Xin giúp đỡ

mkcuong

Junior Member
Em là thành viên mới của sinhhocvietnam, vừa rồi em có đi một chuyến dã ngoại và phải đi thu thập các loại nấm, nhưng em không biết định danh, các anh chị có ai có tài liệu về hình ảnh các loài nấm lớn, nấm gỗ thì gửi cho em với. Em xin cám ơn.
Vì em hỏi về nấm nhưng tìm trong diễn đàn không thấy mục dành riêng cho nấm nên post ở đây. Em xin lỗi admin. Mong các anh chị giúp đỡ em, em đang rất cần. Mail của em là mieu418@yahoo.com.
 
Cám ơn anh 00792, may' anh chị cho em xin tai` liệu nào có hình ảnh và định danh của các loài nấm không ạh
 
Cám ơn anh 00792, may' anh chị cho em xin tai` liệu nào có hình ảnh và định danh của các loài nấm không ạh

Mình là kon gái nhá! Các loài nấm thì nhiều nấm lắm.
Nấm linh chi đỏ:
Tên thuốc: Linh Chi
Tên khoa học: Ganoderma lucidum
Họ : Ganodermaceae
Bộ phận dùng: Tất cả thành phần nấm, tay nấm mềm, chân nấm gắn vào thân cây mục. Vùng lạnh, núi cao một số tỉnh của TQ. Có nhiều loại linh chi:

Linh Chi là một loại nấm hóa mộc chớ không phải là cỏ thân thảo. Người Trung Quốc phân biệt thực vật thành 2 Bộ: Bộ Mộc và Bộ Thảo để chỉ cây thân mộc và những nhóm không phải cây như cỏ, nấm v…v…vì thế trong nhiều thế kỷ người Việt Nam dịch Bộ Thảo là Cỏ nên Linh Chi được gọi là Linh Chi Thảo.
Tên Linh Chi có nhiều loại:

  1. Thanh chi: tính bình không độc, chủ trị sáng mắt, bổ can khí, an thần, tăng trí nhớ, chữa viêm gan cấp tính và mãn tính.
  2. Hồng chi (xích chi, đơn chi, nấm linh chi đỏ) (Ganoderma lucidum) vị đắng, tính bình, không độc, tăng trí nhớ, chửa bệnh thuộc huyết, hệ tiêu hóa, gan, tụy tạng và thần kinh tim.
  3. Hoàng chi (kim chi): vị ngọt tính bình, không độc làm mạnh hệ thống miễn dịch.
  4. Hắc chi (huyền chi): vị mặn, tính bình, không độc, chủ trị bệnh bí tiểu tiện, sỏi thận, bệnh cơ quan bài tiết.
  5. Bạch chi (ngBc chi): vị cay, tính bình, không độc, chủ trị hen, ích phế khí.
  6. Tử chi (linh chi tím) (Ganoderma japonicum) vi ngọt, tính ôn, không độc, chủ trị đau nhức khớp xương, gân cốt.
Tóm lại 6 Linh chi này giúp cho người tăng tuổi thọ.
Cơ quan sinh bào tử:

Thụ tầng có màu trắng ngà khi gìà đổi màu nâu vàng mang nhiều lổ nhỏ li ti gọi là ống thụ tầng mang bào tử.
Bào tử loài xích chi (Ganoderma lucidum có dạng hình trứng, được bao bọc bởi hai lớp màng, màng ngoài nhẳn không màu, màng trong màu nâu rỉ sắt. Lổ nẩy mầm của bào tử có hình gai nhọn. Bào tử nẩy mầm cho ra khuẩn ty (mycelium ) ăn sâu vào trong thân cây phát triển cho ra tay nấm .
http://www.duocthaotrexanh.com/uploadfiles/articlefolder/namlinhchi_4.jpg

Nấm kim châm
:
Nấm Kim Châm còn có tên gọi khác là nấm giá vì chúng mọc thành từng cụm đều nhau, có hình giá đậu nhưng với kích thước lớn. Mũ nấm lúc còn no có hình câu hay hình bán cầu, về sau chuyển sang dạng ô. Mũ nấm có màu vàng ở giữa có màu vàng thẫm hơn. Cuống có màu trắng hay vàng nhạt, nửa dưới có màu nâu nhạt. Ngoài loại nấm kim châm trên còn có loài hoàn toàn màu trắng cả mũ lẫn cuống.
http://www.leatherwoodonline.com/tastes/2004/mushrooms/portfolio/image/mushroom05.jpg
http://www.nutriworld.net/img_upload/Nam Kim Cham.jpg

Nấm mèo

Nấm mèo hay mộc nhĩ đen (danh pháp khoa học: Auricularia auricula-judae (đồng nghĩa Auricularia auricula, Hirneola auricula-judae) được biết đến do hình dạng tựa tai người, có màu nâu sẫm đến đen, mọc trên các thân cây mục. Nó có kết cấu tựa cao su, tương đối cứng và giòn.
Loài này được sử dụng trong ẩm thực châu Á. Tại Trung Quốc, nó được gọi là 木耳 (pinyin: mù ěr -mộc nhĩ) hay 黑木耳 (pinyin: hēi mù ěr-hắc mộc nhĩ), và trong tiếng Nhật là kikurage. Auricularia polytricha (vân nhĩ), một loài có quan hệ họ hàng gần, cũng được sử dụng trong ẩm thực châu Á.
Mộc nhĩ trắng, một loài nấm ăn được khác, có màu trắng và hình dạng tương tự, là một loài khác với danh pháp khoa học Tremella fuciformis.
http://kienthuc.com.vn/news/images/stories/Doi-Song/VanHoa/mocnhi.jpg
http://www.chobinhtay.gov.vn/agents/5/Product/Nam Meo.JPG: nấm mèo trắng
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top