Tài liệu nuôi cấy mô

Phạm Hậu

Junior Member
Mình đang tìm tài liệu của phương pháp nuôi cấy mô, mấy bạn có tài liệu, hay link tài liệu thì cho mình xin với
Có tìm trên google nhưng ko vừa ý lắm
 
mình cần tìm 1 số tài liệu về phương pháp nuôi cấy mô thực vật nhất là phần vi nuôi cấy thông qua việc cảm ứng tạo mô sẹo.

bạn nào có tài liệu làm ơn cho mình mượn tham khảo với. cảm ơn trước.

liên hệ với mình qua email quangvu_22@yahoo.com nhé
 
NUÔI CẤY MÔ – TẾ BÀO THỰC VẬT BẰNG TẾ BÀO TRẦN VÀ KĨ THUẬT CHUYỂN GEN
KHÁI NIỆM
Nuôi cấy mô- tế bào thực vật là kĩ thuật cho phép nuôi cấy dễ dàng những tế bào thực vật hay mô phân sinh sạch bệnh trong môi trường nhân tạo thích hợp để tạo ra những khối tế bào hay những cây hoàn chỉnh trong ống nghiệm.
CƠ SỞ SINH LÍ CỦA CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ- TẾ BÀO
TÍNH TOÀN NĂNG:
Là khả năng của 1 tế bào hình thành 1 cây hòa chỉnh trong điều kiện nuôi cấy thích hợp, do trong tế bào có chứa bộ AND(NST) hoàn chỉnh, chứa toàn bộ thông tin di truyền cho 1 chu kì sống hoàn chỉnh.
AND mARN Protêin tính trạng
Tùy từng tế bào, từng loại mô, từng thời kì sinh trưởng, phát triển mà các gen phù hợp hoạt động; các gen không cùng hoạt động như nhau trong các giai đoạn phát triển của cơ thể (do cơ chế điều hòa hoạt động của gen).
SỰ PHÂN CHIA, PHÂN HÓA, PHẢN PHÂN HÓA CỦA TẾ BÀO:
Phân hóa: 1 tế bào 1khối tế bào(phân hóa) mô cơ quan hệ cơ quan.
Phản phân hóa: khi các tế bào đã phân hóa thành các mô chức năng riêng biệt nhưng vẫn có thể quay về trạng thái chức năng phôi sinh ban đầu ki gặp điều kiện thuận lợi.
Các đặc tính trên được xác định dựa trên cơ sở là đặc điểm di truyền nhưng sự thay đổi môi trường cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến các đặc tính đó.
CÁC NHÂN TỐ ĐẢM BỎ THÀNH CÔNG TRONG CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY MÔ- TẾ BÀO THỰC VẬT:
Đảm bảo điều kiện vô trùng, phòng thí nghiệm phải chuyên hóa cao.
Chọn đúng môi trường và chuẩn bị môi trường đúng cách.
Chọn mô cấy, xử lí mô cấy thích hợp trước và sau khi cấy.


CÁC BƯỚC TRONG KĨ THẬY NUÔI CẤY MÔ- TẾ BÀO THỰC VẬT
Tạo vật liệu khởi đầu: thường chọn chồi là bộ phận nuôi cấy thích hợp nhất khử trùng cấy trong môi trường khởi động để tái sinh
Giai đoạn nhân nhanh: vật liệu khởi đầu được chuyển sang môi trường nhân nhanh có bổ sung Xitokinin để tái sinh 1 thành nhiều chồi.
Giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh: tách riêng các chồi cho vào môi trường tạo rể (bố sung Auxin) mỗi chồi ra rể thành 1 cây hoàn chỉnh.
Giai đoạn ra cây: cây trong ống nghiệm đủ tiêu chuẩn (chiều cao, số lá, số rể) sẽ được chuyển sang môi trường tự nhiên.
CÁC HÌNH THỨC NUÔI CẤY MÔ
Nuôi cấy mô thực vật
Nuôi cấy mô bằng tế bào trần
NUÔI CẤY MÔ THỰC VẬT
Nuôi cấy mô của cơ quan tách rời:
VD: củ cà rốt cắt lát tách mảnh mạch rây xử lí+ nuôi cấy mô phôi phôi nảy mầm cây non trong ống nghiệm cây trưởng thành

Nuôi cấy từ mô hay cơ quan:
VD: từ 1 mô lá tách tế bào nuôi cấy trên đĩa Pêtri điều kiện thuận lợi sẽ hình thành những cây non trồng chậu phát triển cây trưởng thành.
Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng:
Từ 1 mô phân sinh của đỉnh sinh trưởng của rễ hoặc thân nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng sẽ tạo nên cây con
Nuôi cấy mô sẹo từ hạt phấn( Auxin rất quan trọng):
Nuôi cấy bao phấn có hạt phấn chín môi trường thuận lợi bao phấn chín sẽ phân hóa bằng cách: nhân sinh sản sẽ tiêu biến nhân sinh dưỡng sẽ nguyên phân tạo mô sẹo nuôi dưỡng cây đơn bội(n) xử lí cônxixin cây trưởng thành(đơn bội kép).
NUÔI CẤY MÔ BẰNG TẾ BÀO TRẦN
Khái niệm tế bào trần:
Là tế bào thực vật bị loại bỏ vách bởi 1 xử lí enzim. Đó là tế bào tự do, cô lập, không định hướng( vì không còn chịu sự tương quan trong hệ thống thực vật).
SỰ CÔ LẬP VÀ NUÔI CẤY TẾ BÀO TRẦN
Sự cô lập:
Trước hết phải xử lí vật liệu khởi đầu( lá, mô sẹo, dịch treo tế bào…) với enzim phân hủy vách( Xenlulaza, HemiXenlulaza, Pectolyaza…).

Ví dụ: phương pháp tạo tế bào trần từ lá:
Lá làm sạch lá bằng Clorox 10% rửa lại lá 3 lần bằng nước cất tiệt trùng tách lớp biểu bì dưới của lá+ gây co nguyên sinh 1h bằng Mannitol 10% enzim thu được tế bào trần.
Sức trương tế bào bình thường thì được cân bằng với sức ép cơ học của vách vách mất, để tế bào không bị vỡ thì cho vào những chất gây co nguyên sinh (CaCl2,KCl,Mannitol…) hòa tan trong Enzim khi xử lí
SỰ NUÔI CẤY
Thành phần của môi trường nuôi cấy lỏng hay đặc tùy thuộc vào vaät liệu thực vật.Môi trường này có thêm Auxin và Xitokinin để giúp sự tái tạo vách và các lần phân cia đầu tiên
Đảm bảo đủ các yếu tố dinh dưỡng: axit amin, polyamin, Hydrolysat Cazein, nước dừa, mạch nha…
Đảm bảo điều kiện nhiệt độ, PH, ánh sáng,áp suát thẩm thấu….
Trong lần tự nhân đôi đầu tiên, môi trường phải có áp suất thẩm thấu cao, Auxin, Xitikinin thích hợp, ánh sáng yếu.
Sau đó cần giảm áp suất thẩm thấu bắng cách pha loãng môi trường để giúp cho sự tăng trưởng tế bào.
Khi mô sẹo được hình thành cần chuyển chúng vào trong môi trường rắn chứa Auxin ở nồng độ thấp hơn và Xitokinin cao hơn.
Sau cùng kích thích ra rễ cần loại Xitokinin, tăng nồng độ Auxin.

Thông thường, tế bào trần cần 1-2 ngày cho sự hình thành vách, 2-7 ngày cho các lần nhân đôi đầu tiên, 3-4 tuần cho sự tăng trưởng mô sẹo, sau đó 1-2 tháng để có phôi hình cầu, 1tháng nữa để có cây nảy mầm.
ÍCH LỢI CỦA TẾ BÀO TRẦN
Tế bào trần có khả năng tái tạo vách và cho phôi thể hệ.
Nuôi cấy tế bào trần sẽ mở ra 1 mô hình hấp dẫn để theo dõi quá trình sinh phôi thể hệ từ 1 tế bào cô lập. Đặc biệt biết được sự sắp xếp các sợi Xenluloz để xác định hướng kéo dài tế bào, vị trí và hướng của mặt phẳng phân chia.
Thuận lợi cho sự nghiên cứu về sinh lí tế bào: tính thấm của màng, vận chuyển các chất hòa tan, ion, cơ chế hoạt động của hoocmon thực vật…

Tế bào trần có thể chịu các xử lí gây đột biến và được dùng để tạo ra các dòng tế bào có nguồn gốc đơn bào.
Tế bào trần thiết yếu cho sự lai thể hệ( dung hợp tế bào trần) và áp dụng các kĩ thuật chuyển gen( bơm AND, hóa thẩm, điện thẩm…)
MỞ RỘNG NUÔI CẤY MÔ BẰNG KĨ THUẬT DUNG HỢP TẾ BÀO TRẦN VÀ KĨ THUẬT CHUYỂN GEN
SỰ LAI THỂ HỆ BẰNG KĨ THUẬT DUNG HỢP TẾ BÀO TRẦN
Khái niệm:
Dung hợp là hiện tượng cắt đứt màng sinh chất nơi tiếp xúc giữa 2 tế bào trần khác loài do tác động của các nhân tố bên ngoài. Sau đó là sự tái tổ chức các màng ban đầu thành 1 và bao lấy tế bào chất và 2 nhân cha mẹ.
CÁC HÌNH THỨC DUNG HỢP
Tự dung hợp:
Vì màng sinh chất của tế bào(-) do nhóm P và Protein nên các tế bào trần đẩy nhau nên không tự dung hợp. Do đó phải làm các rế bào trần tiếp xúc nhau nhờ PEG hay sốc điện.
Hóa dung hợp:
Sự hóa dung hợp có thể thực hiện với NaNO3 0,25M, PVA 15 %…nhưng tần số dung hợp thấp nên ít được sử dụng.
Virut Senday đã giảm hoạt tính là chất thường dùng hiện nay bằng cách cho giọt hỗn hợp 2 loại tế bào trần tiếp xúc từ từ với các giọt PEG 25- 50%
Điện dung hợp (tốtnhất):
Khi đặt hỗn hợp 2 loại tế bào trần trong 1 điện trường, các tế bào trần sẽ di chuyển, tiếp xúc nhau và xếp thành 1 chuỗi dài dưới lực điện trường
Sau đó dùng xung điện ngắn đẻ tạo vết đứt ở màng, sự dung hợp sẽ xảy ra tại nơi tiếp xúc.
NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA TẾ BÀO
Phần lớn tế bào lai có bộ NST không bền, nhất là từ cha mẹ xa nhau, 1 vài NST bị hủy bỏ sau 1 vài lần phân bào. Tính bền chỉ thấy được sau nhiều lần nhân đôi.
Dung hợp tế bào trần có thể theo 2 kiểu:
Dung hợp nhân 1 phần hay toàn phần: hình thành tế bào lai.
1 trong 2 nhân cha mẹ được giữ: tế bào chất lai
Cả 2 đều mang gen trong tế bào chất.
ÍCH LỢI VÀ TRỞ NGẠI CỦA NUÔI CẤY TẾ BÀO TRẦN
Ích lợi: giúp loại trừ tính bất thụ hửu tính, tạo cây lai hữu thụ; Giúp chuyển những đặc tính có lợi vào cây trồng, ít đòi hỏi phương tiện phức tạp; Không cần hiểu biết chính xác về sự liên hệ giữa các gen, ít tốn kém, nhanh và trực tiếp.
Trở ngại: Quá trình cô lập nuôi cấy phải hoàn thiện.
Chưa có phương pháp hiệu quả để tuyển chọn các sản phẩm phù hợp.
SỰ CHUYỂN GEN TRONG KĨ THUẬT NUÔI CẤY MÔ
CÁC KHÁI NIỆM VỀ KĨ THUẬT DI TRUYỀN
Lai phân tử:
Là sự dung hợp [COLOR=#2A5BA7 ! important][COLOR=#2A5BA7 ! important]hai[/COLOR][/COLOR] phân tử ADN có nguồn gốc khác nhau hình thành một phân tử ADN lai( ADN tái tổ hợp) hoặc hình thành một phân tử ADN lai gồm hai mạch: một mạch là chuỗi PolyNu, mạch đối xứng là chuỗi PolyRinu
Coâng ngheä di truyeàn (öùng duïng cuûa kó thuaät di truyeàn) :
Laø quy trình söû duïng kó thuaät di truyeàn ñeå saûn xuaát saûn phaåm sinh hoïc treân quy moâ coâng ngieäp ñeå ñaùp öùng nhu caàu cho con ngöôøi. Laø quaù trình coù tính toaùn ñeán saûn phaåm, giaù thaønh, kinh teá.
Kĩ thuật di truyền:
Là kĩ thuật thao tác trên vật liệu di truyền dựa trên những hiểu biết về cấu trúc của AxitNucleic và di truyền vi sinh vật.
Sự truyền Gen:
Là sự biến đổi bộ gen tế bào bởi sự xen vào đó 1 đoạn ADN ngoại lai sinh.
ADN tái tổ hợp:
Là phân tử ADN lai đạt được do sự kết hợp giữa 2 trình tự ADN của 2 loài khác nhau, hoặc cũng có thể được hình thành từ 1 mạch ARN và 1 mạch AND.
Các Enzym công cụ:
Enzym cắt(restriction Enzym): có khả năng nhận biết và cắt ADNsợi kép ở bhững vị trí rất chính xác.
Ligaza: nối liền 2 đoạn ADN bắng cách tạo các mối liên kết P dieste liên kết các Nu.
Reverse transcrip tase: cho phép sao chép ngược( tức sự tổng hợp cADN từ mARN.
Véctơ truyền: Phân tử ADN nhỏ được dùng để ghép đoạn ADN cần nghiên cứu gọi là véctơ truyền.
Thường dùng là Plasmid vi khuẩn hay ADN virut.

Sự tạo dòng gen: Là quá trình cô lập và thu nhận nhiều bản sao giống nhau của 1 gen hay 1 đoạn gen dựa trên khả năng tự nhân đôi của ADN. Đây là cơ sở cho sự tăng bội đoạn ADN cần nghiên cứu.
Sự sàng lọc và dò phân tử: Sự sàng lọc là quá trình tuyển chọn các Vectơ chứa đoạn ADN cần nghiên cứu. Sự tuyển chọn thực hiện nhờ lai phân tử kết hợp với 1 dò phân tử.
Dò phân tử: Là các đoạn axit Nuclêôtit( ADN, ARN) sợi đơn: 20 đến vài trăm Nu; Người ta dùng để đánh dấu đoạn axit Nuclêôtit cần nghiên cứu trong 1 phản ứng gọi là’’ lai phân tử’’ nhờ được đánh dấu phóng xạ và có tính bổ sung và đối [COLOR=#2A5BA7 ! important][COLOR=#2A5BA7 ! important]song[/COLOR][/COLOR] với 1 vùng củ đoạn A.Nu cần nhận biết.
SỰ CHUYỂN GEN GIÁN TIẾP BỞI AGROBACTERIUM
SỰ CHUYỂN GEN TRỰC TIẾP(BIẾN NẠP)
Các phương pháp chuyển gen trực tiếp: hoá thẩm, điện thẩm, súng bắn ADN:
Hoá thẩm: dùng PEG và dùng tế bào trần.(tần số chuyển gen thấp)
Điện thẩm: dùng xung điện cao áp và tế bào trần.
Cơ sở củ điện thẩm là khi tế bào chịu sự tác động của xung điện cao áp, các lổ nhỏ tạm thời được tạo thành trên màng trở nên thấm, ADN vào tế bào được theo khuynh hướng nồng độ. Tuy nhiên số lổ được tạo thành tăng theo điện thế cho tới 1 giá trị tới hạn( quá điểm này màng sẽ bị tổn thương không hoàn nghịch).

Sự thành lập các lỗ nhỏ có thể do:
Điện trường làm thay đổi cân bằng điện tích lớp P lipit màng
Tính lỏng tạo nên những chổ yếu tạm thời dễ bị đứt dưới ảnh hưởng của điện trường.
KĨ THUẬT BẮN ADN
Các Plasmid có mang các gen lạ được cố đinh trên các hạt kim loại( vàng hay tungsten) có đường kính 0.000006m nhờ lực hút tĩnh điện. Các hạt kim loại- Plasmid này được bắn với vận tốc lớn để xuyên qua vách, màng và xen vào bộ gen nhân tế bào đích.
Màng tế bào có 1 tính dẻo hoàn hảo nên dễ dàng sửa chữa sau khi bị tổn thương.
Các phân tử ADN tách khỏi hạt kim loại sau khi vào nhân tế bào gia nhập vào ADN NST của tế bào.
Ưu điểm: Nhanh, dễ thực hiện, ít công đoạn, hiệu quả kinh tế cao không chuyên biệt cho loài
Không đòi hỏi cô lập và nuôi cấy tế bào trần.
Dễ phát hiện các tế bào có mang gen được chuyển.
Nhược điểm: Thiết bị đắt tiền.
Tần số chuyển gen thấp.
 
tạo mô sẹo

Nuôi cấy tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo
Nhờ tìm ra môi trường nuôi cấy chuẩn kết hợp với việc sử dụng các hormone sinh trưởng như auxin, giberelin, xitokinin... người ta có thể nuôi cấy nhiều loại tế bào thực vật tạo mô sẹo
- Tạo giống bằng chọn dòng tế bào soma có biến dị
Nuôi cấy tế bào 2n trên môi trường nhân tạo, chúng sinh sản thành nhiều dòng tế bào có các tổ hợp NST khác nhau, các biến dị này gọi là biến dị dòng tế bào soma.
 
mấy bác cho em hỏi là có thể mua môi trường pha sẵn ở đâu không?
em dùng để cấy hạt phong lan.
 
cả nhà ơi, mình đang làm đề tài về nuôi cấy phôi lúa, rất cần các tài liệu liên quan. Mình dân mới nghiên cứu lĩnh vực này nên bỡ ngỡ lắm, các bạn có tài liệu liên quan có thể share cho mình tham khảo với. Cám ơn rất nhiều!
Nếu có thể xin gửi vào mail của mình : nguyentruc_dn@yahoo.com
 
nhiều lắm. mỗi loại cây lại có một môi trường khác nhac để nuôi cấy. nên bạn phải tìm hiểu kĩ vào.
mỗi giai đoạn phát triển của vật liệu nuôi cấy cần thành phần môi trường khác nhau. có gì liên hệ với mình sau.
nguyenquocdong89@gmail.com
 
Mình đang cần tìm một số sách giới thiệu về các trang thiết bị cần thiết cho phòng thí nghiệm nuôi cấy mô động vật. Bạn nào có gửi cho mình với nhé. Cảm ơn mọi người nhiều!
Email của mình là td18910@yahoo.com
 
bác nào có tài liêu nuôi cấy mô Động Vật không cho mình xin với, sao toàn thấy mô thực vật thôi hà,
bác nào làm về cái này rồi nếu không ngại cho mình xin mail với ,mình học hỏi kinh nghiêm, thanks
 
chào bạn. mình có 1 bài luận văn thạc sỹ về nuôi cấy mô cây lúa. mình gởi cho bạn, chúc bạn thành công.
 

Attachments

  • nuôi cấy mô bao phấn ở cây lúa.pdf
    1.8 MB · Views: 133

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top