Xin sách viết về ung thư

hoangkhai

Senior Member
Mình đang tìm hiểu về ung thư nguyên bào lympho cấp tính. Bạn nào có sách có liên quan về cơ chế và các diễn tiến của bệnh ung thư thì giới thiệu cho mình với nhé!
thanks
 
Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính

Bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính gặp ở trẻ em ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến gặp ở trẻ từ 1- 4 tuổi. Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính gặp ở trẻ em nam nhiều hơn trẻ em nữ.
Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính
Bệnh bạch cầu là một loại ung thư của tế bào bạch cầu (tế bào máu trắng). Tất cả các tế bào máu do tuỷ xương tạo ra. Tuỷ xương chứa:
- Hồng cầu (tế bào máu đỏ) mang oxy đi khắp cơ thể.
- Bạch cầu (tế bào máu trắng) giúp chống lại nhiễm trùng.
- Tiểu cầu giúp tạo thành cục máu đông và kiểm soát sự chảy máu.
Có hai loại bạch cầu khác nhau: tế bào lympho và các tế bào tuỷ. Các bạch cầu này cùng nhau chống lại sự nhiễm khuẩn. Bình thường, các tế bào bạch cầu tự sửa chữa và tái sinh theo một trật tự và theo con đường được kiểm soát. Tuy nhiên, trong bệnh bạch cầu quá trình này thoát khỏi sự kiểm soát và các tế bào tiếp tục phân chia, nhưng không trưởng thành.
Các tế bào đang phân chia không trưởng thành này chiếm đầy trong tuỷ xương và ngăn cản sự tạo ra các tế bào máu khoẻ mạnh. Vì các tế bào bạch cầu ác tính không trưởng thành nên chúng không làm được chức năng bình thường của chúng. Do đó dẫn tới nguy cơ nhiễm khuẩn tăng. Bởi vì tuỷ xương không sản xuất đủ hồng cầu và tiểu cầu khoẻ mạnh, các triệu chứng như thiếu máu và ban đỏ có thể xảy ra.
Có 4 loại bệnh bạch cầu chính:
- Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính
- Bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp tính
- Bệnh bạch cầu lympho bào mạn tính
- Bệnh bạch cầu dòng tuỷ mạn tính.
Các bệnh bạch cầu mạn tính thường gặp ở người trưởng thành và cực kỳ hiếm gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi. Mỗi loại bệnh bạch cầu có đặc trưng và cách điều trị riêng. Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính là một loại ung thư của các lympho bào không trưởng thành, được gọi là các nguyên bào lympho hoặc các tế bào non.
Có hai loại tế bào lympho khác nhau: tế bào B và tế bào T. Thông thường bệnh bạch cầu xảy ra ở giai đoạn rất sớm khi các tế bào lympho chưa trưởng thành, trước khi chúng phát triển thành các tế bào B hoặc tế bào T. Tuy nhiên, nếu các tế bào đã phát triển thành 2 loại tế bào B hoặc T trước khi trở thành bệnh bạch cầu, loại bệnh bạch cầu này gọi là bệnh bạch cầu tế bào B hoặc tế bào T.
Các nguyên nhân của bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính
Nguyên nhân chính xác của bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính vẫn chưa được biết. Các nghiên cứu đang cố gắng tìm ra nguyên nhân có khả năng gây ra bệnh này. Trẻ em có các rối loạn gen nào đó, như hội chứng Down, được biết có nguy cơ cao để phát triển thành bệnh bạch cầu. Anh chị em của đứa trẻ bị bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính có sự tăng nguy cơ nhẹ để phát triển thành bệnh này, mặc dù nguy cơ này vẫn còn ít.
Trong những năm gần đây, đã có các công bố về bệnh bạch cầu thường xảy ra ở các đứa trẻ sống ở gần các nhà máy hạt nhân hơn hoặc ở gần các đường điện cao thế. Nghiên cứu đang tiến hành xem xét nếu có một mối liên hệ chắc chắn giữa các yếu tố này với bệnh bạch cầu, nhưng hiện tại vẫn chưa có bằng chứng về điều này.
Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính, giống như các loại ung thư khác, khong lây nhiễm và không thể truyền sang cho người khác được.
Dấu hiệu và triệu chứng
Khi các tế bào bạch cầu ác tính nhân lên trong tuỷ xương, sự sản xuất các tế bào máu giảm. Do đó trẻ em có thể bị mệt mỏi và khó chịu do thiếu máu, nó thường bị gây ra do thiếu hồng cầu. Trẻ bị bệnh có thể bị các vết thâm tím và chảy máu kéo dài do thiếu tiểu cầu trong máu. Đôi khi, trẻ em bị nhiễm khuẩn vì số lượng bạch cầu bình thường thấp.
Trẻ bị bệnh có thể thường cảm thấy không được khoẻ và có thể phàn nàn về các cơn đau ở các chi hoặc có thể có hạch lympho bị sưng.
Đầu tiên, các triệu chứng của bệnh giống như các triệu chứng của bệnh cúm, nhưng khi bệnh kéo dài hơn 1 hoặc 2 tuần, chẩn đoán thường rõ ràng.
Chẩn đoán bệnh như thế nào
Một xét nghiệm máu thường cho thấy số lượng bạch cầu bình thường thấp và có mặt các tế bào bệnh bạch cầu bất thường. Lấy một mẫu tuỷ xương cần thiết cho việc chẩn đoán xác định.
Một xét nghiệm được gọi là chọc tuỷ sống được làm để xem nếu dịch tuỷ sống có chứa các tế bào bạch cầu ác tính không. Chụp XQ ngực cũng được làm, nó sẽ chỉ cho thấy có tuyến ức to ở trong ngực không. Các xét nghiệm khác có thể cần thiết tuỳ thuộc vào các triệu chứng của trẻ bị bệnh.
Các xét nghiệm này sẽ giúp để xác định loại bệnh bạch cầu chính xác.
Điều trị
Mục đích điều trị bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính là để tiêu diệt các tế bào bạch cầu ác tính và có khả năng để phục hồi tuỷ xương trở lại bình thường. Điều trị hoá chất là phương thức diều trị chính đối với bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính. Thông thường, sự kết hợp giữa các thuốc hoá chất (và các thuốc steroid) được sử dụng theo một kế hoạch điều trị (thường được gọi là một phác đồ). Điều trị hóa chất được chia làm nhiều giai đoạn:
Điều trị tấn công: giai đoạn này liên quan tới việc điều trị tấn công, mục đích là tiêu diệt càng nhiều các tế bào bạch cầu ác tính càng tốt nếu như có thể. Giai đoạn điều trị tấn công kéo dài 4-6 tuần. Xét nghiệm tuỷ xương ở cuối giai đoạn điều trị tấn công để khằng định xem trẻ vẫn còn bị bệnh bạch cầu hay không. Khi không có bằng chứng của bệnh bạch cầu, tình trạng của trẻ được xem như là đang "thuyên giảm".
Điều trị dự phòng thâm nhiễm hệ thần kinh trung ương: giai đoạn tiếp theo của quá trình điều trị nhằm mục đích duy trì sự thuyên giảm và cũng để ngăn ngừa sự lan tràn của các tế bào bạch cầu ác tính vào não hoặc tuỷ sống (hệ thần kinh trung ương). Điều trị hệ thần kinh trung ương bao gồm việc tiêm một loại thuốc thường là Methotrexate, trực tiếp vào dịch tuỷ sống (tiêm nội tuỷ) trong quá trình chọc tuỷ sống. Đôi khi, điều trị tia xạ vào não cũng cần thiết.
Liều điều trị hoá chất hơn nữa (đôi khi được gọi là các giai đọan tăng cường) được sử dụng để giết bất kỳ tế bào bạch cầu ác tính nào còn sót lại. Việc điều trị này vào giữa giai đoạn 2- 4 của quá trình điều trị có thể cần thiết, tuỳ thuộc vào kế hoạch điều trị đặc biệt của trẻ.
Điều trị duy trì: giai đoạn điều trị này kéo dài trên 2 năm từ khi chẩn đoán đối với bệnh nhân nữ và >3 năm đối với bệnh nhân nam. Trẻ em bị bệnh uống thuốc hàng ngày và tiêm hoá chất hàng tháng.
Trẻ em bị bệnh sẽ có thể sớm trở về các hoạt động bình thường hàng ngày khi chúng cảm thấy có thể. Hầu hết trẻ bị bệnh đi học trở lại trước khi bắt đầu giai đoạn điều trị duy trì.
Ghép tuỷ xương: ghép tuỷ xương chỉ được sử dụng đối với các trẻ bị bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính có thể tái phát sau điều trị hoá chất chuẩn hoặc đối với các trẻ bị bệnh bạch cầu tái phát sau điều trị chuẩn.
Tia xạ tinh hoàn: một số trường hợp có thể cần thiết để tia xạ vào tinh hoàn đối với trẻ em trai. Điều trị này được áp dụng bởi vì các tế bào bạch cầu ác tính có thể sống sót ở trong tinh hoàn mặc dù đã được điều trị hoá chất.
Tia xạ hệ thần kinh trung ương: Trẻ em có các tế bào bạch cầu ác tính ở trong hệ thần kinh trung ương khi được chẩn đoán lần đầu là bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính có thể cần được tia xạ vào não (tia xạ sọ). Các bác sĩ của đứa trẻ sẽ thảo luận điều này với bố mẹ của chúng về loại điều trị và điều trị bao nhiêu thì đủ.
Các tác dụng phụ của điều trị
Nhiều loại điều trị ung thư sẽ gây ra các tác dụng phụ. Bởi vì trong khi điều trị để giết các tế bào ung thư, chúng cũng có thể làm tổn hại một số tế bào bình thường. Một số tác dụng phụ chính là:
- Rụng tóc
- Giảm số lượng tế bào máu do tuỷ xương sản xuất ra, nó có thể gây thiếu máu, tăng nguy cơ có các vết thâm tím, chảy máu và nhiễm khuẩn. - Ăn không ngon miệng và sút cân.
- Nôn và buồn nôn.
Các thuốc steroid cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như:
- Sự thèm ăn tăng
- Thay đổi tính tình
- Tăng cân
- Cáu kỉnh
Hầu hết các tác dụng phụ là tạm thời và có các cách để làm giảm các tác dụng phụ và hỗ trợ trẻ bị bệnh vượt qua các tác dụng phụ này. Các bác sĩ hoặc y tá của trẻ sẽ nói với bố mẹ chúng về bất kỳ tác dụng phụ nào có thể xảy ra.
Các tác dụng phụ muộn
Một số nhỏ trẻ có thể bị các tác dụng phụ muộn, đôi khi hàng năm sau. Các tác dụng phụ này bao gồm các vấn đề có thể xảy ra về dậy thì và sinh sản, một thay đổi trong cách tim làm việc và một số nguy cơ nhỏ về sự phát triển một ung thư khác ở giai đoạn sau của cuộc sống. Các bác sĩ sẽ giải thích về bất kỳ một tác dụng phụ muộn nào có thể xảy ra.
Các thử nghiệm lâm sàng
Ở nhiều nước, nhiều trẻ được điều trị như một phần của thử nghiệm nghiên cứu lâm sàng. Thử nghiệm lâm sàng giúp cải thiện sự hiểu biết của chúng ta về các biện pháp tốt nhất để điều trị bệnh (luôn được so sánh các điều trị chuẩn với phương pháp điều trị mới hoặc cải tiến). Các bác sĩ chuyên khoa thực hiện các thử nghiệm lâm sàng đối với bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính. Các bác sĩ điều trị cho đứa trẻ sẽ nói với bố mẹ của chúng để tham gia vào thử nghiệm lâm sàng (nếu thích hợp) và sẽ trả lời mọi câu hỏi họ hỏi. Tham gia vào thử nghiệm lâm sàng là hoàn toàn tự nguyện và họ có nhiều thời gian để quyết định nếu nó đúng đắn với con của họ.
Theo dõi
Hầu hết các trẻ bị bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính được chữa khỏi. Nếu bệnh bạch cầu trở lại, bình thường trong vòng 3 năm đầu sau điều trị. Điều trị bổ sung có thể được thực hiện. Các tác dụng phụ kéo dài hiếm xảy ra và hầu hết trẻ bị bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính phát triển và lớn lên bình thường.
Nếu bố mẹ trẻ có sự quan tâm đặc biệt về tình trạng và điều trị của con mình, cách tốt nhất là thảo luận với bác sĩ của họ, người biết rõ về tình hình bệnh của đứa trẻ.
Cảm giác
Như một người cha mẹ, thực tế là khi con của họ bị ung thư là một tình trạng tồi tệ nhất họ phải đối mặt với căn bệnh này. Họ có thể có nhiều cảm xúc khác nhau, như sợ hãi, thấy có tội, đau buồn, lo lắng, giận dữ... Đây là các phản xạ bình thường và là một phần của quá trình mà nhiều bậc cha mẹ trải qua vào thời điểm khó khăn như thế.

Thường được biết đến với tên “bệnh bạch cầu trẻ em”, vì đây là dạng ung thư phổ biến nhất ở trẻ nhỏ, chiếm khoảng 30% trong tổng số trẻ mắc ung thư. Bệnh xảy ra tại các tế bào lim-phô ở trong tủy xương và toàn bộ cơ quan lim-phô của cơ thể. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống miễn dịch của trẻ. Thưởng xuất hiện ở trẻ từ 2 đến 8 tuổi.
 
Bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp tính ở trẻ em

Bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp tính có thể gặp ở trẻ em mọi lứa tuổi và nam giới và nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh như nhau.
Bệnh bạch cầu là một loại ung thư của tế bào bạch cầu (tế bào máu trắng). Tất cả các tế bào máu do tuỷ xương tạo ra. Tuỷ xương là một chất ở lõi của một số xương trong cơ thể. Tuỷ xương chứa:
- Hồng cầu (tế bào máu đỏ) mang oxy đi khắp cơ thể.
- Bạch cầu (tế bào máu trắng) giúp chống lại nhiễm trùng.
- Tiểu cầu giúp tạo thành cục máu đông và kiểm soát sự chảy máu.
Có hai loại bạch cầu khác nhau: tế bào lympho và các tế bào tuỷ (bao gồm các bạch cầu đa nhân trung tính). Các bạch cầu này cùng nhau chống lại sự nhiễm khuẩn. Bình thường, các tế bào bạch cầu tự sửa chữa và tái sinh theo một trật tự và theo con đường được kiểm soát. Tuy nhiên, trong bệnh bạch cầu quá trình này thoát khỏi sự kiểm soát và các tế bào tiếp tục phân chia, nhưng không trưởng thành.
Các tế bào đang phân chia không trưởng thành này chiếm đầy trong tuỷ xương và ngăn cản sự tạo ra các tế bào máu khoẻ mạnh. Vì các tế bào bạch cầu ác tính không trưởng thành nên chúng không làm được chức năng bình thường của chúng. Điều này dẫn tới nguy cơ nhiễm khuẩn tăng. Bởi vì tuỷ xương không sản xuất đủ hồng cầu và tiểu cầu khoẻ mạnh, các triệu chứng như thiếu máu và các vết thâm tím do chảy máu có thể xảy ra.
Có 4 loại bệnh bạch cầu chính:
- Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính
- Bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp tính
- Bệnh bạch cầu lympho bào mạn tính
- Bệnh bạch cầu dòng tuỷ mạn tính.
Các bệnh bạch cầu mạn tính thường gặp ở người trưởng thành và cực kỳ hiếm gặp ở trẻ em và người trẻ tuổi. Mỗi loại bệnh bạch cầu có đặc trưng và cách điều trị riêng.
Bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp tính
Bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp tính là sự sinh sản quá mức các bạch cầu dòng tuỷ không trưởng thành (các tế bào non). Các tế bào bắt đầu biểu hiện một số đặc điểm của các tế bào dòng tuỷ, đây là biểu hiện sự biệt hoá. Các tế bào không cho thấy các dấu hiệu trở thành một loại bạch cầu đặc biệt được gọi là không biệt hoá.
Có các thứ typ của bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp tính khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ chính xác của loại tế bào trở thành bệnh bạch cầu, giai đoạn tế bào phát triển (trưởng thành) và có các tế bào không biệt hoá hay không. Phân chia được các thứ typ của bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp tính là quan trọng vì nó giúp bác sĩ quyết định phương thức điều trị tốt nhất.
Có nhiều hệ thống phân loại các thứ typ của bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp tính. Hệ thống phân loại được sử dụng phổ biến nhất là hệ phân loại FAB (Anh-Mỹ-Pháp)
Phân loại FAB về bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp tính
- M0: bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp tính với bằng chứng biệt hoá dòng tuỷ tối thiểu.
- M1: bệnh bạch cầu nguyên bào tuỷ cấp tính không trưởng thành
- M2: bệnh bạch cầu nguyên bào tuỷ cấp tính có trưởng thành.
- M3: bệnh bạch cầu tiền tế bào tuỷ cấp tính.
- M4: bệnh bạch cầu tế bào đơn nhân dòng tuỷ cấp tính.
- M5: bệnh bạch cầu nguyên bào đơn nhân/tế bào đơn nhân cấp tính.
- M6: bệnh bạch cầu hồng cầu cấp tính.
- M7: bệnh bạch cầu nguyên mẫu tiểu cầu.
Các nguyên nhân của bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp tính
Nguyên nhân chính xác của bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp tính vẫn chưa được biết. Các nghiên cứu đang cố gắng tìm ra nguyên nhân có khả năng gây ra bệnh này. Trẻ em có các rối loạn gen nào đó, như hội chứng Down hoặc hội chứng Li-Fraumeni, được biết có nguy cơ cao để phát triển thành bệnh bạch cầu. Anh chị em của đứa trẻ bị bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp tính có tăng nguy cơ nhẹ để phát triển thành bệnh này, mặc dù nguy cơ này vẫn còn ít. Các loại ung thư khác như thiếu máu bất thục sản hoặc hội chứng loạn sản tuỷ có thể làm tăng nguy cơ phát triển thành bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp tính ở trẻ em.
Trong những năm gần đây, đã có các công bố về bệnh bạch cầu thường xảy ra ở các đứa trẻ sống ở gần các nhà máy hạt nhân hơn hoặc ở gần các đường điện cao thế. Nghiên cứu đang tiến hành xem xét nếu có một mối liên hệ chắc chắn giữa các yếu tố này với bệnh bạch cầu, nhưng hiện tại vẫn chưa có bằng chứng về điều này.
Bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp tính, giống như các loại ung thư khác, không lây nhiễm và không thể truyền sang cho người khác được.
Các dấu hiệu và các triệu chứng
Khi các tế bào bạch cầu ác tính nhân lên trong tuỷ xương, sự sản xuất các tế bào máu giảm. Do đó trẻ em có thể bị mệt mỏi và do thiếu máu, nó thường bị gây ra bởi sự thiếu hồng cầu. Chúng có thể bị các vết bầm tím và chảy máu kéo dài do thiếu tiểu cầu trong máu. Đôi khi, trẻ em bị nhiễm khuẩn vì số lượng bạch cầu bình thường thấp.
Trẻ bị bệnh có thể thường cảm thấy không được khoẻ và có thể phàn nàn về các cơn đau ở các chi hoặc có thể có hạch lympho bị sưng.
Đầu tiên, các triệu chứng của bệnh giống như các triệu chứng của bệnh cúm, nhưng khi bệnh kéo dài hơn 1 hoặc 2 tuần, chẩn đoán thường rõ ràng.
Chẩn đoán bệnh như thế nào
Một xét nghiệm máu thường cho thấy số lượng bạch cầu bình thường thấp và có mặt các tế bào bạch cầu bất thường. Lấy một mẫu tuỷ xương cần thiết cho việc chẩn đoán xác định.
Một xét nghiệm được gọi là chọc tuỷ sống được làm để xem nếu dịch tuỷ sống có chứa các tế bào bạch cầu ác tính không. Chụp XQ ngực cũng được làm, nó sẽ chỉ cho thấy tuyến ức ở trong ngực có to ra không. Các xét nghiệm khác có thể cần thiết tuỳ thuộc vào các triệu chứng của trẻ bị bệnh.
Các xét nghiệm này sẽ giúp để xác định loại bệnh bạch cầu chính xác.
Điều trị
Mục đích điều trị bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp tính là để tiêu diệt các tế bào bạch cầu ác tính và có khả năng để phục hồi tuỷ xương trở lại bình thường. Điều trị hoá chất là phương thức diều trị chính đối với bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp tính. Thông thường, sự kết hợp giữa các thuốc hoá chất được sử dụng theo một kế hoạch điều trị (thường được gọi là một phác đồ). Điều trị hóa chất được chia làm nhiều giai đoạn:
Điều trị tấn công: giai đoạn này liên quan tới việc điều trị tấn công, mục đích là tiêu diệt càng nhiều các tế bào bạch cầu ác tính càng tốt nếu như có thể. Nó thường liên quan tới 2 chu kỳ kết hợp hoá chất. Xét nghiệm tuỷ xương ở cuối giai đoạn điều trị tấn công để khằng định xem trẻ vẫn còn bị bệnh bạch cầu hay không. Khi không có bằng chứng của bệnh bạch cầu, tình trạng của trẻ được xem như là đang "thuyên giảm".
Điều trị sau khi bệnh thuyên giảm: khi không có dáu hiệu của bệnh bạch cầu trong máu hoặc tuỷ xương, thường sử dụng điều trị bổ sung. Giai đoạn điều trị này nhằm tiêu diệt bất kỳ tế bào bạch cầu ác tính nào còn sót lại và giúp ngăn ngừa bệnh tái phát. Điều trị giai đoạn này thường cần 2 hoặc 3 chu kỳ hoá chất hoặc nhiều hơn.
Ghép tuỷ xương: ghép tuỷ xương chỉ được sử dụng đối với các trẻ bị bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp tính có thể tái phát sau điều trị hoá chất chuẩn hoặc đối với các trẻ bị bệnh bạch cầu tái phát sau điều trị chuẩn.
Điều trị hệ thần kinh trung ương: bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp tính đôi khi có thể phát triển ở trong não hoặc tuỷ sống. Bệnh này có thể được ngăn cản bằng tiêm hoá chất trực tiếp vào dịch tuỷ sống (tiêm nội tuỷ) trong quá trình chọc tuỷ sống. Điều trị hoá chất nội tuỷ thường được sử dụng sau 2 chu kỳ điều trị hoá chất đầu tiên. Đôi khi, cần được điều trị tấn công hơn nữa và thường được sử dụng các thuốc nội tuỷ đến tận khi tất cả các giai đoạn điều trị hoá chất thường quy được hoàn thành. Đôi khi, điều trị tia xạ vào não cũng cần thiết.
Các tác dụng phụ của điều trị
Nhiều loại điều trị ung thư sẽ gây ra các tác dụng phụ. Bởi vì trong khi điều trị để giết các tế bào ung thư, chúng cũng có thể làm tổn hại một số tế bào bình thường. Một số tác dụng phụ chính là:
- Rụng tóc
- Giảm số lượng tế bào máu do tuỷ xương sản xuất ra, nó có thể gây thiếu máu, tăng nguy cơ các vết thâm tím, chảy máu và nhiễm khuẩn.
- Ăn không ngon miệng và sút cân.
- Nôn và buồn nôn.
Hầu hết các tác dụng phụ là tạm thời và có các cách để làm giảm các tác dụng phụ và hỗ trợ trẻ bị bệnh vượt qua các tác dụng phụ này. Các bác sĩ sẽ nói với bố mẹ bệnh nhi về bất kỳ tác dụng phụ nào có thể xảy ra.
Các tác dụng phụ muộn
Một số nhỏ trẻ có thể bị các tác dụng phụ muộn, đôi khi hàng năm sau. Các tác dụng phụ này bao gồm các vấn đề có thể xảy ra về dậy thì và sinh sản, một thay đổi trong cách tim làm việc và một số nguy cơ nhỏ về sự phát triển một ung thư thứ hai ở giai đoạn sau của cuộc sống. Các bác sĩ sẽ giải thích về bất kỳ một tác dụng muộn nào có thể xảy ra.
Các thử nghiệm lâm sàng
Ở nhiều nước, nhiều trẻ được điều trị như một phần của thử nghiệm nghiên cứu lâm sàng. Thử nghiệm lâm sàng giúp cải thiện sự hiểu biết của chúng ta về cách tốt nhất để điều trị bệnh (luôn được so sánh các điều trị chuẩn với phương pháp điều trị mới hoặc cải tiến). Các bác sĩ chuyên khoa thực hiện các thử nghiệm lâm sàng đối với bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp tính. Nhóm nhân viên y tế điều trị cho đứa trẻ sẽ nói với bố mẹ của chúng để tham gia vào thử nghiệm lâm sàng (nếu thích hợp) và sẽ trả lời mọi câu hỏi họ hỏi. Tham gia vào thử nghiệm lâm sàng là hoàn toàn tự nguyện và họ có nhiều thời gian để quyết định nếu nó đúng đắn với con của họ. Hiện tại, thử nghiệm lâm sàng chủ yếu đối với bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp tính được gọi là '' AML 15''
Theo dõi
Nhiều trẻ bị bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp tính được chữa khỏi. Nếu bệnh bạch cầu trở lại, bình thường trong vòng 3 năm đầu sau điều trị. Hầu hết trẻ bị bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp tính phát triển và lớn lên bình thường.
Nếu bố mẹ trẻ có sự quan tâm đặc biệt về tình trạng và điều trị của con mình, cách tốt nhất hỏi bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhi, người biết rõ về tình hình bệnh của đứa trẻ.
Cảm giác
Như một người cha mẹ, thực tế là khi con của họ bị ung thư là một tình trạng tồi tệ nhất họ phải đối mặt với căn bệnh này. Họ có thể có nhiều cảm xúc khác nhau, như sợ hãi, thấy có tội, đau buồn, lo lắng, giận dữ... Đây là các phản xạ bình thường và là một phần của quá trình mà nhiều bậc cha mẹ trải qua vào thời điểm khó khăn như thế.
 
Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính

Bạch cầu Lympho mãn.
I. Đại cương.
Bệnh BC Lympho mãn là bệnh lý ác tính của dùng Lympho B ( chỉ dưới 2% là của dòng Lympho T ) thể hiện là sự xâm ngấm các tế bào Lympho nhỏ ở máu ngoại vi, tủy xương hạch và lách so với số lượng lớn. Bệnh tường sẩy ra ở lứa tuổi 50, nhưng có gặp ở tuổi trẻ. Bệnh không liên quan đến tia xạ hóa chất, virut. Một số nghiên cứu ở thụy điển cho thấy có liên quan đến trường điện từ tần số công nghiệp.
BC Lympho mãn gặp nhiều ở Mý, châu âu, là bệnh máu ác tính ít gặp nhât.Ở châu á và VN bệnh này hiếm gặp.
II. Lâm sàng.
Hạch to là chủ yếu.
+ Hạch ngoại vi: To toàn thân, gặp nhiều ở vùng cổ, nách, đối xưng hai bên. Chắc không dau, di động dễ dàng, kích thước to nhỏ khác nhau và có những hạch rất to.
+ Hạch sâu:
Vùng trung thất thường hạch không to lắm.
Thường gặp hạch vùng bụng mà dọc theo động tĩnh mạch chủ, chụp hệ bạch mạch thấy rõ ràng. Có khi hạch rất to, khám vùng bụng, thắt lưng có thể cảm giác được hạch, có thể thấy triệu chứng phù hai chi dưới, cổ trướng do chèn ép của hạch.
+ Lách to: vừa phải hay rất to gặp khoảng 50% trường hợp, có thể có biểu hiện cường lách.
Gan ít khi to, có khi Amidal rất to.
III. Xét nghiệm.
- Máu: BC tăng vừa phải trong khoảng 50 G/L, trong đó lymphocyt chiếm đến 70-80% thậm chí 99%. Lymphocyt nhỏ hình thái nói chung bình thường, tỷ lệ lymphoblast và prolymphocyt thấp, có khi không có.
HC và TC thường giảm nhẹ hoặc không giảm trừ thời khỳ cuối.
- Tủy đồ: Giàu tế bào, cũng như máu ngoại vi, tỷ lệ lymphocyt rất cao thường trên 50% tổng số tb có nhân trong tủy xương, lymphoblast cũng ít.
XN nhiễm sắc thể: thường thấy Trisomy 12 ( 50% ). Nếu là BC lympho T ( hiếp gặp ) thì thường thấy chuyển đoạn 14-14.
- Biểu hiện rối lạn miễn dịch: Bệnh BC Lympho mãn là một bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải, suy giảm cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào, cho nên biến chứng nhiễm khuẩn là yếu tố đe dọa tử vong ở gian đoạn cuối.
- Thường giảm IgG, IgA hay IgM huyết thanh, giảm tỷ lệ chuyển dạng lympho với PHA.
- Huyết tán tự miễn hoặc XH giảm TC tự miễn rất hay gặp với Coombs (+) trên 20% trường hợp.
IV. Các thể bệnh không điển hình.
Có rất nhiều, đáng chú ý đến các thể sau:
- Thể bụng: Không có hạch ngoại vi, chỉ có hạch ở bụng với các triệu chứng toàn thân nặng: sốt, thiếu máu, sờ thấy U ở bụng, cổ trướng. Bệnh tiến triển nặng cần chẩn đoán phân biệt với non – Hodgkin lymphoma.
- Thể lách: Không có hạch to, chỉ có lách to, chẩn đoán dựa vào huyết tủy đồ.
- Thể mất bù: Lách to, suy tủy nặng, tiên lượng xấu.
- Thể ẩn: BC không tăng hoặc tăng ít, tiến triển chậm.Chẩn đoán dựa vào tủy đò, sinh thiết tủy.
- Thể da: Triệu chứng tạ da nổi bật bởi các hòn, các dát sẩn ở da do thâm nhiễm BC lympho, có thể có ban đỏ toàn thân.
V. Giai đoạn lâm sàng.

Theo Binet
Sống(năm)

Theo Rai
A.
Tăng BC lympho máu,
Dưới 3 nhóm hạch to,
Không giảm HC, TC
>8
0
Hạch không to
B
Trên 3 nhóm hạch to,
Không giảm HC, TC
5-6
I
Hạch to
C
Có thiếu máu hoặc
Xuất huyết giảm TC
2-5
II
Gan to hoặc lách to
III
Thiếu máu
IV
XH giảm TC
Ghi chú: Nhóm hạch bao gồm: Vùng cổ, vùng nách, vùng bẹn, gan và lách.
VI. Chẩn đoán phân biệt.
- Tăng BC Lympho lành tính:
Thường gặp ở trẻ em com và thường do nhiễm virut
Tăng BC Lympho do ho gà: Trong máu tăng BC Lympho vừa phải 20-30 G/L, trong tủy xương bình thường.
Bệnh Carlsmith: Gặp ở trẻ em, có viêm mũi họng, sốt, BC tăng cókhi tới 50-100 G/L trong đó chủ yếu là Lympho nhỏ, tủy xương BT.
- Tăng BC lympho vừa phải cong gặp ở một số bệnh truyền nhiễm như: thương hàn, lao, Brucellose, điểm cần chú ý là tất cả các trường hợp tăng Lympho lành tính đều là Lympho T.
- Bệnh Waldenstron: LS giống BC lympho mãn nhưng trong máu và tủy xương các tế bào lympho – plasmocytoid. Máu lắng tăng rất cao, HC xép hình chuổi tiền, độ nhớt máu tăng, điện di miễn dịch phát hiện paraprotein IgM.
VII. Biến chứng:
- Nhiễm khuẩn: ở giai đoạn cuối do đề kháng miễn dịch giảm.
- Thiếu máu huyết tán tự miễn.
- Xuất huyết giảm TC.
- Suy tủy do xâm lấn tổ chức Lympho
- Kết hợp với một số ung thư khác ( 10%) K đại tràng, K vú, K phổi.
VIII. Điều trị.
Là một bệnh có đời sống nói chung khá dài, vì vậy trước điều trị cần phải tìm đủ biện pháp chẩn đoán xác định và chẩn đoán giai đoạn. Ở những bệnh giai đoạn sớm A hoặc O, I thì không phải điều trị đặc hiệu, chủ yếu là theo dõi định kỳ. Chỉ cần điều trị ở gian đoạn B, C hoặc II, III, IV.
- Hóa trị liệu:
Các thuốc kinh điển: Chlorambucil 0,1-0,2 mg/kg/24 giờ
Cyclophosphamid 2,5mg/kg/ngày uống hoặc tiêm 200mg cách nhật.
Thuốc mới: Deoxycoformycin, 2-chlorodeoxyadenoxin, fludarabin.
- Corticoid:
Prednisolon1mg/kg/ngày chỉ dùng với các thể bệnh có rối loạn miễn dịch rõ như Coombs(+), huyết tán tự miễn, giảm TC tự miễn, suy tủy.
- Quang tuyến: Tia toàn thân, tia khu trú vào khu hạch to kết hợp với hóa chất, tia ngoài cơ thể thông qua một Shunt động – tĩnh mạch.
- Huyết thanh anti lymphocyt.
- Hóa chất khác: khi các hóa chất trên không đáp ứng thì thì có thể kết hợp các alkylant khác và Vincristin, Doxorubicin.
- Cắt lách: Chỉ định khi có cường lách, thiếu máu huyết tan tự miễn, giảm TC tự miễn.
- Điều tri triệu chứng và biến chứng: truyền các thành phẩm máu, kháng sinh, gamma gloobulin …
 
Bài viết đầu tiên mình có đọc rồi, còn 2 bài cón lại thì mình chưa đọc. Mình sẽ tham khảo và tìm hiểu. Cảm ơn bài của bạn hén!
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top