Xin tài liệu về các loài động vật

mrnam102

Junior Member
Em rất muốn tìm hiểu về các loại động vật, nhưng không biết tìm tài liệu ở đâu. Ai trong forum có những tài liệu về các loài động vật ( Tên, tập tính, nơi sống, lịch sử hình thành .......nói chung tất tần tật :D ) thỳ làm ơn share cho em với, em xin cám ơn rất rất nhiều
mail của em là : nhn_hl@yahoo.com(y)(y)(y)
 
Heo

Tên gọi: Heo rừng lai là con lai giữa heo rừng đực với heo nái là heo địa phương thả rông của người dân tộc thường nuôi (giống heo gần như hoang dã) tạo ra con lai với ưu thế lai cao của cả bố và mẹ: Có sức đề kháng mạnh, khả năng chịu đựng kham khổ với môi trường sống tự nhiên cao, ít dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt rất thấp…
Vóc dáng: Heo rừng lai cân đối, nhanh nhẹn, di chuyển linh hoạt, hơi gầy, dài đòn, lưng thẳng, bụng thon, chân dài và nhỏ, cổ dài, đầu nhỏ, mõm dài và nhọn, tai nhỏ vểnh và thính, răng nanh phát triển mạnh, da lông màu hung đen hay xám đen, một gốc chân lông có 3 ngọn, lông dọc theo sống lưng và cổ dày, dài và cứng hơn, ánh mắt lấm lét trông hoang dã… Trọng lượng lúc trưởng thành (con đực thường lớn hơn con cái), con đực nặng 50 - 70 kg, con cái nặng 30 - 40 kg…
Tập tính sinh hoạt và môi trường sống: Heo rừng lai hơi nhút nhát, thính giác, khứu giác tốt, sinh hoạt bầy đàn và chọn lọc tự nhiên thể hiện tính hoang dã… Thích sống theo bầy đàn nhỏ vài ba con, heo đực thường thích sống một mình (trừ khi heo cái động dục).
Môi trường sống thích hợp là vườn cây, trảng cỏ gần ao hồ… Thích hoạt động về ban đêm, ban ngày tìm nơi yên tĩnh, kín đáo để ngủ, nghỉ…
Giá trị và thị trường: Thịt heo rừng lai màu hơi nhạt, không đỏ như thịt heo nhà, nhưng nhiều nạc, ít mỡ, da mỏng và dòn, thịt dòn thơm ngon rất đặc trưng, hàm lượng Cholerteron thấp, người tiêu dùng rất ưa chuộng nên bán được giá cao…
Thấy được giá trị của heo rừng, những năm gần đây, nhiều hộ gia đình ở các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước… đã tổ chức thuần hoá heo rừng, tổ chức lai tạo, chăm sóc nuôi dưỡng heo rừng lai, tổ chức liên doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm với các nhà hàng, khách sạn ở các thành phố lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chọn giống và phối giống Chọn giống:
Chọn những con đầu thanh, ngực sâu, mình nở, hoạt bát, lưng thẳng, bụng to vừa phải, hông rộng, lông mịn, bốn chân chắc khoẻ, bộ phận sinh dục phát triển và hoạt động tốt. Nếu có điều kiện nên chọn lọc qua đời trước (dòng, giống bố mẹ, ông bà…), qua bản thân (ngoại hình, khả năng thích nghi, khả năng sản xuất…) và qua đời sau.
Ghép đôi giao phối:
Tốt nhất, nên cho heo rừng lai cái phối giống với heo rừng đực hoặc cho heo rừng lai cái phối giống với heo rừng lai đực để tạo ra con lai thương phẩm nuôi thịt…
Phối giống và thời điểm phối giống thích hợp:
Bỏ qua 1 - 2 lần động dục đầu tiên, vì cơ thể chưa hoàn thiện, trứng rụng ít, phối giống, đậu thai hiệu quả thấp.
Chu kỳ lên động dục của heo là 21 ngày, thời gian động dục kéo dài 3 - 5 ngày. Thời điểm phối giống thích hợp vào cuối ngày thứ 2 hoặc đầu ngày thứ 3 (tuỳ theo giống, tuổi), cho nên cần theo dõi biểu hiện của heo lên giống. Khi âm hộ chuyển từ màu hồng tươi sang màu hồng tái, có nếp nhăn và dịch nhờn tiết ra nhiều, tai chĩa về phía trước, có phản xạ đứng im (mê ì) là thời điểm phối giống thích hợp nhất.
Khi heo cái có dấu hiệu động dục ta cho heo đực vào vườn nuôi heo cái hay cho heo cái vào vườn nuôi heo đực. Heo đực sẽ phối giống liên tục, bất kể ngày đêm đến khi nào heo cái không chịu nữa mới thôi. Có thể cho phối kép 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát (hoặc ngược lại). Sau 21 ngày, heo cái không động dục trở lại, có thể heo cái đã có bầu.
Chuồng trại
Chuồng trại rất đơn giản, tuy nhiên, phải nắm vững một số đặc điểm và tập tính của heo rừng lai để bố trí chuồng trại.
Nên chọn chỗ đất cao và thoát nước để bố trí nuôi. Chỗ nuôi cũng nên có nguồn nước sạch. Nó không những cung cấp đủ nước cho heo uống mà quan trọng hơn là nó sẽ duy trì được hệ thực vật phong phú tại nơi nuôi chúng và giữ được độ ẩm thích hợp.
Chuồng trại càng cách xa khu dân cư và đường sá càng tốt. Bản năng hoang dã đã đưa chúng vào tình trạng hết sức cảnh giác và luôn hoảng hốt bỏ chạy khi nghe có tiếng động.
Ta có thể nuôi heo rừng lai theo kiểu nhốt trong chuồng hoặc nuôi theo kiểu thả rông trong những khu vực có cây xanh, có rào che chắn xung quanh. Điều quan trọng là hệ thống hàng rào phải hết sức chắc chắn. Ta có thể vây lưới B40 thành các vườn nuôi tự nhiên, có móng kiên cố (vì heo rừng lai hay đào hang), mỗi vườn nuôi rộng 50 - 100m2 (tuỳ theo khả năng đất đai) trong đó có chuồng nuôi rộng 20 - 30m2 nuôi khoảng 4 - 5 heo cái trưởng thành, chúng sẽ sống và sinh sản trực tiếp trong khu vực này. Heo đực giống nuôi riêng, mỗi con một vườn, mỗi vườn nuôi rộng 40 - 50m2 trong đó có chuồng nuôi rộng 5 - 10m2. Chuồng nuôi, có mái che mưa, che nắng, cao trên 2,5m, nền đất tự nhiên, có độ dốc 2 -3%… đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh mưa tạt, gió lùa…
Với quy mô ban đầu nuôi 10 con (1 đực, 9 cái) cần có 3 vườn nuôi. Hai vườn nuôi heo cái sinh sản, mỗi vườn rộng 50 - 100m2 trong đó có 2 chuồng nuôi, mỗi chuồng rộng 20 - 30m2. Một vườn nuôi heo đực giống rộng 40 - 50m2 trong đó có chuồng nuôi rộng 5 - 10m2…
Thức ăn và khẩu phần thức ăn:
Bao gồm, thức ăn xanh tươi (cỏ, cây các loại), thức ăn tinh (hạt ngũ cốc, củ quả, mầm cây, rễ cây các loại), muối khoáng như tro bếp, đất sét, hỗn hợp đá liếm... Thực tế cho thấy, heo rừng thường tìm đến nương rẫy mới đốt kiếm tro, đất sét để ăn.
Khẩu phần thức ăn cho heo rừng lai thông thường: 50% là rau, củ, quả các loại (có thể sản xuất tại trang trại), 50% là cám, gạo, ngũ cốc các loại, hèm bia, bã đậu… Mỗi ngày cho ăn 2 lần (sáng, chiều), một con heo lai trưởng thành tiêu thụ hết khoảng 2,0 - 3,0kg thức ăn các loại.
Thức ăn cho heo rừng lai, do con người cung cấp có thể thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng và sinh tố… cho nên ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu đạm, sinh tố, cần thiết phải bổ sung thêm đá liếm cho heo. Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có thể mua hay tự trộn theo tỷ lệ (muối ăn 100g; sắt sunphát 100g; đồng sunphát 50g; diêm sinh 100g; vôi tôi 1.000g… đất sét vừa đủ 3kg) cho heo liếm tự do cũng chỉ hết khoảng 20 - 25 gam/con/ngày.
Thức ăn của heo rừng lai chủ yếu là thực vật. Không nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để nuôi heo rừng lai vì nó sẽ làm cho phẩm chất thịt của heo rừng lai bị biến đổi và nhiều khi làm cho heo bị bệnh tiêu chảy...
Heo ăn thức ăn xanh tươi ít uống nước, tuy nhiên cũng cần có đủ nước sạch và mát cho heo uống tự do. Nước không có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng, nhưng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của heo, nhất là khi thời tiết nắng nóng…
Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, dọn bỏ thức ăn thừa, rửa sạch máng ăn, máng uống…
Chăm sóc nuôi dưỡng:
Heo rừng lai thích hợp với phương thức nuôi chăn thả trong vườn cây có rào dậu hay chăn thả tự nhiên, ít có sự tác động của con người. Heo rừng lai rất dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao.
Khẩu phần thức ăn chủ yếu là thức ăn tươi sống, rau, củ quả, mầm cây, rễ cây, thức ăn tinh gồm hạt ngũ cốc các loại, thức ăn bổ sung muối khoáng như tro bếp, đất sét… Ngoài ra, cũng có thể bổ sung vào chuồng nuôi hoặc vườn nuôi chăn thả một số thức ăn tinh hỗn hợp, xương, bột xương, bột sò, hỗn hợp đá liếm… cho heo ăn tự do có vậy thì răng nanh mới bị cùn bớt.
Heo đực giống: Quản lý và chăm sóc tốt, 1 heo đực có thể phối 5 - 10 heo cái. Heo đực giống phải nuôi riêng và có chế độ bồi dưỡng, nhất là thức ăn tinh giàu đạm. Ngày phối giống bổ sung thêm thức ăn tinh, 1 - 2 quả trứng, muối khoáng, sinh tố cho ăn tự do...
Heo cái giống: Heo rừng lai mắn đẻ, đẻ nhiều con, mỗi năm có thể đẻ 2 lứa,
 
mối & đặc tính của mối

Mối là côn trùng nguyên thủy thuộc bộ cánh bằng (Isoptera),niên đại tồn tai của mối có đến 200 triệu năm (theo Zalessky 1973) – Mối là tổ tiên của loài côn trùng. Phương thức sinh sống của mối(Isoptera và ong, kiến ( Hymenoptera) rất giống nhau . Chúng là côn trùng xã hội sống thành quần thể, tộc đoàn .


Mối và tập tính sinh học của mối
Mối, o­ng, kiến được xếp vào nhóm côn trùng “xã hội”. Khác với nhiều loại côn trùng đơn sinh, mỗi tổ mối là một “đơn vị sống ” hoặc được coi là một “xã hội ” riêng biệt. Trong mỗi tổ mối tuỳ theo từng loài, có từ vài trăm con đến hàng chục triệu con. Trên thế giới người ta đã giám định được trên 2700 loài, ở nước ta đã giám định được trên 80 loài. Giữa các loài chỉ có sự khác nhau về hình thái, về số lượng cá thể, về cấu trúc tổ… song đều có sự giống nhau là chúng sống quần thể. Mỗi quần thể đều có sự phân công theo chức năng. Ví dụ loài mối nhà (coptermes, formosanus shir), tổ mối trưởng thành có trên 10 triệu cá thể. Ngăn chặn sự tấn công của mối và điều thiết yếu để tránh những tác hại mà chúng có thể gây ra.
Tổ mối: các loại mối khác nhau thì cấu tạo tổ có khác nhau. Về phương diện chống mối, chúng ta cần quan tâm đến vị trí tổ, có thể chia làm hai dạng.
Tổ mối chỉ ở trong gỗ:
Ở nước ta, loài mối thường gặp là loài “mối gỗ khô ” (cryptotermes domesticus). Tổ chỉ là các hang rỗng, chúng đục dích dắc trong gỗ, chúng ở đâu thường đùn một phần phân ra ngoài, rơi xuống như đống cát nhỏ xíu. Căn cứ váo đặc điểm này có thể phát hiện ra chúng. Tuy chúng ở trong gỗ song cũng đục vào sách vở, quần áo để nơi kế cận tổ. Loài này mỗi tổ khoảng ba bốn trăm con, chỉ cần phát hiện tổ và dùng sơ ranh tiêm thuốc BQG-1 trực tiếp vào tổ là diệt được.
Tổ mối có liên hệ đến đất và nguồn nước:
moi%20mactotermts.jpeg

to%20moi%20trong%20cong%20trinh.jpg

Tất cả các loài mối khác khi kiến trúc tổ đều có nhu cầu đất hoặc nước ở ngoài tổ, phần lớn các loài có cấu trúc một hệ thống tổ gồm một tổ chính và nhiều tổ phụ để dung nạp được số lượng cá thể lớn, tổ chính có mối vua và mối chúa, có nhiều loài tổ ở sâu trong lòng đất đến 1-2m.
Hệ thống tổ của loài “mối nhà” (Copt. Formosanus) vừa ở dưới đất nền và trong các cấu kiện phía trên; đôi khi nằm hoàn toàn phía trên, song vẫn có đường nối với nguồn nước.
Đối với đê đập, độ rỗng của tổ mối có ảnh hưởng đến độ bền vững của công trình nên cần thiết phải phát hiện tổ để xử lý, kinh nghiệm lâu đời của nhân dân ta là vào mùa xuân, phát hiện thấy nấm vũ hoá là đào được tổ; các đối tượng khác, độ rỗng của tổ ít ảnh hưởng.
Các thành phần trong một tổ mối:
Trong tổ mối trưởng thành của các loài mối điển hình bao gồm các thành phần: Mối chúa; mối cánh; mối lính; mối thợ ,trứng mối.
Mối vua, mối chúa:
Mối chúa có trọng lượng lớn hơn 300 lần trọng lượng mối lao động, đảm nhiệm chức năng sinh sản chính trong tổ. Nếu diệt mối mà không diệt được “cỗ máy đẻ” này là chưa trừ tận “gốc”. Mối chúa và mối vua thường không ra khỏi tổ, trừ trường hợp ngập úng, chúng có thể rời tổ chính đến tổ phụ an toàn hơn song thường không ở ngay vị trí đang gây hại.
Mối chúa quả là một cỗ máy đẻ thực sự, cả quãng đời trưởng thành của nó được dành cho việc đẻ trứng, với nhịp độ hơn một quả trong 1 phút.
term_2%285%29.jpg

mối vua, mối chúa
trung%20moijpg%283%29.jpg

trứng mối

Mối thường sống thành những tập đoàn lớn. Một số xây tổ ở rất cao. Mối chúa và mối vua (nhỏ hơn mối chúa) sống ở trung tâm của tổ.
Mối chúa trưởng thành có một cơ thể khổng lồ giống như khúc dồi, chiều dài 10 cm, và thực sự là cỗ máy đẻ; đôi khi đẻ tới hơn 30 trứng trong một phút, nó không thể cử động và được các mối thợ, dài khoảng 4 cm chăm sóc, nuôi dưỡng.
Mối chúa bắt đầu cuộc đời của mình như một con cái giống với những chiếc cánh. Cùng với nhiều con cái khác và những con đực có cánh, nó bay khỏi tổ, nơi nó đã sinh ra, đó là sự chia đàn, nó hạ cánh ở một nơi nào đó, hai cánh tiêu biến và kết đôi với một con đực tạo ra một tập đoàn mới.
Mối cánh:
Trong tổ mối trưởng thành, bao giờ cũng có thành phần mối cánh. Mối cánh là do mối non trải qua một số lần lột xác mà thành. Chúng cũng đi kiếm ăn như mối lao động, Hàng năm vào cuối mùa xuân khi áp sấut không khí thích hợp, nhất là vào trước các cơn mưa dông hoặc lúc hoàng hôn; thời điểm này giảm bớt các thiên địch như chim, cóc…, chúng bay ra khỏi tổ và hướng tới những nơi có ánh sáng đèn. Sau 10 – 15 phút bay, thì rụng cánh, một con đực tìm một con cái, cắn đuôi, con cái sẽ dẫn đi tìm nơi cư trú, nếu thoát được các thiên địch và tìm được vết nứt do lún hoặc một điểm thích hợp chúng sẽ tạo ra một tổ mới. Như vậy phải loại bỏ được những điểm mà mối cánh có thể chui xuống làm tổ thì mới có thể phòng được mối lâu dài.
moi%20canh_6.jpg

Mối cánh
Mối lính:
Mối lính có bộ phận đầu và hai hàm răng phát triển. Đầu có màu nâu hồng, có hạch độc, mỗi khi chiến đấu tiết ra chất sữa mầu trắng có tính axít. Chức năng của mối lính là canh phòng,báo động, trinh sát hộ vệ mối lao động đi kiếm ăn;
termite%282%29.jpg

mối lính
Workertermitenho.jpg

mối thợ
khi gặp những tiếng động bất thường như có tiếng động mạnh, sự thay đổi cường độ ánh sáng, mùi lạ hoặc đường mui bị phá vỡ mối lính xông ra nơi có sự cố đồng thời báo động cho quần thể . Một con báo động, những con khác truyền tiếp, tạo ra những tiếng “rào rào”, tai ta có thể nghe được. Đặc điểm này được lợi dụng để phát hiện mối đang hoạt động.
Mối thợ:
Mối thợ hay còn gọi là mối lao động cũng từ mối non trải qua 5 đến 7 lần lột xác mà thành. Mối thợ có màu trắng sữa đồng đều từ đầu đến bụng. Chúng là thành phần quan trọng trong tổ, chiếm tới trên 80% tổng số cá thể, đảm nhiệm hầu hết các công việc của tổ như: kiếm thức ăn, xây dựng tổ nuôi mối chúa, mối non, mỗi lính bằng thức ăn, xây dựng tổ nuôi mối chúa, mối non, mối lính bằng thức ăn đã được chế biến qua đường ruột. Mối thợ cũng tham gia chiến đấu, khi mối ở tổ khác xâm lấn hoặc tổ bị tấn công. Do các đặc điểm trên, đặc biệt là đặc điểm giao lưu từ trong tổ với bên ngoài nên thành phần này được lợi dụng để tiệu diệt hệ thống tổ một cách gián tiếp như đầu độc hoặc gây bệnh lây nhiễm .
Thức ăn của mối:
Nguồn thức ăn của mối chủ yếu là các sản phẩm thực vật, trong đó thành phần quan trọng nhất là chất xơ (cel-lulose), vì vậy đối tượng bị mối gây hại rất đa dạng.
insides%281%29.gif
Thực vật sống:
nhiều loại mối lấy thức ăn từ cây sống, đặc biệt là vào màu khô hạn, cây sống còn cung cấp nước cho chúng, nhất là các cây còn non như bạch đàn, chè sắn, mía và các cây trồng khác.
Thực vật khô: Ruột của loài mối nhà tiêu hoá được chất xơ nên ngoài gỗ, tre nứa tất cả các sản phẩm được chế biến từ thật vật như giấy, vải … đều bị chúng phá hoại. Trên đường đến nguồn thức ăn, mối có thể đục qua nhiều loại vật liệu khác như xốp cách âm, cao su, đồng thời mang theo đất và độ ẩm làm nhiều thiết bị máy móc bị hư hỏng theo.Các loại mối khác nhau thường ăn chất xơ của gỗ trở trạng thái khác nhau. Mối nhà thích ăn gỗ thông màu trắng, trám trắng … còn tốt nguyên; một số loại mối đất lại ăn gỗ đã hơi bị mục. Với kỹ thuật nhử mối để tiêu diệt cần quan sát và lựa chọn loại mồi thích hợp và tác động thêm chất dinh dưỡng như nước đường, nước cháo hoặc các chất dẫn dụ khác.
 
Đom Đóm
Đom đóm hay con bọ phát sáng là những loài côn trùng cánh cứng nhỏ thuộc họ Lampyridae có khả năng phát quang. Đom đóm là bọn tiêu biểu cho vùng ôn đới mặc dù phần lớn các loài sống ở vùng nhiệt và cận nhiệt. Chúng là những sinh vật có tập tính hoạt động về ban đêm, con đực thường có cánh và bay vào những đêm đầu hạ. Nhiều loài, con cái không có cánh. Con đực, con cái và ấu trùng phát ra ánh sáng lạnh và thường có màu đỏ cam hay vàng xanh; một số loài thậm chí trứng cũng phát quang. Người ta cho rằng, ánh sáng giữ vai trò quan trọng trong tập tính sinh sản của chúng với mục đích hấp dẫn con khác giới.

Ánh sáng được phát ra bởi một cơ quan phát sáng nằm ở dưới bụng. Cơ quan này cấu tạo từ vài lớp tế bào nhỏ phản xạ ánh sáng và một lớp tế bào phát sáng. Tế bào phát sáng được điều khiển bởi thần kinh và các ống khí; oxy được cung cấp bởi các ống khí chuyển hóa luciferin của tế bào phát sáng thành oxyluciferin. Quá trình oxy hóa này được xúc tác bởi enzime luciferase đã giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng. Côn trùng kiểm soát việc phát sáng bằng cách điều hòa lượng không khí cung cấp cho tế bào. Cường độ và tần số phát sáng rất đa dạng phụ thuộc vào loài và đặc biệt là để phân biệt con đực với con cái.

Sự phát sáng tập thể (synchronized flashing) là đặc trưng của một số loài nhiệt đới. Đom đóm trưởng thành của nhiều loài không ăn uống. Ấu trùng nở từ trứng được đẻ ở các vùng đất ẩm ướt thường ăn các loại ốc và giun đất bằng cách chích vào con mồi dung dịch thủy phân. Ấu trùng hóa nhộng sau khoảng 1 - 2 năm. Cả ấu trùng và con cái không cánh đều được gọi là giun phát sáng (glowworms). Giun phát sáng phổ biến ở châu Âu là con cái của loài Lampyris noctiluca. Giun phát sáng châu Âu được coi như những con vật có lợi vì chúng tiêu diệt ốc và sên là những con phá hoại mùa màng.Có nhiều loại côn trùng phát sáng khác, bao gồm các thành viên của các họ cánh cứng khác.

Đom đóm thuộc ngành chân khớp (Arthropoda), lớp Côn trùng (Insecta), Bộ Cánh cứng (Coleoptera), họ Lampyridae

250px-Lampyris_noctiluca.jpg
 
1. Tập tính của bọ xít

Bọ xít đen (BXD) trưởng thành hoạt động tương đối mạnh. Chúng thường tập trung chích hút ở thân cây lúa đôi khi cả trên lá lúa. Ban ngày khi trời nắng nóng, BXĐ thường tập trung ở dưới khóm lúa, khi trời mát mẻ, vào buổi sớm và chiều tối, bọ xít hoạt động mạnh hơn và bò lên phía trên khóm lúa. Chúng thích ánh sáng đèn. Khi bị khua động bọ xít rơi xuống mặt nước và nằm im không cử động (giả chết) trong vài phút sau đó lại bò lên khóm lúa.
Trưởng thành di chuyển chủ yếu bằng cách bò, rất ít khi bay. Mối lần bay trong khoảng cách ngắn 2 - 3 m. Khi bị khua động mạnh cả bọ xít trưởng thành và bọ xít non đều tiết ra chất màu gỉ sắt, có mùi hôi nồng nặc.
Bọ xít trưởng thành tiến hành giao phối nhiều lần, sau khoảng 7 - 15 ngày bắt đầu đẻ trứng. Chúng có thể giao phối ở nhiều vị trí khác nhau: trên mặt lá lúa, trên thân bẹ lá, thậm trí cả trên mặt đất hay trên bờ. Trứng bọ xít đen được đẻ ở các bẹ lá dưới khóm lá lúa ngay sát mặt nước, cũng có khi được đẻ ở trên mặt lá, bẹ lá lúa và cây cỏ dại. ở giai đoạn đẻ nhánh, bọ xít đẻ trứng ở cả bẹ lá, thân cây và trên mặt lá lúa. Sang giai đoạn lúa đứng cái làm đòng cho đến trỗ, trứng được đẻ nhiều trên bẹ lá phần sát mặt nước và ở mặt dưới của lá. Kết quả này trùng với nghiên cứu của Bùi Xuân Phương (2003). Khi ruộng cạn nước, BXĐ có thể đẻ trứng cả trên mặt đất. Ngoài ra, trứng còn được đẻ trên các cây trồng hoặc cây dại là ký chủ phụ. Mỗi ổ trứng thường có từ 8-15 quả nhưng thường gặp nhiều nhất là ổ có 14 quả.
Bọ xít đen qua đông ở giai đoạn trưởng thành. Theo Hồ Khắc Tín (1987) và D. Dale (1994) vị trí qua đông của chúng là các kẽ đất nứt và các hang hốc. Kết quả theo dõi vào mùa đông năm 2003 tại Hà Nam cho thấy: Sau khi gặt (đầu tháng 10) chúng di chuyển từ ruộng lên bờ cỏ, chui hết vào kẽ đất ở bờ mương, càng rét đậm bọ xít càng chui sâu (5-10cm). Cuối tháng 2, chúng chui ra khỏi khe đất (nên dễ thấy các vết bùn đất trên mình) và gây hại trên mạ. Trên ruộng, ở phía có cây vụ đông độ ẩm thấp có 7,5 – 8,5 % bọ xít qua đông, còn ở khe đất phía lòng mương, nơi có độ ẩm cao có tới 81,5 – 82,5% số bọ xít qua đông.
Bọ xít non tuổi 1 mới nở hầu như không hoạt động. Chúng tập trung xung quanh ổ trứng và không chích hút. Nếu bị khua động chúng có thể di chuyển ra vị trí khác. Bọ xít non tuổi 2 bắt đầu chích hút. Nếu thiếu thức ăn thì chỉ sau 12 - 24 giờ bọ xít non sẽ chết. Bọ xít non ở tuổi này cũng rất ít hoạt động, thường tập trung ở phần gốc thân lúa. Khả năng chích hút gây hại của bọ xít non tuổi 3, tuổi 4, tuổi 5 tăng theo tuổi của chúng. Bọ non ở các tuổi này có tập tính tương đối giống với bọ xít trưởng thành chích hút ở phần gốc lúa.
2. Đặc điểm hình thái của bọ xít
Trứng: Hình cốc có nắp đậy, vỏ hơi xù xì không nhẵn, đáy được gắn chặt vào vị trí đẻ trứng. Trứng mới đẻ có màu xanh nhạt rồi sẫm dần lên. Sau khoảng 3 ngày trứng chuyển màu hồng nhạt rồi ngả sang màu vàng cam trước khi nở ra bọ xít non.
Bọ xít non: Trải qua 4 lần lột xác và có 5 tuổi.
+ Bọ xít non tuổi 1: Cơ thể bọ xít tuổi 1 gần như hình tròn, phần đầu và ngực có màu nâu đỏ. Phần bụng và các chân có màu vàng trong. Mặt lưng ngực và bụng đều thẫm hơn mặt bụng. Mắt đơn chưa phân biệt rõ, mắt kép có màu đỏ tươi. Râu đầu 5 đốt, đốt cuối to và dài hơn hẳn, các đốt còn lại có hình tròn. Tất cả các đốt râu đầu đều có lông bao phủ. Vòi hút kéo dài đến đốt ngực thứ 3.
+ Bọ xít non tuổi 2: Đầu tuổi 2 có màu sắc gần giống bọ xít non tuổi 1. Phần đầu của bọ xít non tuổi 2 đã nhô ra khỏi phần ngực. Mắt kép đỏ tươi, mắt đơn chưa phân biệt được., cơ thể còn dẹt. Cuối tuổi 2, mắt kép từ màu đỏ tươi chuyển thành màu nâu đỏ, phần bụng của bọ non có màu nhạt hơn, phần ngực sậm lại, mặt dưới của bụng có những chấm màu hồng xuất hiện. Cơ thể bọ xít non phình và căng tròn trước lúc lột xác. Vòi hút kéo dài đến hết đốt bụng thứ nhất.
+ Bọ xít non tuổi 3: Cơ thể hình bầu dục. lúc đầu có màu hồng rồi chuyển sang màu vàng nâu. Mắt kép có màu đỏ, chưa nhìn thấy mắt đơn. Phiến mai bắt đầu xuất hiện. Khắp cơ thể có những chấm nhỏ màu nâu hơi lõm. Vòi hút kéo dài đến đốt ngực thứ 3.
+ Bọ xít non tuổi 4: Lúc đầu, cơ thể mảnh dẹt, có màu hồng nhạt, sau đó sẫm dần. Đến cuổi tuổi, cơ thể căng mọng và màu sắc sáng dần. Mặt bụng có màu sáng hơn mặt lưng. Các vệt nâu trên mặt lưng nổi rất rõ có viền nâu đen, phía trong viền có màu sáng. Có 3 vệt, vệt thứ nhất nhỏ và kéo dài, hai vệt sau hình hơi bầu dục. Phiến mai đã kéo dài. Mầm cánh bắt đầu xuất hiện, kéo dài hết đốt ngực thứ 3. Phía dưới 2 mắt kép màu đỏ đã xuất hiện dấu vết của mắt đơn là hai chấm màu đỏ mờ.
+ Bọ xít non tuổi 5: Khi mới lột xác có màu hồng, sau đó xẫm dần. Mặt dưới phần bụng có các vệt màu xanh rêu. Cuối cùng cơ thể có màu nâu vàng hoặc nâu đen. Hình dáng tương đối giống bọ xít non tuổi 4, nhưng kích thước lớn hơn, phiến mai & mầm cánh dài hơn và che hết đốt bụng thứ nhất. Mảnh lưng ngực và phiến mai có màu hơi xanh, trên mảnh lưng ngực có 2 đốm màu trắng, 2 mắt đơn là 2 vệt màu hồng nhạt nằm dưới 2 mắt kép màu đỏ.
Bọ xít trưởng thành: Cơ thể hình bầu dục. Khi mới lột xác có màu trắng sữa, với những những chấm nhỏ màu hồng. Sau chuyển màu hồng và chuyển màu nâu. Sau khoảng 24 giờ, cơ thể trưởng thành có màu nâu đen cho đến khi trưởng thành chết. Trên bề mặt cơ thể có lớp lông cứng nhỏ màu vàng nâu bao phủ. Phiến mai kéo dài đến hết cơ thể đối với trưởng thành đực và không kéo dài hết có thể đối với trưởng thành cái. Phiến mai không che hết bề ngang cơ thể và có thắt eo ở giữa. Râu đầu mảnh dài có 5 đốt, đốt cuối dài to thon tròn có màu nâu đậm. Hai mắt kép có màu nâu đỏ, 2 mắt đơn ở phía dưới mắt kép có màu đỏ. Râu và chân bọ xít trưởng thành đều có màu nâu tro. Vòi hút kéo dài đến giữa đốt ngực thứ 3 ở trưởng thành đực và kéo dài hết đốt bụng thứ nhất ở trưởng thành cái. Bàn chân bọ xít trưởng thành có 5 đốt, có 2 máng và có một lớp lông bao phủ. Phần bụng màu đen có 6 đốt. Cơ quan sinh dục ngoài khác nhau giữa con đực và con cái.[http://www.lrc.ctu.edu.vn/pdoc/34/138-bxden.htm]



090122Cl1convat8.jpg

9. Bọ xít
090122Cl1convat10.jpg

10. Một loại sâu bọ có ở Singapore mà trên lưng chúng ta thấy như
có hình của mặt con Gloria.
 
Minh muon xin tai lieu ve ung dung ki thuat di truyen vi sinh vat, ung dung cu the luon nha, vi du nhu qui trinh san xuat insulin hay interferon hay vaccine gi do, cam on moi nguoi nhieu nha, giup minh voi vi tim hoai ma khong co tai lieu
 
cá hồi

Cá hồi là tên gọi cho một số loài cá da trơn sống ở các nước ôn đới và hàn đới thuộc họ Salmonidae. Cá hồi sống ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương và Hồ Great Lakes, Bán đảo Kamchatka, và ở Viễn Đông Nga. Ở Việt Nam, cá hồi đã được nuôi thành công ở Sa Pa.

Sự di cư của cá hồi

Cá hồi sống trong môi trường "nước động". Cá hồi sinh ra ở môi trường nước ngọt, nhưng cá con chỉ sống một thời gian ngắn ở môi trường này rồi tự bơi ra biển. Phần lớn quãng đời của cá hồi là sống trong môi trường nước mặn. Cá hồi di cư vì hai lý do: nguồn thức ăn và địa điểm sinh sản. Nguồn thức ăn của cá hồi là ở biển, trong khi đó cá lại sinh sản ở vùng nước ngọt.


Loài cá hồi khi di chuyển định hướng bằng mùi. Mỗi chú cá nhớ một mùi của dòng sông nơi nó sinh ra. Khi di chuyển qua đại dương trở về con sông sinh sản, con cá sẽ tìm thấy đường của nó một cách hoàn toàn bản năng vì mùi vị thân quen càng gần càng trở nên rõ rệt.


Sự di cư ngược dòng sông về các bãi đẻ chỉ xảy ra một lần trong đời của hầu hết cá hồi (Salmon). Khi đến tuổi sinh sản, cá hồi di cư hàng dặm để các bãi đẻ trứng. Khi về đến cửa sông, chúng tụ lại trong vùng nước lợ (nước hơi mặn) và đợi con nước lớn đưa chúng ngược lên dòng sông.


Hành trình ngược dòng sông có thể mất vài tháng. Những chú cá thường phải băng mình qua những thác nước và vách dốc để đến những con suối cạn đẻ trứng. Vì cá hồi không ăn ở vùng nước ngọt, nên chúng bị mất 40% khối lượng cơ thể vào thời gian đẻ trứng và thụ tinh cho trứng. Hầu hết chúng đều chết sau đó.



_var_blogusers_attachments_1113167774925_salmon.JPG
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top