Tập tính động vật

hoa93

Senior Member
các anh chị có ai biết tìm tài liệu về tập tính đầy đủ của một số loài động vật ở đâu ko ?giúp em với (để làm bài luận về 1 loài, khoảng 5 trang)!!!
:buonchuyen: (y)(y)(y)
 
It ra em cung phải chon 1 con vật, đó là mục tiêu, nội dung chính em hướng vào. Tim hiểu tập tính sống, di chuyển, thức ăn, sinh sản, cách chăm sóc con, cặp đôi như thế nào ( bằng mùi, màu sắc sặc sỡ của lông, bằng tiếng hót, hay đánh nhau để dành bạn tình...), dánh dấu lãnh thổ, quan hệ của nó với các loài khác trong quần thể... có di cư không, thay lông, sừng theo mùa..... đó là một số hướng em có thể khai thác.
:dance:
 
Đặc điểm sinh học và sinh thái của tôm sú

PHÂN LOÀI
Tôm sú (Tên tiếng Anh: Giant/Black Tiger Prawn) được định loại là:​
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Họ chung: Penaeidea
Họ: Penaeus Fabricius
Giống: Penaeus
Loài: Monodon
Tên khoa học: Penaeus monodon Fabricius​
CẤU TẠO
Nhìn từ bên ngoài, tôm gồm các bộ phận sau:

  • chủy: dạng như lưỡi kiếm, cứng, có răng cưa. Với tôm sú, phía trên chủy có 7-8 răng và dưới chủy có 3 răng.
  • mũi khứu giác và râu: cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm
  • 3 cặp chân hàm: lấy thức ăn và bơi lội
  • 5 cặp chân ngực: lấy thức ăn và bò
  • cặp chân bụng: bơi
  • đuôi: có 1 cặp chân đuôi để tôm có thể nhảy xa, điều chỉnh bơi lên cao hay xuống thấp.
  • bộ phận sinh dục (nằm dưới bụng)
Tôm sú thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực. Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài.
Con đực: cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong phần đầu ngực, bên ngoài có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực thứ 2, lỗ sinh dục đực mở ra hốc háng đôi chân ngực thứ 5. Tinh trùng thuộc dạng chứa trong túi.
Con cái: Buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng mở ra ở khớp háng đôi chân ngực thứ 3. Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tấm phồng lên ở đôi chân ngực thứ 4 và thứ 5 dưới bụng tôm.
PHÂN BỐ
Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng, từ ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi (Racek - 1955, Holthuis và Rosa - 1965, Motoh - 1981, 1985) Nhìn chung, tôm sú phân bố từ kinh độ 30E đến 155E từ vĩ độ 35N tới 35S xung quanh các nước vùng xích đạo, đặc biệt là Indonesia, Malaixia, Philippines và Việt Nam.

Tôm bột (PL.), tôm giống (Juvenile) và tôm gần trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển và rừng ngập mặn ven bờ. Khi tôm trưởng thánh di chuyển xa bờ vì chúng thích sống vùng nước sâu hơn. Chu kì sống của tôm sú
Các giai đoạn phát triển ấu trùng tôm sú :
Nauplli: 6 giai đoạn: 36-51 giờ, các Nauplli bơi từng đoạn ngắn rồi nghỉ, lột vỏ 4 lần, mỗi lần khoảng 7 giờ, tự sống bằng noãn hoàng, không cần cho ăn

  • N1: dài khoảng 0.40mm, dày 0.20mm
  • N2: dài khoảng 0.45mm, dày 0.20mm
  • N3: dài khoảng 0.49mm, dày 0.20mm
  • N4: dài khoảng 0.55mm, dày 0.20mm
  • N5: dài khoảng 0.61mm, dày 0.20mm
Zoea: 3 giai đoạn: 105-120 giờ
, các Zoea bơi liên tục gần mặt nước, lột vỏ 2 lần, mỗi lần khoảng 36 giờ, ăn thực vất phiêu sinh.

  • Z1: dài khoảng 1mm, dày 0.45mm, xuất hiện hai phần dầu và bụng rõ rệt.
  • Z2: dài khoảng 1.9mm, xuất hiện mặt và chủy.
  • Z3: dài khoảng 2.7mm, xuất hiện gai trên bụng.
Mysis: 3 giai đoạn : 72 giờ, các Mysis bơi hướng xuống sâu, đuôi đi trước, đầu đi sau.

  • M1: dài khoảng 3.4mm, có hình dạng của tôm trưởng thành, xuất hiện các cặp chân bụng, đuôi và quạt đuôi, các gai bụng thu nhỏ lại.
  • M2: dài khoảng 4.0mm.
  • M3: dài khoảng 4.4mm, chân bụng dài hơn, phân thành đốt nhỏ, xuất hiện răng trên chủy.
Postlarvae: giai đoạn gần trưởng thành
Juvenile: giai đoạn trưởng thành.
Tuổi thành thục: tuổi thành thục sinh dục của tôm đực và tôm cái từ tháng thứ 8 trở đi. Xác định sự thành thục của tôm cái dễ hơn, chỉ cần quan sát có túi tinh ở cơ quan sinh dục phụ. Phương pháp xác định thành thục ở con đực khó hơn, chỉ khi nào tìm thấy được tinh trùng ở cuối ống dẫn tinh. Thường dựa vào trọng lượng để xác định khi con đực nặng từ 50g trở lên.
Hormone điều khiển sự thành thục sinh dục (GIH, gonal inhibiting hormone) được sản xuất bởi tế bào thần kinh trong cơ quan X của cuống mắt, vận chuyển tới tuyến giáp sinap đưa vào kho dự trữ và khi cần thì tiết ra. Sự thành thục sinh dục của tôm sú thông qua tác động của tuyến nội tiết, khi cắt mắt tức là thúc đẩy chu kỳ lộ xác, đem lại sự thành thục mau chóng hơn.
Số lượng trứng đẻ của tôm cái: nhiều hay ít là phụ thuộc vào chất lượng buồng trứng và trọng lượng cá thể: trọng lượng lớn cho trứng nhiều hơn. Khi con cái thành thục ngoài tự nhiên có trọng lượng từ 100-300g cho 300.000 -1.200.000 trứng. Nếu cắt mắt nuôi vỗ trong bể xi măng, thành thục và đẻ, cho số lượng trứng từ 200.000- 600.000 trứng.
Tôm cái đẻ trứng vào ban đêm (thường từ 22 giờ đến 2 giờ) trứng sau khi đẻ được 14-15 giờ, ở nhiệt độ 27-28C sẽ nở thành ấu trùng (Nauplii). Tôm sú đẻ quanh năm, nhưng tập trung vào hai thời kỳ chính: tháng 3-4 và tháng 7-10.
Tuổi thọ tôm sú con đực khoảng 1,5 năm, con cái chừng 2 năm.
TẬP TÍNH ĂN
Tôm sú là loại ăn tạp, thích các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác thối rữa hay mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, loại 2 mảnh vỏ, côn trùng. Tôm sống ngoài tự nhiên ăn 85% là giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, còn lại 15% là cá, giun nhiều tơ, thuỷ sinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn.
Trong tự nhiên, tôm sú bắt mồi nhiều hơn khi thuỷ triều rút. Nuôi tôm sú trong ao, hoạt động bắt mồi nhiều vào sáng sớm và chiều tối. Tôm bắt mồi bằng càng, sau đó đẩy thức ăn vào miệng để gặm, thời gian tiêu hoá 4-5 giờ trong dạ dày.

LỘT XÁC
Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Sự lột xác thường xảy ra vào ban đêm. Sự lột xác đi đôi với việc tăng thể trọng, cũng có trường hợp lột xác nhưng không tăng thể trọng.
Khi quan sát tôm nuôi trong bể, hiện tượng lột xác xảy ra như sau: Lớp biểu bì giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra, các phần phụ của đầu ngực rút ra trước, theo sau là phần bụng và các phần phụ phía sau, rút ra khỏi lớp vỏ cứng, với động tác uốn cong mình toàn cơ thể. Lớp vỏ mới mềm sẽ cứng lại sau 1-2 giờ với tôm nhỏ, 1-2 ngày đối với tôm lớn. Tôm sau khi mới lột xác, vỏ còn mềm nên rất nhạy cảm với môi trường sống thay đổi đột ngột. Trong quá trình nuôi tôm, thông qua hiện tượng này, có thể điều chỉnh môi trường nuôi kịp thời.
Hormone hạn chế sự lột xác lột xác (MIH, molt - inhibiting hormone) được tiết ra do các tế bào trong cơ quan của cuống mắt, truyền theo sợi trục tuyến xoang, chúng tích luỹ lại và chuyển vào trong máu, nhằm kiểm tra chặt chẽ sự lột xác. Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, điều này có ảnh hưởng tới tôm đang lột xác.
 
Đặc điểm sinh học của cua xanh

Phân Loại
Ngành : Arthropoda
Lớp: : Crustacea


Lớp phụ : Malacostraca
Bộ : Decapoda
Bộ phụ : Reptantia
Phân bộ : Brachyura
Họ : Portunidae
Giống : Scylla
Loài : Scylla serrata var paramamosain
Tập tính sống
Vòng đời cua biển trăi qua nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn có tập tính sống, cư trú khác nhau.
Thời kỳ phôi thai được cua mẹ mang và phát triển ở vùng ven biển ven bờ.
Ấu trùng Zoea và Mysis: sống trôi nổi và nhờ dòng nước đưa vào ven bờ biến thái thành cua con.
Cua con: theo thuỷ triều dạt vào vùng nước lợ: những bãi lầy ven bờ biển, cửa sông, nơi có đáy bùn, bùn cát hoặc đất thịt pha cát mịn giàu mùn bã hữu cơ thuộc vùng trunh, hạ triều chuyển từ đời sống trong môi trường nước mặn sang nước lợ. Cua bắt đầu sống bò trên đáy và đào hang để sống hay chui rúc vào gốc cây, bụi rậm.
Cua đạt giai đoạn thành thục: có tập tính di cư ra vùng nước mặn ven biển sinh sản. Cua có khả năng bò lên cạn và di chuyển rất xa. Đặc biệt, vào thời kỳ sinh sản cua có khả năng vượt cả rào chắn để ra biển sinh sản.
Điều kiện môi trường sống
Độ phèn của nước: Cua sống ở vùng nước lợ có độ pH trong khoảng 7,5 – 9,2, thích hợp nhất là 7,5 – 8,2. Tuy nhiên cua có thể chịu đựng được trong nước có độ pH thấp hơn 6,5.
Độ mặn của nước: Cua có khả năng thích ứng cao với sự thay đổi độ mặn của nước. Cua có thể sống trong vùng nước gần như ngọt cho đến độ mặn trên 33%o. Tuy nhiên, trong thời kỳ đẻ trứng, ấp trứng và thời kỳ ấu trùng, cua đòi hỏi độ mặn từ 28 – 32%o.
Nhiệt độ của nước: Loài cua biển Scylla serrata phân bố rất rộng ở những vùng vĩ tuyến cao cua chịu đựng nhiệt độ nước thấp tốt. Ở vùng biển phía Nam nước ta cua biển thích nghi với nhiệt độ nước từ 25 – 29oC. Nhiệt độ cao thường ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sinh lý cua, là một trong những nguyên nhân gây chết.
Sinh cảnh nơi cư trú: Cua thích sống ở những nơi nhiều thực vật thuỷ sinh, có những vùng bán ngập, có bờ để đào hàng, tìm nơi trú ẩn, nhất là thời kỳ lột xác. Vùng rừng ngập mặn cửa sông ven biển có nhiều cua biển sinh sống.
Tính ăn
Tính ăn của cua biến đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Giai đoạn ấu trùng cua thích ăn thực vật và động vật phù du. Cua con chuyển dần sang ăn tạp như rong to, giáp xác, nhuyển thể, cá hay ngay cả xác chết động vật. Cua con 2-7cm ăn chủ yếu là giáp xác, cua 7-13cm thích ăn nhuyễn thể và cua lớn hơn thường ăn cua nhỏ, cá...Cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm. Nhu cầu thức ăn của chúng khá lớn nhưng chúng có khả năng nhịn đói 10-15 ngày.
Tập tính hoạt động
Cua có đôi mắt kép rất phát triển có khả năng phát hiện mồi hay kẻ thù từ bốn phía và có khả năng hoạt động mạnh về đêm. Khứu giác cũng rất phát triển giúp phát hiện mồi từ xa. Cua di chuyển theo lối bò ngang. Khi phát hiện kẻ thù, cua lẩn trốn vào hang hay tự vệ bằng đôi càng to và khỏe. Trong trường hợp nguy hiểm cua có thể tự đoạn càng hay chân để thoát thân.
Ở nơi cư trú, cua biển thường tìm nơi để ẩn, vùi mình trong đáy hoặc ở các hang hốc. Cua thường tự đào hang làm nơi trú ẩn.
Khi thiếu thức ăn, cua xanh có thể ăn lẫn nhau. Cua khoẻ hơn tấn công cua yếu. Cắn gãy càng, mai rồi ăn thịt. Trong thời kỳ giao vĩ cua đực tấn công nhau để giành cua cái. Tính hung dữ có từ giai đoạn Megalops cho đến cua trưởng thành.
 
Tập tính động vật: Cá hồi

Cá hồi là tên gọi cho một số loài cá da trơn sống ở các nước ôn đới và hàn đới thuộc họ Salmonidae. Cá hồi sống ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương và Hồ Great Lakes, Bán đảo Kamchatka, và ở Viễn Đông Nga. Ở Việt Nam, cá hồi đã được nuôi thành công ở Sa Pa.

Sự di cư của cá hồi

Cá hồi sống trong môi trường "nước động". Cá hồi sinh ra ở môi trường nước ngọt, nhưng cá con chỉ sống một thời gian ngắn ở môi trường này rồi tự bơi ra biển. Phần lớn quãng đời của cá hồi là sống trong môi trường nước mặn. Cá hồi di cư vì hai lý do: nguồn thức ăn và địa điểm sinh sản. Nguồn thức ăn của cá hồi là ở biển, trong khi đó cá lại sinh sản ở vùng nước ngọt.


Loài cá hồi khi di chuyển định hướng bằng mùi. Mỗi chú cá nhớ một mùi của dòng sông nơi nó sinh ra. Khi di chuyển qua đại dương trở về con sông sinh sản, con cá sẽ tìm thấy đường của nó một cách hoàn toàn bản năng vì mùi vị thân quen càng gần càng trở nên rõ rệt.


Sự di cư ngược dòng sông về các bãi đẻ chỉ xảy ra một lần trong đời của hầu hết cá hồi (Salmon). Khi đến tuổi sinh sản, cá hồi di cư hàng dặm để các bãi đẻ trứng. Khi về đến cửa sông, chúng tụ lại trong vùng nước lợ (nước hơi mặn) và đợi con nước lớn đưa chúng ngược lên dòng sông.


Hành trình ngược dòng sông có thể mất vài tháng. Những chú cá thường phải băng mình qua những thác nước và vách dốc để đến những con suối cạn đẻ trứng. Vì cá hồi không ăn ở vùng nước ngọt, nên chúng bị mất 40% khối lượng cơ thể vào thời gian đẻ trứng và thụ tinh cho trứng. Hầu hết chúng đều chết sau đó.
__________________
 
Tập tính động vật: Cá mập trắng

Cá mập trắng lớn, được biết đến với các tên gọi khác như mũi kim trắng, cái chết trắng, cá mập trắng, là một loài cá mập to khác thường được tìm thấy ở miền duyên hải trên khắp các đại dương. Với chiều dài 6 mét (20 ft), nặng hơn 2 tấn (4.400 lb), cá mập trắng lớn chính là loài cá ăn thịt lớn nhất thế giới. Chúng cũng được coi là những sinh vật săn mồi hàng đầu khi chỉ bị đe dọa bởi con người và cá voi sát thủ (đã có những trường hợp cá mập trắng lớn trưởng thành bị cá voi sát thủ ăn thịt).

Phân bố và môi trường sống

Cá mập trắng lớn thường sinh sống ở ven biển và ngoài khơi, nơi có nhiệt độ nước vào khoảng 12°C đến 30°C, nhưng tập trung chủ yếu ở ven biển Úc, Nam Phi, California, Trung Địa Trung Hải, biển Adriatic, Hoàng Hải, những vùng phong phú con mồi như hải cẩu, sư tử biển, cá mập nhỏ, cá heo, cá voi... Chúng có thể sống ở độ sâu tới 1280 m, nhưng chủ yếu vẫn là gần mặt biển.

Kích cỡ

Cá mập trắng dài hơn 6 m và nặng đến 3 tấn. Con cái thì lớn hơn con đực. Cá mập trắng có thân hình giúp chúng bơi nhanh hơn. Lưng cá mập trắng có màu xám nhạt. Khi nhìn từ dưới nước bụng chúng có màu trắng và cái lưng màu xanh. Vây lứng cá mập trắng ó thể cao hơn 1.5 m. Cái đuôi của chúng có gờ đuôi làm cản sức nước giúp con cá phóng đi như tên bắn.

Sự thích nghi

Cá mập trắng có thể thích nghi với môi trường nước ấm và lạnh. Vì chúng có một đặc điểm là chúng có thể chuyển máu lành thành máu nóng để giúp chúng thích nghi và săn mồi tốt.Cá mập trắng chỉ thích sống ở các vùng nước ấm không lạnh cũng không nóng.

Con mồi hàng ngày

Con mồi ưa thích của cá mập trắng lớn là các loài thú chân màng như hải cẩu, hải sư. Ngoài ra chúng còn ăn cá, các loại cá mập nhỏ hơn, cá voi, cá heo, rùa và xác động vật chết trôi nổi trên biển.

Hoạt động

Cá mập trắng thường bơi và săn mồi vào ban ngày. Chúng có thể bơi tới 32 km/giờ. Chúng có thể nhảy lên khỏi mặt nước 6 m. Cá mập trắng là loài động vật thông minh, chúng tiếp cận con mồi từ bên dưới mặt nước và tấn công bằng cú táp khủng khiếp. Gặp con mồi ưa thích con cá sẽ đuổi cho bằng được. Nó có thể vừa bơi vừa gậm con hải cẩu, lâu lâu lại dứt một miếng. Có lúc nó có thể thả con mồi ra và lượn lờ xung quanh thỉnh thoảng lao vào đớp một miếng cho đến khi con mồi chết vì mất máu.
Sinh sản
Cá mập trắng đẻ con. Chúng nuôi con từ những buồng trứng và tiếp chất dinh dưỡng. Cá mập trắng con khi mới sinh đã dài gần 1 m.
Quan hệ với con người
Cá mập có tính rất tò mò. Mỗi khi gặp một thể lạ chúng sẽ bơi lại kiểm tra. Các nhà khoa học cho thấy cá mập trắng rất hay tiếp xúc với con người. Những người thợ lặn đã từng bơi với cá mập trắng, họ còn chạm mũi của chúng điều đó cho thấy cá mập rất hay tiếp xúc với con người.

Tấn công con người
Cá mập trắng, tuy là loài cá hiếu chiến, nhưng chúng rất ít khi tấn công con người. Ngoài trừ khi chúng lầm tưởng con người là một món ăn thường nhật (hải cẩu, rùa biển...) hoặc lúc chúng quá đói. Bộ phim Jaws của đạo diễn Steven Spielberg đã làm cho người ta có phần hiểu sai về loài động vật này. Theo những khảo sát thì số người chết vì bị ong chích, rắn cắn và ngay cả sét đánh cũng còn nhiều hơn cả số người bị cá mập trắng giết hại (tính theo trung bình 1 năm).
 
Cá mập trắng lớn, được biết đến với các tên gọi khác như mũi kim trắng, cái chết trắng, cá mập trắng, là một loài cá mập to khác thường được tìm thấy ở miền duyên hải trên khắp các đại dương. Với chiều dài 6 mét (20 ft), nặng hơn 2 tấn (4.400 lb), cá mập trắng lớn chính là loài cá ăn thịt lớn nhất thế giới. Chúng cũng được coi là những sinh vật săn mồi hàng đầu khi chỉ bị đe dọa bởi con người và cá voi sát thủ (đã có những trường hợp cá mập trắng lớn trưởng thành bị cá voi sát thủ ăn thịt).

Phân bố và môi trường sống

Cá mập trắng lớn thường sinh sống ở ven biển và ngoài khơi, nơi có nhiệt độ nước vào khoảng 12°C đến 30°C, nhưng tập trung chủ yếu ở ven biển Úc, Nam Phi, California, Trung Địa Trung Hải, biển Adriatic, Hoàng Hải, những vùng phong phú con mồi như hải cẩu, sư tử biển, cá mập nhỏ, cá heo, cá voi... Chúng có thể sống ở độ sâu tới 1280 m, nhưng chủ yếu vẫn là gần mặt biển.

Kích cỡ

Cá mập trắng dài hơn 6 m và nặng đến 3 tấn. Con cái thì lớn hơn con đực. Cá mập trắng có thân hình giúp chúng bơi nhanh hơn. Lưng cá mập trắng có màu xám nhạt. Khi nhìn từ dưới nước bụng chúng có màu trắng và cái lưng màu xanh. Vây lứng cá mập trắng ó thể cao hơn 1.5 m. Cái đuôi của chúng có gờ đuôi làm cản sức nước giúp con cá phóng đi như tên bắn.

Sự thích nghi

Cá mập trắng có thể thích nghi với môi trường nước ấm và lạnh. Vì chúng có một đặc điểm là chúng có thể chuyển máu lành thành máu nóng để giúp chúng thích nghi và săn mồi tốt.Cá mập trắng chỉ thích sống ở các vùng nước ấm không lạnh cũng không nóng.

Con mồi hàng ngày

Con mồi ưa thích của cá mập trắng lớn là các loài thú chân màng như hải cẩu, hải sư. Ngoài ra chúng còn ăn cá, các loại cá mập nhỏ hơn, cá voi, cá heo, rùa và xác động vật chết trôi nổi trên biển.

Hoạt động

Cá mập trắng thường bơi và săn mồi vào ban ngày. Chúng có thể bơi tới 32 km/giờ. Chúng có thể nhảy lên khỏi mặt nước 6 m. Cá mập trắng là loài động vật thông minh, chúng tiếp cận con mồi từ bên dưới mặt nước và tấn công bằng cú táp khủng khiếp. Gặp con mồi ưa thích con cá sẽ đuổi cho bằng được. Nó có thể vừa bơi vừa gậm con hải cẩu, lâu lâu lại dứt một miếng. Có lúc nó có thể thả con mồi ra và lượn lờ xung quanh thỉnh thoảng lao vào đớp một miếng cho đến khi con mồi chết vì mất máu.
Sinh sản
Cá mập trắng đẻ con. Chúng nuôi con từ những buồng trứng và tiếp chất dinh dưỡng. Cá mập trắng con khi mới sinh đã dài gần 1 m.
Quan hệ với con người
Cá mập có tính rất tò mò. Mỗi khi gặp một thể lạ chúng sẽ bơi lại kiểm tra. Các nhà khoa học cho thấy cá mập trắng rất hay tiếp xúc với con người. Những người thợ lặn đã từng bơi với cá mập trắng, họ còn chạm mũi của chúng điều đó cho thấy cá mập rất hay tiếp xúc với con người.

Tấn công con người
Cá mập trắng, tuy là loài cá hiếu chiến, nhưng chúng rất ít khi tấn công con người. Ngoài trừ khi chúng lầm tưởng con người là một món ăn thường nhật (hải cẩu, rùa biển...) hoặc lúc chúng quá đói. Bộ phim Jaws của đạo diễn Steven Spielberg đã làm cho người ta có phần hiểu sai về loài động vật này. Theo những khảo sát thì số người chết vì bị ong chích, rắn cắn và ngay cả sét đánh cũng còn nhiều hơn cả số người bị cá mập trắng giết hại (tính theo trung bình 1 năm).

Bác 00792 này nhiệt tình nhỉ :chuan:
 
các anh chị có ai biết tìm tài liệu về tập tính đầy đủ của một số loài động vật ở đâu ko ?giúp em với (để làm bài luận về 1 loài, khoảng 5 trang)!!!
:buonchuyen: (y)(y)(y)

Mình nghĩ bạn nên làm về loài chim, cuốn sách "đời sống các loài chim" của Thầy Võ Quý rất hay, bạn có thể tìm mua ở các hiệu sách.
 
Cám ơn tất cả mọi người, em xin lĩnh giáo tất cả các ý kiến trên :rose:. vậy còn 1 video về tập tính của 1 loài động vật thì sao, em có thể tìm ở đâu? :please: (y)
 
Cám ơn tất cả mọi người, em xin lĩnh giáo tất cả các ý kiến trên :rose:. vậy còn 1 video về tập tính của 1 loài động vật thì sao, em có thể tìm ở đâu? :please: (y)
Bạn ở đâu vậy? Nếu ở Huế thì hẹn gặp, mình sẽ tặng bạn một CD về tập tính động vật. Còn xa quá thì bó tay :mrgreen:
 
Cám ơn anh nhiều :rose: nhưng em ko có cơ hội gặp anh rồi !Anh có thể post lên đây cho em được ko? :please: (y)
 
Lớp mình cũng phải làm clip về tập tính ĐV, tổ mình làm về tt sinh sản, bạn lấy ko tối về mình up cho?:hihi:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top