nuôi cấy mô chuối

Trồng chuối nuôi cấy mô

Chuẩn bị đất:
Chọn đất: đất dễ thoát nước, đất thịt nhẹ, không quá chua hoặc mặn, độ dày tầng canh tác >50cm.
Kỹ thuật làm đất và đào hố: đất phải cày bừa kỹ, sạch cỏ, kích thước hố 40 x 40 x 40 cm.
Mật độ: 2.000 – 2.400 cây/ha
- Cách 1: hàng cách hàng 2,2 m, cây cách hàng 2,5m. Tương đương với mật độ 60 – 70 cây/sào Bắc bộ.
- Cách 2: trồng theo khóm 2 cây, khoảng cách: hàng cách hàng 3,5 m, khóm cách khóm 3 m, khoảng cách giữa 2 cây trong khóm 50 – 60 cm. Tương đương với mật độ 78 – 80 cây/sào Bắc bộ.
- Cách 3: trồng 3 khóm cây. Khoảng cách: hàng cách hàng 3,5 m, khóm cách khóm 3,5 m, cây cách cây trong khóm 70 cm. Tương đương với mật độ 80 – 90 cây/sào Bắc bộ.
Khi trồng theo cách 3 chỉ nên duy trì thu hoạch 2 năm thì hủy toàn bộ vườn chuối và trồng lại.
Bón phân: lượng bón: đạm 290 g/hố; Kali 370 g/hố; lân 600 g/hố; phân chuồng 5 – 7 kg/hố.
Bón lót: mỗi hố lót 5 – 6 kg phân chuồng trộn đều với 400 g phân lân + 10 – 15 g Furadan. Sau đó lấp đất trồng cây lên trên.
Bón thúc: ngoài phân bón lót cần bổ sung phân cho cây vào các đợt như sau:
+ Đợt 1: 10 – 20 ngày sau trồng 10g Urê/hốc.
+ Đợt 2: 30 ngày sau trồng 10 g Urê + 10 g Kali/hốc.
+ Đợt 3: 60 ngày sau trồng 40 g Urê + 50 g Kali/hốc
+ Đợt 4: 120 ngày sau trồng 100 g Urê + 100g Kali/hốc.
+ Đợt 5: 180 ngày sau trồng 100 g Urê + 100 g Kali/hốc.
+ Đợt 6: Trước khi trổ buồng (khi cây ra lá non) 30 g Urê + 100 g Kali/hốc.
Cách bón: ở giai đoạn cây non có thể hòa nước tưới, ở giai đoạn cây trưởng thành bón theo hố cách gốc 0,5 – 0,6 m (hố sâu 5 – 6 cm rồi lấp đất lại).
Kỹ thuật trồng: sau khi lót phân phủ đất, tiến hành xé túi bầu, đặt cây ngay ngắn giữa hố, giữ cho cây đứng thẳng, phủ đất cho kín gốc. Phần xung quanh vùng rễ cây nên lấp bằng đất nhỏ. Tưới nước từ từ kết hợp với lắc nhẹ cây chuối cho đất trôi theo nước lèn chặt gốc cây và tiếp xúc với rễ. Sau đó phủ rơm rạ xung quanh hốc, tưới nước giữ ẩm (tránh làm vỡ bầu cây) chú ý khi trồng tránh để cây tiếp xúc với phân lót.
Tưới nước: chuối là cây chịu nóng kém, nhưng lại cần rất nhiều nước vì vậy cần phải thường xuyên tưới nước cho cây giữ ẩm để cây có thể phát triển bình thường. Thiếu nước lá sẽ ra chậm và trổ buồng chậm, buồng nhỏ năng suất kém.
Kỹ thuật tỉa mầm để chồi non:
- Trên mỗi cây mẹ chỉ nên để 2 chồi con, có thời gian cách nhau bốn tháng, nên chọn chồi ở xa gốc cây mẹ và tránh vị trí dưới buồng chuối. Chọn tuổi chuồi so le sao cho 1 năm được thu hoạch từ 2 buồng.
- Bẻ bắp bao, quầy chuối: sau khi trổ buồng xong hàng hoa cái thì tiến hành bẻ bắp. Nên bẻ bắp vào buổi trưa để hạn chế sự mất nhựa, sau đó có thể dùng bao giấy xi măng để bao buồng chuối hạn chế nám trái hoặc côn trùng phá hại…
 
thank bạn nha. như đó là kỹ thuật trồng chuối nuôi cấy mô thì mình cũng biết rồi. mình muốn hỏi về các bước trong kỹ thuật nuôi cấy mô chuối. tức là giai đoạn trong phòng chứ không phải giai đoạn ngoài đồng. tạo môi trường, sử lý mẫu, cấy va đưa ra vườn ươn những cái này mình không biết được và phải trải qua những bước nào
 
Trong qui trình nuôi cấy mô, gồm các bước:
1. Chọn lọc cây mẹ và giám định bệnh
2. Tạo chuồi ban đầu và nhân chồi in vitro
3. tái sinh cây hoàn chỉnh
4. Ra cây trong nhà lưới.


Bước 1: Chọn lọc cây mẹ và giám định bệnh. Chọn lọc cây mẹ đầu dòng ưu tú bao gồm chọn các đặc tính tốt của cây như: sinh trưởng khoẻ mạnh, năng suất cao, chất lượng quả ngon và phải đúng giống. Cây sau đó được giám định kiểm tra các loại bệnh do virus như BBTV, CMV, BSV..... bằng các kỹ thuật PCR và ELISA. Các cây được chọn lọc phải hoàn toàn sạch các bệnh nêu trên, sau đó, được trồng trong nhà lưới để thu chồi nhân giống.
Bước 2: Tạo chồi ban đầu và nhân chồi in-vitro. Con chuối có chiều cao từ 0,5-1,0 m lấy từ cây mẹ đầu dòng (bước 1), tách bỏ những lớp thân giả và phần rễ củ bên ngoài, khử trùng bằng dung dịch cồn 70%. Mẫu cấy có kích thước 1,5 x 1,5 x 1,0 cm được đưa vào môi trường tái sinh chồi (MS + 4 mg/l BA + 0,5 mg/l IAA + 30g/l sucrose +0,9 % agar Hạ Long). Sau 4-5 tuần, khoảng 10-12 chồi/ mẫu cấy sẽ được tái sinh. Tách mẫu cấy đã tái sinh ra từng cụm nhỏ mang 3-4 chồi, cấy sang môi trường nhân nhanh cụm chồi (MS +5mg/l BA +0,1 mg/l IAA + Ademin 80 mg/ l+ 30g/l sucrose + 0,9 % agar Hạ Long), cấy chuyền sau 4-5 tuần/ lần. Số lần cấy chuyền không vượt quá 6 lần.
Bước 3: Tái sinh cây hoàn chỉnh. Môi trường tái sinh (MS BAP 2 mg/l + 20g/l sucrose + than hoạt tính 0,1-0,15%) sẽ được bổ sung vào bình nuôi cấy nhằm giúp chồi vươn dài và ra rễ sau 3-4 tuần nuôi cấy.
Bước 4:Ra ngôi cây trong nhà lưới. Cây tái sinh trong bình cấy sẽ được chuyển ra nhà lưới giữ trong điều kiện mát sau 2-3 tuần trước khi ra ngôi. Cây ra ngôi cao trên 5 cm sẽ được trồng trực tiếp trong bầu đất phân gà + bao trái, xơ dừa + cát (1:1:1:1) còn những cây nhỏ hơn sẽ được chăm sóc tập trung trong khay nhựa khoảng 2-3 tuần rồi mới chuyển ra bầu đất. Cây con trước khi trồng phải đạt tiêu chuẩn cao từ 20-30 cm và mang 6-7 lá.
 
Chuoi la cay de tinh lam, neu ban chi can nhan ko thoi, thi ban dung mat ngu - tu cu chuoi i nem no vao MS + BAP, nho nhan len am am. Hoi BSc toi lam cai nay nhung lau roi nen ko nho %BAP, ban cu thu vai cai la ra lien a.
 
gởi cho bạn bài nuôi cấy mô cây chuối nè. chúc bạn thành công.
 

Attachments

  • NHAN_GIONGi_in_Vitro_CAY_CHUOI_Cavendish.pdf
    1.2 MB · Views: 386
may anh cho em xin tieu chuan cua cay choiu ngoai vuon va trong phong mo dc ko ah.
ai co cho e voi nha. e xin cam on ah!
 
mình cũng đang chọn cây để làm đồ án tốt nghiệp đây, nhưng chưa biết chọn cây gì đây. tiện đây mọi người gợi ý cho mình với!!!!!!!!
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top