ôn thi đại học 2009

Mình xin mở màn bằng một số câu hỏi trắc nghiệm sau:
1. Sự cách ly nào đánh dấu sự hình thành loài mới
A. Cách ly sinh sản
B. Cách ly sinh thái
C. Cách ly di truyền
D. Cách ly địa lý

--> Theo mình (cũng như nhiều người đồng ý), đáp án đúng là C. Nhưng theo sách giáo khoa là câu A. Nhưng nếu xét kỹ thì C làm rõ nghĩa A hơn chứ nhỉ.

Và 1 câu trong đề thi tốt nghiệp vừa rồi:
2. Thực vật có hoa và dương xỉ hình thành loài mới chủ yếu bằng con đường:
A. Cách ly địa lý
B. Cách ly sinh thái
C. Lai xa và đa bội hóa
D. cách ly tập tính

--> Nếu tìm theo nhiều tài liệu và sách giáo khoa lớp 6, Dương xỉ có 2 cách sinh sản: vô tính và hữu tính. Nếu như vô tính là sinh sản bằng bào tử, bào tử phát tán trong không khí, bay đi xa thì tại sao cách ly địa lý không là câu trả lời? Còn thực vật có hoa thì thực tế nhiều loài từ 1 loài gốc phát tán ra nhiều nơi mà thành nhiều loài khác nhau chứ?

Mong được các thầy cô giải đáp. :)
 
Mình xin mở màn bằng một số câu hỏi trắc nghiệm sau:
1. Sự cách ly nào đánh dấu sự hình thành loài mới
A. Cách ly sinh sản
B. Cách ly sinh thái
C. Cách ly di truyền
D. Cách ly địa lý

--> Theo mình (cũng như nhiều người đồng ý), đáp án đúng là C. Nhưng theo sách giáo khoa là câu A. Nhưng nếu xét kỹ thì C làm rõ nghĩa A hơn chứ nhỉ.

Và 1 câu trong đề thi tốt nghiệp vừa rồi:
2. Thực vật có hoa và dương xỉ hình thành loài mới chủ yếu bằng con đường:
A. Cách ly địa lý
B. Cách ly sinh thái
C. Lai xa và đa bội hóa
D. cách ly tập tính

--> Nếu tìm theo nhiều tài liệu và sách giáo khoa lớp 6, Dương xỉ có 2 cách sinh sản: vô tính và hữu tính. Nếu như vô tính là sinh sản bằng bào tử, bào tử phát tán trong không khí, bay đi xa thì tại sao cách ly địa lý không là câu trả lời? Còn thực vật có hoa thì thực tế nhiều loài từ 1 loài gốc phát tán ra nhiều nơi mà thành nhiều loài khác nhau chứ?

Mong được các thầy cô giải đáp. :)
Câu số 1:
b,d sai vì chỉ đánh dấu sự hình thành nòi phụ
a và c nghe có vẻ đúng đúng ^^.Nhưng C sai vì :có những loài động vật(mình nhớ thầy cho ví dụ này nhưng hok nhớ tên nó)con đực chỉ giao phối với con cái cùng màu với nó và ngược lại,chúng đã cách ly di truyền^^.Nhưng khi bỏ 2 cá thể cá đực và cá cái khác màu vào 1 môi trường cùng màu với màu con đực thì 2 con lại giao phối với nhau và sinh ra thế hệ con hữu thụ => D sai
Chỉ còn câu A đúng:Chọn lọc tự nhiên-->Cách ly(địa lý,sinh thái)-->hình thành đặc điểm thích nghi-->Cách ly sinh sản---> hình thành loài mới.
Vậy Cách ly sinh sản chính là sự đánh dấu việc hình thành loài mới :)
Câu số 2:
Câu A và D sai vì Thực vật có hoa và dương xỉ có vùng phân bố rất rộng,với lại chúng đâu có chân để di chuyển mà có sự cách ly địa lý hay tập tính.Và cũng như bạn nói
:Nếu tìm theo nhiều tài liệu và sách giáo khoa lớp 6, Dương xỉ có 2 cách sinh sản: vô tính và hữu tính. Nếu như vô tính là sinh sản bằng bào tử, bào tử phát tán trong không khí, bay đi xa
Chúng không phân hoá vốn gen nên cách li sinh thái cũng không xảy ra
Vậy chỉ còn câu C đúng.:botay:
 
2. Thực vật có hoa và dương xỉ hình thành loài mới chủ yếu bằng con đường:
A. Cách ly địa lý
B. Cách ly sinh thái
C. Lai xa và đa bội hóa
D. cách ly tập tính

cái câu này trong sách giáo khoa có nói, đáp án c đúng còn mình nghĩ cách li sinh thái hay địa lí thì không liên quan đến có chân hay không chân như Nguyễn Trần Nhật Anh nói.
 
câu 1 đáp án A là đúng mà.
Theo thuyết tiến hoá hiện đại thì loài mới được hình thành hay một loài được gọi là loài mới thì phải cachs ly sinh sản với loài gốc chứ
còn cách ly di truyền chỉ là một bước trong quá trình hình thành loài mới thôi.
 
úi úi Anh sr,nhìn nhằm tửơng cách ly sinh sản là câu C
A sửa lại rồi đó chị Trang.
Cái tật lớn hơn cái tuổi,nhìn gà hoá cuốc,kiểu này thi ĐH chỉ có chết:mrgreen:
 
2. Thực vật có hoa và dương xỉ hình thành loài mới chủ yếu bằng con đường:
A. Cách ly địa lý
B. Cách ly sinh thái
C. Lai xa và đa bội hóa
D. cách ly tập tính

cái câu này trong sách giáo khoa có nói, đáp án c đúng còn mình nghĩ cách li sinh thái hay địa lí thì không liên quan đến có chân hay không chân như Nguyễn Trần Nhật Anh nói.
hj đó chỉ là ví dụ [hơi vui vui ^^] của A,nếu Chim Lửa[:o]có câu trả lời khác thì xin post lên :mrgreen:
 
đáp án thì c đúng nhưng mà vẫn chưa hiểu cặn kẽ tại sao, anh có thể giải thích giúp em được không, với lại anh cũng nuôi rông à, hihi em cũng nuôi nè, kick vô giúp em nhé.:mrgreen:
 
2. Thực vật có hoa và dương xỉ hình thành loài mới chủ yếu bằng con đường:
A. Cách ly địa lý
B. Cách ly sinh thái
C. Lai xa và đa bội hóa
D. cách ly tập tính
Minh thay cau hoi nay hoi cu chuoi, li do boi vi duong xi co ca sinh sản vô tính và hữu tính nên cách li địa lí hay cách li sinh thái là không đúng và cách li tập tính lại càng không phải. còn lai xa và đa bội hoá lại rất hiếm gặp trong tự nhiên, trên thực tế chỉ có hai ví dụ về trường hợp lai xa và đa bội hoá là bắp cải x củ cải; cỏ gì đó ở Anh. Nên đáp án C cũng không đúng, có lẽ SGK còn đang trong thời gian chỉnh lí nên chưa được hoàn thiên. Câu hỏi này phải hỏi là con đường lai xa và đa bội hoá chỉ chủ yếu xảy ra ở thực vật mà thôi:botay:
 
Mình nghĩ trên trong đời sống có rất nhiều loài cây được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hoá nhưng con người vẫn chưa phát hiện ra thôi.
Còn về đáp án thì mình không có ý kiến,không biết sau này có thay đổi hay không nhưng hiện giờ mình vẫn bị ép phải tin là sách đúng để học theo sách mà thi Đh.:chui:
 
Có 1 câu trong đề thi ĐH năm 2008 ,nghĩ mãi mà vẫn sai đáp án .Mong mọi người giúp đỡ
Dùng côsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội .Cho các thể tứ bội trên giao phấn với nhau ,trong TH các cây bố mẹ giảm phân bình thường ,theo lí thuyết tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là?
Các bác cho hỏi thêm là tại sao giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số tương đối của các alen mà lại làm thay đổi TP kiểu gen:???:Nếu TP kiểu gen đã thay đổi tại sao tần số tương đối của các alen lại không đổi:mrgreen:
Có mấy câu trên truongtructuyen.vn ae tham khảo
:mrgreen:
1Bệnh bạch tạng ở 1 loài động vật di truyền theo định luật Men đen: gen lặn không tổng hợp sắc tố mêlanin nên da và lông trắng, mắt hồng; còn alen tương ứng không gây bệnh là trội hoàn toàn. Quần thể có tỉ lệ cá thể bạch tạng là 1/20 000 thì tần số alen gây bệnh là:
A. 0,0071
B. 0,0141
C. 1/19 999
D. 1/20 000

2Khi các gen phân li độc lập, giảm phân diễn ra bình thường, thì 1 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb có thể sinh ra số loại giao tử là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
3Hai gen có alen với nhau là: Hai gen có alen với nhau là:
A. 2 gen giống nhau cùng lôcut
B. 2 gen khác nhau cùng lôcut
C. 2 gen bất kì cùng lôcut
D. 2 đột biến khác nhau của 1 gen
4Bình thường thì 1 con châu chấu đực (2n = 23) có thể cho ra số loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST từ bố hay mẹ là:
A. 11,5
B. 23
C. 2^23
D. 2^12
5Nếu các gen phân ly độc lập và tác động riêng rẽ, phép lai AaBbCcDdEe × aaBbccDdee cho F1 có kiểu gen toàn trội là:
A. (3/4)^7
B. 1/2^6
C. 1/2^7
D. (3/4)^10
Bài này bótay.com
:mrgreen:
6Dùng gen TNF chữa trị một loại ung thư da ở người thực chất là phương pháp
A. bổ sung gen lành vào người bệnh
B. thay gen bệnh bằng gen lành
C. thêm chức năng mới cho tế bào người
D. tổng hợp (A + B + C)
7 Ruồi giấm có gen A quy định tính trạng mình xám, a → mình đen, B → cánh dài, b → cánh cụt, các gen này hoán vị với tỉ lệ 17 %. Ruồi mình xám, cánh dài kiểu gen AB/ab mà cho tạp giao sẽ cho kết quả là:
A. 25% xám, cụt + 50% xám, dài + 25% đen, dài
B. 70,75% xám, dài + 20,75% đen,cụt + 4,25% xám, cụt + 4,25% đen, dài
C. 41,5% xám, dài + 8,5% xám, cụt + 8,5% đen, dài + 41,5% đen, cụt
D. 25% xám, dài + 25% xám, cụt + 25% đen, dài + 25% đen, cụt
8 Dung hợp thành công tế bào có 2n1 NST với tế bào có 2n2 NST, sẽ tạo ra tế bào lai gọi là:
A. tế bào song nhị bội
B. tế bào song lưỡng bội
C. tế bào dị tứ bội
D. A hay B hoặc C
9Quanh dãy Himalaya, loài chim chích mi vàng có 5 nòi phân bố nối nhau, các nòi vẫn giao phối tự do với nhau. Riêng ở núi Antai, nòi 1 và nòi 5 cùng tồn tại mà không tìm thấy dạng lai. Tại sao?
A. Tại vì cách ly sinh thái đã làm 2 nòi cách li sau hợp tử
B. Vì 2 nòi đã cách ly sinh sản, dấu hiệu hình thành loài mới
C. Cách ly địa lí lâu dài đã làm 2 nòi này cách li sinh sản
D. Tại vì chúng vốn đã cách ly sinh sản từ trước.
10Hệ sinh thái có đặc điểm sinh học cơ bản là:
A. luôn mở
B. có chu trình sinh học đầy đủ
C. đầy đủ sinh vật và sinh cảnh
D. biến đổi tuần hoàn
11Sử dụng plasmit làm thể truyền trong công nghệ gen có nhược điểm chính là:
A. plasmit không tự xâm nhập tế bào chủ được
B. plasmit không dùng cho sinh vật bậc cao được
C. plasmit nhỏ hơn thể truyền là ADN virut
D. plasmit chỉ ghép được với đoạn ADN ngắn
12Gọi: N = số cá thể của quần thể, M = số cá thể bắt lần 1, C = số cá thể bắt lần 2, R = số cá thể ở lần 1 bị bắt lại ở lần 2. Biểu thức Seber tính kích thước quần thể biểu diễn bằng công thức:
A. N = (M+1)(C+1)/(R+1) – 1
B. N = [(M+1)(C+1)/(R+1)] – 1
C. N = (M+1)(C+1)(R+1) – 1
D. N = [(M+1)(C+1)]/(R+1) – 1
13Sau khi rừng bị cháy trụi, loại cây thường mọc đầu tiên là
A. cây phát tán nhờ gió
B. cây phát tán nhờ động vật
C. cây có thân ngầm sâu
D. cây có hệ rễ rộng
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top