Văn học đê!

Hoàng Đức Minh

Senior Member
Staff member
Văn học đê!
Ai thích đọc văn, thơ... tất tần tật liên quan

Hì hì, để mở màn em xin giới thiệu 5 bộ sách em không thể đọc nổi, nhưng em biết rất hay vì nó có hầu hết tất cả các tác giả, tác phẩm nổi tiếng của Việt Nam. Không nổi vì số lượng quá lớn và không đủ thời gian chứ không phải không muốn đọc:
1. Tổng tập văn học Niệt Nam hơn 30 tập, chưa bao giờ nhìn thấy đủ cả bộ cả
2. Tổng tập văn học dân gian Việt Nam hơn 20 tập, chưa bao giờ nhìn thấy đủ cả bộ cả
3. Văn học Việt Nam thế kỷ 20. Dự kiến bộ này có 60 quyển.
4. Tinh tuyển văn học Việt Nam. Em nghía được bộ này ở chỗ Tràng Tiền.

Hì hì, mấy bộ trên từ 1000-1500 trang (mỗi tập), mọi người cứ việc thưởng thức tự nhiên. Ai muốn xem thêm chi tiết mã số sách cứ việc vào trang web của thư viện quốc gia nhé! Vào đấy mà mượn luôn :D.

Thư viện Hà Nội thì có 1,2,3. Cũng xem mã sách ở trên trang web nhé! :D

5. Bùi Đức Tịnh. Lược khảo lịch sử văn học Việt Nam từ khởi thuỷ đến cuối thế kỷ 20. NXB: Văn nghệ thành phố HCM, 2005.


Còn mảng văn học nước ngoài nữa. Để tìm tên đã.
 
Tôi thích những truyện nhẹ nhàng của Thạch Lam, Hồ Yếng. Truyện của Hồ Biểu Chánh đọc cũng thấy vui vui nhưng không thích đọc lại lần 2.
? ? ? ? ? ? ? ? ?Thơ thì mù tịt. Không có một chút rung động.
? ? ? ? ? ? ? ? ?Truyện nước ngoài có mấy truyện thích đọc là Bố Già, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thạch kiếm tự tỉnh (về kiếm khách độc cô cầu bại của Nhật Bản: Mushashi Miyamoto).
? ? ? ? ? ? ? ? ? Truyện kiếm hiệp thì mới thích đọc Kim Dung thôi, chưa đủ khả năng đọc Cổ Long hay Ôn Thụy An.
? ? ? ? ? ? ? ? ? Đặc biệt thích đọc truyện sử. Hồi nhỏ thì thích các tác phẩm của Hà Ân & Nguyễn Huy Tưởng. Lớn thì thích đọc truyện sử Tàu & các nghiên cứu lịch sử của tác giả nước ngoài.
 
Kim Dung à, em mới đọc được có 1 bộ: tiếu ngạo giang hồ. Còn mấy bộ: Anh hùng xạ điêu, thần điêu hiệp lữ, thiên long bát bộ, ỷ thiên đồ long ký thì mới chỉ xem phim thôi chứ chưa đọc. Ai đọc rồi thì biểu diễn vài chiêu về các môn võ ấy xem nào. Em sẽ chép lại cảm nghĩ khi xem xong một số phim ấy rồi post lên cho mọi người đọc chơi :D , nhưng để thi xong đã.

Tam quốc thì em mới đọc 2 lần nhưng ko hiểu lắm, thích nhất Tào Mạnh Đức. Thủy Hử, Hồng lâu mộng, Tây du ký anh đọc chưa? 4 bộ này đọc thiếu bộ nào là phí :))
 
Việc luyện võ của Trương Vô Kỵ: Rõ ràng trong phim không thấy nó múa may quay cuồng gì cả nhất là học Cửu Dương thần công thì chỉ ngồi im một chỗ mà thôi. Võ học thượng thừa là luyện võ trong tâm, cách suy nghĩ chứ không phải ở chân tay, chân tay chỉ là phần ban đầu thôi, còn khi luyện được đến mức cao rồi thì phải rèn luyện liên tục không thì nó mai một đi. Tiếp theo đến việc học Càn khôn đại na di, công lực này đòi hỏi một nội lực thâm hậu, một quá trình rèn luyện bao nhiêu năm của các bậc tiền bối mà chỉ cần có Cửu Dương thần công thôi là đủ cho một chàng trai đôi mươi luyện được đến tầng cuối cùng rồi thì thực sự hơi khó khăn một chút, tuy là có một số chỗ chưa hiểu nhưng cũng chẳng sao. Cái này thể hiện cái nguồn chung của võ học, cái kế thừa các vị tiền bối của võ học, phải có cái nền thật vững, cái cơ bản, cái cốt thật tốt mới có thể lên đến đỉnh cao võ học được. Có lẽ trong 2 môn võ đó đã nắm được nét tinh diệu của tạo hoá, nét tinh diệu huyền bí này đã được con người đúc kết qua nhiều năm và sáng tạo ra 2 môn võ đó đến nỗi có thể liên hệ chặt chẽ với nhau. Mình thắc mắc tại sao cái đó chỉ có tâm pháp mà không có hình pháp nhỉ? ?Liệu có phải võ học nội công thì là có thân thể mà vô hình, chỉ có tâm luyện, tâm vận dụng sức mạnh của toàn bộ cơ thể không? Có lẽ là như thế rồi. Tiếp sau đó lại học thêm 2 môn nữa là thái cực quyền và thái cực kiếm, mà nó đã nắm được cái huyền diệu của võ học trong 2 môn kia rồi thì việc Thái cực quyền vận nhu thắng cương khéo léo vận dụng sức lực của địch, đoán biết cách ra đòn của địch không cố định một chiêu thức nào vì có chiêu tức là đoán định được mà đoán định được ắt phải có điểm chí mạng đánh vào đó là rồi đời. Khi nắm được 3 môn kia rồi thì việc sử dụng kiếm chỉ việc dùng ý thôi, không cần phải rèn luyện hình, luyện chiêu cho kiếm nữa thì nó sẽ như nước chảy mây trôi liên miên bất tận không bao giờ dứt và cũng không bao giờ cần nhớ mình sử chiêu gì nó ra làm sao, nó tự nhiên nhẹ nhõm như không thì làm gì có ai thắng nổi. Đó có lẽ là do Trương Tam Phong hỏi: Con nhớ được chưa? Và cứ nhận câu trả lời quên vài phần … cho đến quên sạch thì là đã lĩnh hội được toàn bộ thái cực quyền rồi vì nguyên lý của nó là lấy ý, lấy tự nhiên vận dụng sức địch làm sức của ta để đánh lại địch, địch sử chiêu gì thì mình nương theo chiêu ý mà chóng lại, đánh địch như thế thì rồi đời nhà nó. Nói đi nói lại chẳng qua đây là võ học thượng thừa, nhiều bạc thông minh tuyệt đỉnh tôi luyện nghiên cứu cả đời mới ra nó học trong một vài năm đã xong thì không thể không ngạc nhiên được. Đến cuối phim lại có đoạn đánh nhau với 3 vị cao tăng chùa thiếu lâm, cái nôi của võ học, 2 bên hoà nhau, 1 đánh 3 có lẽ ý của tác giả là chỉ để thế thôi, nhưng cái tinh tuý của cả đời 3 vị hoà thượng ở cái nôi của võ học được học mọi môn võ đỉnh cao của thiếu lâm tự thì cũng ngang ngửa với loại võ công của 3 người: Cửu Dương thần công, Càn khôn đại na di, thái cực quyền và thái cực kiếm của Trương Tam Phong mà thôi. Phải chăng tác giả muốn nói võ học đến tột đỉnh thì đều ngang nhau cả, đều qui về một mối cả. Cũng xem trong đó thấy Minh giáo Ba tư cao thủ đầy rẫy, Trương Vô Kỵ đánh ngang ngửa với họ mặc dù đã được học tất cả các môn võ tuyệt diệu của Trung Nguyên. Điều đó khẳng định rằng tuy võ thuật xuất xứ, cách tôi luyện, cách sử dụng có khác nhau thì khi đỉnh cao này với đỉnh cao khác đối đầu nhau thì bằng nhau cả. Người Trung Nguyên cứ tưởng mình là vô địch là số 1 nhưng nơi khác cũng có người vô địch, người số 1 như họ có khả năng tranh đấu ngang ngửa với nhau. Vậy thì phải chăng cho dù võ học có khác nhau thì tột đỉnh của một khu vực hầu như tương đương với khu vực khác, nó thể hiện tính đa cực và rộng lớn của thế giới. Chiẻ tiếc là nó học được toàn tuyệt đỉnh rồi thì khó có thể sáng tạo được nữa. Công nhận trên đời này đứng một mình không có ai hơn mình thì cô đơn và buồn tẻ thật, làm mất cả ý chí cố gắng của người ta đi.

Trích trong nhật ký của Hoàng Đức Minh ngày 8 tháng 11 năm 2005. Đoạn này viết khi xem xong bộ Ỷ thiên đồ long ký mà bây giờ đang chiếu trên kênh Hà Nội. Bây giờ đọc lại cứ tưởng ai viết, hình như không phải thằng Minh nó viết hay sao ấy, nếu không phải trong nhật ký thì cũng tưởng của ai đó thật :D

Vài suy nghĩ võ đoán mong các bậc tiền bối chỉ giáo cho hậu bối mở rộng tầm mắt.
 
Dường như Minh rất tâm đắc với những tác phẩm của Kim Dung nhỉ? Vậy thì chúng ta sao lại không nói về 1 tác phẩm dài nhất, nổi tiếng nhất và có nhiều lời bàn trái ngược nhau về tác phẩm này! Minh đoán ra được không? - đó là LỘC ĐỈNH KÝ. Hẳn bạn đã xem phim lộc đỉnh ký rồi nhỉ? nhưng nếu bạn có đọc truyện thì mới thấy được rằng nó khác, rất khác so với kịch bản trong phim. Kim Dung cũng đã từng thừa nhận đây là tác phẩm Ông tâm đắc nhất và nó là 1 trong 1 tác phẩm dài nhất của ông (với trên 2 triệu chữ và tác phẩm kia là thiên long bát bộ). Sau khi viết xong tác phẩm ông nhận được sự phản ứng dữ dội của khá nhiều người mà trong đó tiêu biểu là vợ của ông. Vì sao? vì hầu hết các tác phẩm trước nhân vật chính chỉ có 1 người vợ duy nhất (dĩ nhiên là có nhiều người yêu) còn tác phẩm này nhân vật chính lại có 7 bà vợ, thêm nữa nhân vật chính (trong truyện) không "đại" cũng không "hiệp" mà từ đầu chí cuối chỉ là một kẻ vô dụng (về võ công) và tri thức (mù chữ) và ưu thế duy nhất là mánh khóe học được trong kỹ viện nơi Y xuất thân và rất nhiều may mắn. Đọc truyện bạn sẽ thấy trong đó là đầy một mớ hỗn độn và có những việc tưởng chừng nhưng không thể giải quyết được nhưng bằng "tài trí" hay nói cụ thể hơn là mánh khóe của mình VI TIỂU BẢO đã giải quyết trót lọt những việc ấy.
Ở đây mình chỉ đưa ra một số nhận định. Có vị nào từng đọc qua tác phẩm hãy cùng nhận xét về nhân vật chính này nhé!
~~~> nếu có hứng thú mời mọi người tìm đọc các tác phẩm của tác giả Vũ Đức Sao Biển có bàn về các tác phẩm của Kim Dung rất nhiều, mình nhớ hình như là : Kim dung giữa đời tôi và nhân vật trong tiều thuyết Kim Dung dưới lăng kính pháp luật <~~~
 
Bạn vào www.vnthuquan.net ở phần Truyện (http://vnthuquan.net/truyen/) đánh từ khóa là KIM DUNG hoặc theo ?tên sách hoặc theo ?tên tác giả. Nếu theo tên tác giả thỉ đọc truyện do KD viêt còn theo tên sách sẽ truy ra được các ấn phẩm viết về Kim Dung từ Vũ Đức Sao Biển đến Nguyễn Duy Chính ... phân tích rất chi tiết về truyện KD. kết quả theo tên sách về KD có chừng 5-7 cái nhưng thực ra tiếp tục dò theo từng kết quả sẽ cho ra 1 núi bài viết về KD.

Tha hồ đọc
 
hì hì, tâm đắc gì đâu, viết chơi cho vui lúc vừa xem xong phim ấy mà. Vũ Đức Sao Biển thì đọc roài :D. Còn Lộc Đỉnh Ký thì chưa đọc, xem phim mới được vài tập thôi, khi nào đọc xong thì sẽ bàn về mánh khóe hay tài năng thiên phú của nhân vật Vi Tiểu Bảo :D.

Bây giờ đọc lại bài kia mới thấy thiếu: Trương Vô Kỵ trong một thời gian ngắn như vậy không thể lĩnh hội được hết tuyệt đỉnh của mấy môn võ công lúc chiến đấu với 3 cao tăng chùa Thiếu Lâm, chưa đến tuyệt đỉnh đã khiếp vậy rồi, không hiểu đến đỉnh thì còn tưởng tượng được không nhỉ ? :D Còn phải thời gian rất dài, chiến đấu rất dài mới có thể lĩnh hội toàn bộ và may ra sáng tạo được nên môn võ mới nếu gặp đối thủ giỏi hơn :D .

Nói về tâm đắc thì phải là tác phẩm của Nguyễn Tuân và truyện Kiều cơ! He he, đọc tuyển tập Nguyễn Tuân thì phải biết, mê luôn nhất là về vốn từ vựng và khối lượng tri thức đồ sộ nhưng quan trọng hơn là khả năng tưởng tượng, sức gợi và tạo sự lắng đọng trong lòng người đọc của ông. Truyện Kiều thì khỏi bàn :D , tác phẩm kinh điển mẫu mực rồi.
 
Trong Tam quốc, nhân vật nào giỏi nhất về dụng nhân và mưu lược?

Nổi lên là Khổng Minh ai cũng biết -> nhưng người giỏi hơn là Lưu Bị người biết và dùng cả Ngọa Long và Phượng Sồ.

Có ai nhà mình thích Tào Tháo ko? Em rất thích Tào Tháo, khâm phục là đằng khác. Chỉ có điều công tội của Mạnh Đức thật khó mà phân biệt.
 
truyện viết đứng trên lập trường nhà hán nên mói đề cao Lưu Bị thôi, còn bình thường lắm. Tào tháo mới giỏi ?:!:
 
Giỏi hay không tùy vào đánh giá theo khía cạnh nào. Có ông thì giỏi cầm quân, có ông giỏi dùng người...

Tôi lại thấy Tư Mã Ý giỏi, biết tiến biết thoái, không như ông Khổng Minh.

Khổng Minh chỉ giỏi chinh chiến, không biết rằng nội yên thì ngoại mới yên tâm chinh phạt được. Tiếp bước Khổng Minh là Khương Duy cũng vậy.
 
Đúng là có 2 người đáng để coi là giỏi là Lưu Bị và Tư Mã Ý.



Tào Tháo giỏi nhưng cái giỏi của 1 người bất chấp thủ đoạn, vừa phục vừa ghê sợ.

Khổng Minh cho ta các cảm giác lâng lâng là ông ấy giỏi, vì đánh trận hoàng tráng.

Nhưng chính Lưu Bị và Tư Mã Ý mới khiến ta trầm ?ngâm chiêm nghiệm thế nào là một người giỏi. Lưu Bị giỏi vì biết cách dùng người, nếu nói kô quá là ông ta làm công tác tư tưởng quá siêu.

Tư Mã Ý thì sao?

Ái chà chà nhiều lắm, có cả hằng ngàn bài viết viết về các vị này ấy chứ.

Tào lao xịt bụp thôi.
 
Khổng Minh là một người kém cỏi: ông ta ôm việc nhiều quá (giống với chú Cường ấy) vì sợ cấp dưới không làm tốt bằng mình. Kết cục là lao tâm lao lực chết ở Ngũ Trượng Nguyên.
Tào Tháo cũng kém: bại không nản nhưng thắng rồi thì sinh kiêu. Nhìn nhận người đúng nhưng thích "đóng kịch" ra vẻ ta đây quân tử (ví dụ tha Lưu Bị ở Luận Anh Hùng, thả Quan Công về với Lưu Bị.)
Tư Mã Ý cũng kém: Đánh với Khổng Minh toàn thua, mưu mẹo cũng không có gì đặc sắc chỉ nhờ chịu nhục giỏi mà gây nên cơ nghiệp.
Truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa là chuyện bịa (nghiêng về Hán), Tam Quốc Chí của Trần Thọ cũng bịa vài phần (nghiêng về Tấn)
Muốn thảo luận Tam Quốc có nguyên một forum của bọn Singapore chuyên thảo luận về nó, thành lập đã gần 6 năm rồi.
http://www.3kingdoms.net
http://www.3kingdoms.net/forum/
Muốn thảo luận lịch sử Trung Quốc cũng có một forum rất lớn của bọn Singapore chuyên thảo luận lịch sử Trung Quốc và lịch sử Châu Á.
http://www.chinahistoryforum.com/
Đoán xem box nào nhiều bài nhất ?:D : các bố Chinese này quá cuồng si với khái niệm Hán tộc. Các bạn có thể tham khảo các bài về Genetic markers của tụi nó.
 
Nghe BS Lương ví vón, thế BS Lương định ví tui với ai đây, chắc là giống Tào Tháo chứ gì, được vậy cũng mừng!!! Cám ơn nghen!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
Bác Dũng à, em định ví bác với Dương Tu: với câu: Khôn cũng chết mà dại cũng chết, chỉ có biết là sống. :D

Thực ra em cũng mê được giống Lưu Bị: Đúng là không có gì bằng mặt dàyngậm miệng ăn lộc. Cái mặt Lưu Bị dày đến mức các tác giả về sau cũng không bao giờ biết trong bụng ông ấy nghĩ gì. ?:roll:
3 ví dụ điển hình:
+ Sau thất bại ở Từ Châu phải chạy về Kinh Châu với Lưu Biểu, trên thuyền Lưu Bị khóc hu hu bảo quân tướng: "Tôi bất tài thế này các anh theo tôi làm gì, nên tìm chủ mới mà theo để sau còn được nhờ". Câu nói này chơi đúng vào tim "Trung" của các bố Trung Quốc hồi xưa, đố còn ai nghĩ hai lòng.
+ Triệu Vân cứu được A Đẩu từ trăm vạn quân Tào, chạy về gặp Lưu Bị thì lo không biết ấu chúa còn sống hay không. Thấy còn thở đều bèn mừng trao cho Lưu Bị, Lưu Bị vứt A Đẩu xuống đất rồi khóc nói:" vì cái thằng nhỏ này mà ta suýt mất một tướng tài". Mua chuộc lòng người kiểu đó thì không trung mới là lạ.
+ Vào Tây Xuyên kiếm đất cắm dùi, Khổng Minh và Lưu Bị đã vạch ra kế hoạch trước rồi, thế mà khi tới nơi Lưu Bị lại ra vẻ đạo đức làm mình làm mẩy: không thể làm khách mà đuổi chủ... rốt cuộc rồi cũng phải "đành lòng" thay thế Lưu Chương để cứu dân.

Có một câu truyện cười thời Tam Quốc, không biết có đúng không:
Giản Ung sao khi theo Lưu Bị vào Xuyên thì rất được trọng dụng. Lúc Lưu Bị mới vào Xuyên Khổng Minh cho rằng cần thắt chặt luật lệ để định lòng dân. Thời đó dân Tây Xuyên có nghề nấu rượu lậu rất phổ biến. Để tránh thất thu thuế Lưu Bị ra luật nghiêm cấm nấu rượu lậu. Tuy vậy vẫn có nhiều người lợi dụng kẽ hở pháp luật. Cuối cùng Lưu Bị ra pháp lệnh hễ khám nhà nào có công cụ nấu rượu là bắt giam. Với luật quá nghiêm như vậy nhiều nhà bị oan vì công cụ họ có để làm việc khác chứ không nấu rượu lậu. Giản Ung muốn can Lưu Bị đổi luật nhưng Lưu Bị không nghe. Một hôm khi đang đứng trên thành thấy một đôi trai gái đi dưới đường phố Giản Ung mới hét lính bắt lại. Lưu Bị không hiểu vì sao mới hỏi: tôi thấy họ có làm gì sai đâu? Giản Ung nói: có, họ sắp gian dâm? Lưu Bị hỏi: sao anh biết họ sắp gian dâm? Giản Ung nói: vì họ có công cụ để gian dâm... :oops: ?Lưu Bị nghe vỡ lẽ ra sau đó bãi bỏ luật lệ kia.
 
Quỷ cốc tử là ai ?

Quỷ cốc tử là bạn thân của Lão tử, thầy của Tôn Tẩn, Tô Tần, Chung vô diệm (có sách nói là Lê sơn lão mẫu), người nước Tấn, đời Xuân Thu, ở ẩn, tinh thông Kỳ môn độn giáp, binh pháp,...Những bài thơ của Quỷ cốc tử ? 8O

Nơi ở của Quỷ cốc là Vân Mộng, động Thủy Liêm, Hoa quả sơn, Đông Thắng thần châu, quỷ cốc chiếm nơi ở của Tôn Hành giả ?.Tính theo lý thuyết, Xuân thu ứng với thời gian Thái thượng và Từ hàng đại sỹ (Quan âm bồ tát) hạ trần. Hành giả phải bị đọa ở Ngũ Hành sơn thì Quan âm và Thái THượng mới xuống trần phổ độ chúng sanh chớ. Hơn nữa, 500 năm sau lại trùng đời Đường.

Tài liệu tham khảo: Đông chu liệt quốc, phong kiếm xuân thu, Tôn Tẩn bàng quyên.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top