Hiện tượng lạ khi thử phản ứng biến tính protein trứng với axit vô cơ mạnh

duongthanhnien

Junior Member
Em đang thực tập hóa sinh phần protein. Khi thử phản ứng biến tính protein trứng với axit vô cơ mạnh thì xảy ra hiện tượng lạ là: khi cho h2so4 đặc hoặc HCl đặc thì ban đầu xuất hiện kết tủa, sau đó khi cho thêm axit thì kết tủa tan, còn khi cho hno3 đặc ban đầu cũng xuất hiện kết tủa nhưng sau khi cho thêm axit tủa vẫn còn. Lạ thế!!!!!!!:botay:
 
Có lẽ quá trình thí nghiệm không chính xác, hóa chất hỏng... chứ khi có mặt axit (H+) thì protein vẫn bị đông tụ bình thường, đâu có chuyện tan, bản thân mình cũng mới làm thí nghiệm về phần này tuần trước mà!
 
Hoàn toàn tan, ngay cả cô giáo hóa sinh trường mình cũng nói rằng, trong các axit vô cơ mạnh, chỉ có một mình HNO3 đặc khi cho dư axit vẫn có kết tủa. Bọn mình đã thực tập với HCl và h2so4, kết quả cho dư axit thì tủa tan.....:???:
 
Hoá chất nhiễm bẩn rồi :mrgreen:Có lẽ nó tạo thành 1 hợp chất gì đó có gốc chứa N mà hog có với Cl hay SO4
 
cho acid vao den muc pH=pI pro se bi bien tinh thuan nghich, tuc bi tua, tiep tuc cho acid du thi pH khac pI tat nhien tua se tan ra thoi. con truong hop cho HNO3 du vao ma khong tan tua toi chua nghe ai noi bao gio. co le do hoa chat cua ban da co van de roi.
 
Thế thì em chịu, em nghĩ trường em rất nhiều khóa và cả thầy cô đã thí ngiệm đi thí nghiệm lại với HNO3, vẫn ra kết quả như thế thì có lẽ khó có thể ra hóa chất lạ tạp vào lắm, với lại nếu có hóa chất lạ tại sao những lọ axit kia lại ko có tủa chứ???? Em chỉ nghĩ có thể do protein trứng có thành phần protein chứa vòng thơm tạo hợp chất nitro hóa với HNO3 gây tủa nhưng em không khẳng định được.:???::???::???:
 
Nói chung lại mỗi protein đều có điểm đẳng điện của nó (pH =pI ) tại điểm pI phân tử chủ yếu ở dạng lưỡng cực ( tổng điện tích bằng 0 ) . vd với glycerin có pI là 5,97 và tại pH này nó có dạng + H3N-CH2-COO- , và lúc đó nó kết tủa .Còn ở bất kỳ điểm pH nào thấp hơn hay cao hơn pI của nó thì nó sẽ tan ra . Riêng với HNO3 khi cho thêm tủa vẫn không tan ra là do các nhóm phenyl trong protein tạo dẫn xuất nitro với acid nitric .
 
Nói chung lại mỗi protein đều có điểm đẳng điện của nó (pH =pI ) tại điểm pI phân tử chủ yếu ở dạng lưỡng cực ( tổng điện tích bằng 0 ) . vd với glycerin có pI là 5,97 và tại pH này nó có dạng + H3N-CH2-COO- , và lúc đó nó kết tủa .Còn ở bất kỳ điểm pH nào thấp hơn hay cao hơn pI của nó thì nó sẽ tan ra . Riêng với HNO3 khi cho thêm tủa vẫn không tan ra là do các nhóm phenyl trong protein tạo dẫn xuất nitro với acid nitric .
Em cũng không chắc chắn lắm, nhưng phản ứng nitro hóa vòng thơm bằng HNO3 bắt buộc phải có mặt tác nhân hút nước và làm tạo ra tác nhân NO2+ mới phản ứng được (như h2so4 chẳng hạn), nhưng không biết với cấu tạo của các protein trứng thì có làm phản ứng xảy ra dễ dàng hơn không??? Pó tay:tutu:
 
Phản ứng của protein với acid HNO3 được gọi là phản ứng xanthoproteic tạo thành một sản phẩm nitrate hóa có màu vàng. Phản ứng được tiến hành bằng cách thêm acid HNO3 đặc vào dung dịch protein sau đó đung nóng. Nếu như protein có chứa amino acid vòng thì sẽ xuất hiện màu vàng. Sau đó nếu bạn thêm base mạnh như NH4OH thì màu có thể chuyển thành màu cam.Điều này có thể thấy khi bạn bị acid nitric đặc dính vào da sẽ xuất hiện một đốm vàng ở đó.
 
Theo mình ở đây có khá nhiều nguyên nhân
Ở phổ thông
- hcl cho vào nước Cl2, hclO, clO.. có tính axit mạnh hơn
- h2so4 sẽ tạo ra muối m [hso4] chẳng hạn có tác dụng qua lại
Lên cao cũng có một số nữa nhưng mình quên rùi
Các bạn kiểm tra lại nhà! !!!
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top