Câu hỏi trắc nghiệm tế bào


a) Điều kiện của hai quá trình vận chuyển chủ động và thụ động là gì? :mrgreen:
Điều kiện của quá trình vận chuyển chủ động là:phải có kênh protein vận chuyển đặc hiệu.
ĐK của qt vc thụ động:các chất có kích thước nhỏ, ko phân cực, chất hòa tan trong lipit(este,stêroit) khuếch tán trực tiếp qua màng; các chất phân cực, các ion, ptử lớn phải có kênh pecmêaza đặc hiệu.
 
Tế bào loại cholesterol thừa trong máu như thế nào và vì sao lại có hiện tượng thừa cholesterol trong máu? Hậu quả?
Tìm hiểu thêm ý nghĩa các trị số về xét nghiệm máu

-Cholesterol là gì? Cholesterol là một chất mềm, giống chất béo, dạng sáp có trong máu và trong tất cả các tế bào của cơ thể của bạn. Việc có cholesterol là bình thường. Cholesterol là một phần quan trọng của một cơ thể khỏe mạnh vì nó được sử dụng để tạo ra màng tế bào và một số hoóc môn, và phục vụ cho các chức năng cần thiết khác của cơ thể. Nhưng có quá nhiều cholesterol trong máu là một nguy cơ chính gây bệnh tim mạch vành (dẫn tới nhồi máu cơ tim) và đột quỵ. Cao cholesterol là một thuật ngữ y học chỉ tình trạng mức cholesterol trong máu cao

cad.jpg


Hai nguồn tạo ra cholesterol-Bảng chuẩn về xét nghiệm máu:
Cholesterol được tạo ra từ hai nguồn: cơ thể bạn và thức ăn . Gan và các tế bào khác trong cơ thể của bạn tạo ra khoảng 75% cholesterol máu. Thức ăn của bạn tạo ra 25% còn lại.
Cholesterol LDL là cholesterol “có hại”. Khi có quá nhiều cholesterol này lưu chuyển trong máu, nó có thể gây tắc động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Cholesterol LDL được cơ thể tạo ra một cách tự nhiên nhưng nhiều nguời có di truyền từ bố mẹ thậm chí là ông bà, khiến cho cơ thể họ tạo ra quá nhiều chất này. Ăn chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol trong thực phẩm cũng làm tăng lượng cholesterol của bạn. Nếu cholesterol trong máu cao có tính di truyền trong gia đình của bạn, những điều chỉnh về lối sống có thể không đủ để giúp bạn giảm lượng cholesterol LDL trong máu. Mỗi người mỗi khác nên bạn hãy làm việc với bác sỹ của mình để tìm ra kế hoạch điều trị tốt nhất cho bản thân.
Lượng cholesterol toàn phần trong máu (hay huyết tương)
-dưới 200 mg/dL: lý tưởng
Nếu nồng độ LDL, HDL và chất béo trung tính đều ở mức lý tưởng và bạn không có bất cứ các yếu tố nguy cơ nào khác bị bệnh tim, với nồng độ cholesterol máu toàn phần dưới 200 mg/dL, nguy cơ bị bệnh động mạch vành tim của bạn tương đối thấp. Tuy nhiên, ngay cả khi ít có nguy cơ, vẫn sáng suốt nếu ãn theo chế độ khẩu phầu có lợi cho sức khỏe tim , hoạt động thể chất thường xuyên và tránh hút thuốc lá. Bạn có đi kiểm tra nồng độ cholesterol máu 5 năm một lần hay là theo khuyến cáo của bác sĩ hay không.

-200–239 mg/dL: Giới hạn-Nguy cơ cao
Nếu nồng độ cholesterol toàn phần rơi vào khoảng 200 tới 239 mg/dL, bác sĩ sẽ đánh giá nồng độ cholesterol LDL (có hại), cholesterol HDL (có lợi) và các chất béo trung tính. Có thể có tổng giá trị cholesterol ở mức cao-giới hạn với nồng độ cholesterol LDL (có hại) ở trị số bình thường cân bằng với nồng độ cholesterol HDL (có lợi) ở mức cao. Hợp tác với bác sĩ để lập chương trình phòng ngừa và điều trị thích hợp cho bạn. Thực hiện các thay đổi về lối sống, bao gồm ãn theo khẩu phần có lợi cho sức khỏe tim , hoạt động thể chất thường xuyên và tránh hút thuốc lá. Tùy thuộc vào nồng độ cholesterol LDL (có hại) và các yếu tố nguy cơ khác, có thể bạn cũng cần dùng đến thuốc. Hỏi bác sĩ bao lâu thì bạn nên đi xét nghiệm lại cholesterol.
từ 240 mg/dL trở lên: Nguy cơ cao
Nói một cách điển hình, người có mức cholesterol toàn phần từ 240 mg/dL trở lên sẽ có nguy cơ bị bệnh động mạch vành tim cao gấp hai lần người có trị số cholesterol ở mức lý tưởng (200 mg/dL). Nếu kết quả xét nghiệm không cho ra kết quả nồng độ cholesterol LDL, cholesterol HDL và các chất béo trung tính, bác sĩ sẽ cho y lệnh thực hiện một bộ xét nghiệm máu lúc bụng đói. Hợp tác với bác sĩ để lập chương trình phòng ngừa và điều trị thích hợp cho bạn. Bạn có cần phải dùng đến các thuốc điều hòa cholesterolhay không, thì vẫn phải thay đổi lối sống, bao gồm ãn theo khẩu phần có lợi cho sức khỏe tim , hoạt động thể chất thường xuyên và tránh hút thuốc lá.

Cholesterol LDL và HDL: Cái nào có hại và cái nào có lợi?

Cholesterol không thể hòa tan trong máu. Nó được vận chuyển đến và đi từ tế bào nhờ vào một chất chuyên chở gọi là các lipoprotein. Lipoprotein tỉ trọng thấp, hay là LDL, được gọi là “cholesterol có hại” . Lipoprotein tỉ trọng cao, hay là HDL, được gọi là “cholesterol có lợi” . Hai dạng lipid này cùng với các chất béo trung tính và Lp(a) cholesterol tạo thành tổng lượng cholesterol có thể xác định được nhờ vào xét nghiệm máu.
Cholesterol LDL (có hại)
Khi có quá nhiều cholesterol LDL (có hại) lưu thông trong máu, chúng có thể từ từ tích tụ ở thành trong các động mạch nuôi não và tim. Cùng với các chất khác, tạo nên một mảng bám lắng đọng dày và cứng có thể làm hẹp lòng các động mạch và làm các động mạch kém đàn hồi. Tình trạng bệnh lý này được gọi là xơ vữa động mạch. Nếu một huyết khối tạo ra và làm tắc nghẽn động mạch vốn đã bị hẹp sẵn, có thể gây ra đau tim và đột quỵ.
Cholesterol HDL (có lợi)
Khoảng một phần tư cho đến một phần ba lượng cholesterol trong máu được vận chuyển bằng lipoprotein tỉ trọng cao (HDL). Cholesterol HDL được gọi là “cholesterol có lợi” , bởi vì nồng độ HDL cao dường như có tác dụng bảo vệ chống đau tim. Nồng độ HDL thấp (dưới 40 mg/dL) cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch. Các chuyên gia y tế cho rằng dường như HDL vận chuyển cholesterol ra khỏi các động mạch trở về gan để thải loại ra khỏi cơ thể. Nhiều chuyên gia tin rằng HDL loại bỏ cholesterol dư thừa ra khỏi các mảng bám động mạch, làm chậm lại quá trình lắng đọng của nó.
Các chất béo trung tính
Chất béo trung tính là một dạng chất béo được cơ thể tạo ra. Các chất béo trung tính tăng vọt có thể liên quan tới dư cân/béo phì, ít hoạt động thể chất, hút thuốc lá, dùng rượu bia quá độ và chế độ ăn uống quá nhiều chất bột đường hydrat cácbon (từ 60% tổng năng lượng calories trở lên). Những người có chất béo trung tính cao thường có mức cholesterol toàn phần cao, bao gồm nồng độ LDL (có hại) cao và nồng độ HDL (có lợi) thấp. Nhiều người bị bệnh tim và /hay tiểu đường cũng có nồng độ chất béo trung tính cao.
Lp(a) Cholesterol
Lp(a) là một dạng biến đổi phát sinh từ cholesterol LDL (có hại). Mức Lp(a) cao là yếu tố nguy cơ quan trọng cho việc phát triển sớm các mảng chất béo bám trên thành các động mạch. Người ta chưa hiểu hết về Lp(a), nhưng có lẽ nó có thể tương tác với các chất tìm thấy trên thành động mạch và góp phần vào việc tạo nên sự kết tụ các mảng bám từ chất béo.
Cholesterol có thể làm gì?
Cholesterol cao là một trong những yếu tố nguy cơ chính có thể kiểm soát được để phòng bệnh mạch vành tim, đau tim và đột quỵ. Khi cholesterol trong máu tăng, đó là nguy cơ gây bệnh mạch vành tim cho bạn. Nếu có những yếu tố nguy cơ khác (chẳng hạn như huyết áp cao hay tiểu đường) kết hợp với cholesterol cao, nguy cơ mắc bệnh này thậm chí còn cao hơn nữa. Càng có nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng phát bệnh mạch vành tim càng lớn. Cũng tương tự như vậy, mỗi yếu tố nguy cơ càng trầm trọng thì tác động góp phần của nó lên nguy cơ chung cho sức khỏe của bạn càng nhiều.
Khi có quá nhiều LDL cholesterol (có hại) trong máu, nó có thể tích tụ từ từ ở thành trong các động mạch nuôi tim và não. Cùng với các chất khác, nó tạo thành mảng bám, là một lớp lắng đọng dầy và cứng cố thể gây hẹp lòng các động mạch và làm động mạch mất tính đàn hồi. Tình trạng bệnh lý này còn được gọi là xơ vữa động mạch. Nếu cục huyết khối tạo ra và làm tắc nghẽn một động mạch đã bị hẹp sẵn, có thể gây ra một cơn đau tim hay đột quỵ.
Các nhận thức sai lệch phổ biến về cholesterol
Cholesterol có thể có cả lợi và hại, vì vậy tìm hiểu sự thực về bản chất cholesterol và cholesterol tác động lên sức khỏe chúng ta ra sao và làm cách nào để hạ mức cholesterol máu là điều rất quan trọng. Đây là vài nhận thức sai lệch thường gặp, cùng với bản chất thực về cholesterol.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top