh bay, kien thuc trong linh vuc nay rat rong. Va tai lieu cung rat nhieu. Em can huong dan ve linh vuc nao? Ethanol? Butanol? fire power? drop-in fuels? biogas? plant oil (e.g. Jatropha oil, palm oil, Camelina oil), algal oil?, etc... Plant materials co the la corn, sweet sorghum, wheat straw, switchgrass, miscanthus, sugarcane and many other agricultural materials.

Neu Toi co the cho Em mot loi khuyen, Toi nghi co le la Em nen doc nhung tai lieu tong quat truoc de co duoc mot khai niem can ban trong linh vuc nay truoc khi Em doc chuyen sau ve mot cong nghe cu the nao do.

Chuc em thanh cong,

em có hướng đi về nhiên liệu Ethanol, phần này nó thực tế và phổ biến hơn ở nước ta
 
twilight8x21:

Duoi day la bao cao moi nhat cua US Department of Energy (DOE) ve biofuel production (including Ethanol) tu thuc vat (plant biomass).

http://www.ascension-publishing.com/BIZ/HD12-Doeb.pdf

Rieng ve linh vuc Ethanol fuel, Em quan tam ve phan nao? Neu Em doc mot bai review ve linh vuc nay, Em co the dinh huong nghien cuu cua minh trong nhung linh vuc sau day:
1) Feedstock development (cellulosic ethanol, starch-based ethanol hoac soluble sugars, etc...)
2) Conversion
3) Fermentation
4) Enzyme development
5) Algae-derived ethanol
6) Bacteria-derived ethanol (LS9, Inc.)
7) Fuel formulation
...
(My apologies: Toi da khong tim cach dich cac tu nay sang tieng Viet)
...nhiên liệu Ethanol....phổ biến hơn ở nước ta

Em co the cho Toi biet ket luan nay xuat phat tu tai lieu nghien cuu nao vay? Da co mot nhom nghien cuu nao (e.g. Investment bank or Venture capitalist) khao sat ve van de nay chua? Neu co, Em cho Toi xin reference.

Chuc Em thanh cong,

David Dang
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,914
Latest member
23winpayless
Back
Top