Nghiên cứu Y học

TruongQuangTrung

Junior Member
Đột phá trong nghiên cứu vacxin ngừa AIDS

- Vacxin phòng AIDS đã lần đầu tiên cho kết quả thử nghiệm thành công khi làm giảm thiểu tới hơn 30% rủi ro bị lây nhiễm HIV - các nhà nghiên cứu Thái Lan vừa cho biết.
250909.aid.jpg
Lần đầu tiên vacxin phòng AIDS giảm được tỷ lệ lây nhiễm
Trong một bước đột phá khoa học quan trọng, các nhà nghiên cứu ở Thái Lan cho biết đã đạt được tiến bộ trong việc khai triển một loại vacxin ngừa bệnh AIDS. Một cuộc thử nghiệm kéo dài trong 6 năm với những người tình nguyện cho thấy một sự phối hợp các dược phẩm đã làm giảm được rủi ro lây nhiễm HIV.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một vacxin mới kết hợp hai loại trước đây, vốn dùng riêng lẻ thì không công hiệu. Kết quả cho thấy vacxin mới giảm được gần 1/3 nguy cơ nhiễm HIV. Đây là một bước khai thông, nhưng cũng còn lâu nữa mới có vacxin cho toàn cầu.
“Kết quả nghiên cứu này là bước tiến rất quan trọng trong quá trình phát triển vacxin phòng AIDS”, Bộ trưởng Y tế Thái Lan Withaya Kaewparadai nói trong cuộc họp báo tại Bangkok. “Đây là lần đầu tiên chúng ta phát hiện ra một loại vacxin có thể phòng tránh sự lây lan của virut HIV”.
Hơn 16.000 người Thái Lan, cả nam lẫn nữ, đã tham gia vào cuộc thử nghiệm lâm sàng lớn nhất thế giới từ trước tới nay về vacxin ngừa bệnh AIDS, một loại vacxin chủng ngừa lây nhiễm HIV và hạ thấp số lượng virut trong máu.

Cuộc thử nghiệm cho thấy đây là loại vacxin đầu tiên có tác dụng giảm thiểu lây nhiễm.
Cuộc thử nghiệm do quân đội Mỹ và chính phủ Thái Lan phối hợp tiến hành với nam nữ không bị HIV trong độ tuổi 18-30 ở nhiều nơi khác nhau tại Thái Lan. Một nửa số người tham gia được dùng vacxin, một nửa chỉ có thuốc giả, nhưng tất cả đều được tư vấn về phòng chống HIV/AIDS.
Trong vòng ba năm, cứ mỗi sáu tháng người ta xét nghiệm HIV một lần. Kết quả cho thấy nguy cơ nhiễm HIV giảm 31,2% đối với những ai được cho vacxin. Trong nhóm chỉ được thuốc giả có 74 người nhiễm HIV; còn nhóm có vacxin thì 51 người bị nhiễm.
Vacxin mới dựa trên loại B và E của HIV thường thấy ở Thái Lan, chứ không phải loại C ở châu Phi.
Có thể nói đây là công trình được nghiên cứu công phu và toàn diện nhất vơi lượng tình nguyện viên tham gia đông đảo, nghiên cứu này mở ra một triển vọng trong việc phòng chống AIDS.


Hơn 5 triệu người sống với virut HIV ở châu Á và hàng năm có khoảng 380.000 người bị lây nhiễm. Một con số tương tự đã chết vì bệnh AIDS. Tỷ lệ lây nhiễm cao nhất là ở đông nam châu Á.
Sưu tầm
Theo AP, BBC
 
Bệnh HIV/AIDS hình như chỉ đứng thứ 6 trong số các bệnh nguy hiểm gây chết người nhiều( thông tin này có thể đã cũ vì mình đọc được trên báo SKĐS từ khá lâu rồi) nhưng rất nhiều nhà nước bỏ công sức ra tuyên truyền cho bệnh đứng thứ 6 này.Hai căn bệnh đứng số 1 và số 2 về mặt nguy hiểm là Tim-mạch và Ung thư thì chả thấy tuyên truyền phòng chống gì cả.:mrgreen:
Người Nhật Bản có tuổi thọ cao nhất thế giới vì họ phòng chống rất tốt 2 bệnh ở vị trí số 1 và số 2 đấy.Thực tế đã chứng minh chế độ ăn uống và sinh hoạt, làm việc của người Nhật đóng vai trò rất lớn, cộng với các thành tựu Y học ở Nhật Bản càng làm cho mức sống tăng, hay nói cụ thể hơn: Chỉ số phát triển con người HDI của Nhật rất cao.
 
Bệnh HIV/AIDS hình như chỉ đứng thứ 6 trong số các bệnh nguy hiểm gây chết người nhiều( thông tin này có thể đã cũ vì mình đọc được trên báo SKĐS từ khá lâu rồi) nhưng rất nhiều nhà nước bỏ công sức ra tuyên truyền cho bệnh đứng thứ 6 này.Hai căn bệnh đứng số 1 và số 2 về mặt nguy hiểm là Tim-mạch và Ung thư thì chả thấy tuyên truyền phòng chống gì cả.:mrgreen:
Người Nhật Bản có tuổi thọ cao nhất thế giới vì họ phòng chống rất tốt 2 bệnh ở vị trí số 1 và số 2 đấy.Thực tế đã chứng minh chế độ ăn uống và sinh hoạt, làm việc của người Nhật đóng vai trò rất lớn, cộng với các thành tựu Y học ở Nhật Bản càng làm cho mức sống tăng, hay nói cụ thể hơn: Chỉ số phát triển con người HDI của Nhật rất cao.

Tuyên truyền phòng chống AIDS vì nó là bệnh truyền nhiễm em ạ, còn tim mạch, ung thư thì không lây từ người này sang người kia,
 
Bệnh HIV/AIDS hình như chỉ đứng thứ 6 trong số các bệnh nguy hiểm gây chết người nhiều( thông tin này có thể đã cũ vì mình đọc được trên báo SKĐS từ khá lâu rồi) nhưng rất nhiều nhà nước bỏ công sức ra tuyên truyền cho bệnh đứng thứ 6 này.Hai căn bệnh đứng số 1 và số 2 về mặt nguy hiểm là Tim-mạch và Ung thư thì chả thấy tuyên truyền phòng chống gì cả.:mrgreen:
Người Nhật Bản có tuổi thọ cao nhất thế giới vì họ phòng chống rất tốt 2 bệnh ở vị trí số 1 và số 2 đấy.Thực tế đã chứng minh chế độ ăn uống và sinh hoạt, làm việc của người Nhật đóng vai trò rất lớn, cộng với các thành tựu Y học ở Nhật Bản càng làm cho mức sống tăng, hay nói cụ thể hơn: Chỉ số phát triển con người HDI của Nhật rất cao.

Ơ thế nghe đâu báo chí VN mềnh nói là nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa zzzzzzzzzzzzzzzCU Ba mới là nơi có chất lượng y tế hàng đầu thế giới kia mà????
 
nghe đâu AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch, làm người ta dễ mắc những bệnh khác!! chứ bản thân chú ấy không được gọi đúng nghĩa là bệnh ???
 
Chỉ số phát triển con người căn cứ vào 3 yếu tố: Thu nhập, Y tế, Giáo dục
Thu nhập là thu nhập bình quân đầu người
Y tế là tuổi thọ trung bình
Giáo dục là tỉ lệ người dân biết chữ.
 
HDI là một thước đo tổng quát về phát triển con người. Nó đo thành tựu trung bình của một quốc gia theo ba tiêu chí sau:
Sức khỏe: Một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh, đo bằng tuổi thọ trung bình.
Tri thức: Được đo bằng tỉ lệ số người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục (tiểu học, trung học, đại học).
Thu nhập: Mức sống đo bằng GDP bình quân đầu người.
HDI là số trung bình cộng của các số sau:
Chỉ số tuổi thọ trung bình
Chỉ số tuổi thọ trung bình =(Tuổi thọ trung bình - 25)/60
Chỉ số học vấn
2/3 tỉ lệ số người lớn biết chữ cộng với 1/3 số học sinh tuyển vào chia số học sinh trong cả nước.
Chỉ số GDP bình quân đầu người
(GDP tính theo phương pháp sức mua tương đương qui ra dollar Mỹ):
Chỉ số thu nhập đầu người = [lg(GDP đầu người) - lg100] :lg400
Năm 2007 Việt Nam đứng thứ 105 với HDI = 0,733
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top