Thí nghiệm vật lý vui!

Lờicủagió

Senior Member
I. Nước tạo ra lửa????????:socool:

Sau đây là cách dùng nước để tạo ra lửa:
-đổ nước vào một cái đĩa trũng ở giữa ,sau đó cho vào tủ lạnh

-sau khi nước đã đóng băng .lấy nó ra khỏi đĩa

-làm 1 cái khuôn để đỡ khói nước đó

-hướng về phía mặt trời.để 1 tờ giấy ở dưới

===============>tờ giấy cháy


Tin hay không tuỳ bạn,:mrgreen: nếu tin thì giải thích xem:please::please:, nếu không tin thì làm thử xem!:hihi:
 
Không tin!!!!!!!!:mrgreen:
Mấy cái thí nghiệm này chỉ có trên lý thuyết, nếu đưa ra ánh sáng mặt trời thì đá đã tan trước khi tờ giấy cháy, Phần trăm thành công của thí nghiệm này là 0%
Tin hay không tuỳ bạn!!!!:oops:
Ờ... Thành có lý, Gió đã làm thử lần nào chưa, phải cần có thiết kế như thế nào áh chứ, chứ nếu để cúc đá ở trên, tờ giấy ở dưới thì đá tan nước rỏ xuống ướt nhẹp tờ giấy, cháy gì nổi?!
 
Không tin!!!!!!!!:mrgreen:
Mấy cái thí nghiệm này chỉ có trên lý thuyết, nếu đưa ra ánh sáng mặt trời thì đá đã tan trước khi tờ giấy cháy, Phần trăm thành công của thí nghiệm này là 0%
Tin hay không tuỳ bạn!!!!:oops:

Chỉ cần vài giây cho thí nghiệm này thôi, vì đó là một khối băng to bằng cái đĩa.:mrgreen:
 
Mình làm thất bại thì đâu có nghĩa là sai.
thầy mình bảo lúc trước có đoàn thám hiểm nam cực j đấy gặp sự cố và có nguy cơ chết vì lạnh nhờ dùng tảng băng như 1 thấu kính hội tụ mà có lửa sưởi ấm ko thì chít! ở nam cực thò tảng băng khó lòng mà tan ra nhỉ:)
 
Thý nghiệm này em làm trong phòng thý nghiệm một lần rồi. Tuy nhiên là dùng ánh sáng của một loại đèn khác chứ hok dùng ánh sáng mặt trời. Ở đây còn thiếu điều kiện đó là góc nghiêng của miếng đá. Phải có 1 góc nghiêng theo chiều đi xuống so với mặt đất là 30 - 45 độ thì ánh sáng mới có thể tập trung. Đây là một cách để dùng miếng đá giống như lăng kính trong suốt có tác dụng tương đương thấu kính hội tụ gây cháy do sức nóng của ánh sáng. Miếng đá càng gồ ghề góc cạnh bao nhiêu, tỷ lệ thành công càng lớn ! (y)
 
Có thí nghiệm vật lý này cũng vui vẻ, các bạn thử giải thích xem: rất đơn giản, dùng một nắp bút "kim tinh" hoặc một thanh kim loại sáng dịch chuyển nhanh trong phòng chiếu sáng bằng đèn huỳnh quang bạn sẽ trông thấy các vị trí khác nhau của nắp bút trong không gian một cách rời rạc. Điều đó hoàn toàn không xảy ra khi trong phòng chiếu sáng bằng bóng đèn dây tóc. Theo bạn tại sao ;)
 
Có lẽ là vì thành phần quang phổ của 2 loại ánh sáng là khác nhau :/

Vì đèn sợi tóc phát sáng liên tục còn đèn huỳnh quang phát sáng theo xung (do quán tính nhiệt của đèn sợi tóc lớn.) Khi vật chuyển động đến những vị trí mà đèn huỳnh quang sáng thì mắt thấy vật, khi đèn tắt thì không thấy.
Hiện tượng này còn được "Tàu" ứng dụng làm một thanh đồ chơi phát sáng ba thứ màu bằng ba đèn nháy nhưng khác nhau về thời điểm sáng (gậy phù thủy.) Khi đặt tại một vị trí mắt chỉ cảm nhận được ba đèn sáng cũng một lúc và thấy một màu tím nhạt. Khi vật chuyển động tại mỗi vị trí không gian chỉ có một đèn sáng và mắt thấy một dải sáng các màu tại các vị trí khác nhau.
 
I. Nước tạo ra lửa????????:socool:

Sau đây là cách dùng nước để tạo ra lửa:
-đổ nước vào một cái đĩa trũng ở giữa ,sau đó cho vào tủ lạnh

-sau khi nước đã đóng băng .lấy nó ra khỏi đĩa

-làm 1 cái khuôn để đỡ khói nước đó

-hướng về phía mặt trời.để 1 tờ giấy ở dưới

===============>tờ giấy cháy


Tin hay không tuỳ bạn,:mrgreen: nếu tin thì giải thích xem:please::please:, nếu không tin thì làm thử xem!:hihi:

Đành rằng thấu kính, nhưng mà thấu kính bằng nước đá>>> đá tan chảy ướt hết giấy ở dưới thì lấy đâu ra cháy được chứ.......:botay:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top