Mọi người cho ý kiến về đáp án câu trắc nghiệm này

phoenix202

Senior Member
Vừa rồi đề thi học kì môn Sinh trường mình có câu thế này:
* Trong quá trình hình thành tế bào sơ khai đầu tiên, chọn lọc tự nhiên tác động đến giai đoạn nào?
a/ Giai đoạn xuất hiện các tế bào sơ khai.
b/ Giai đoạn xuất hiện cơ chế tự sao chép.
c/ Giai đoạn hình thành các hợp chất hữu cơ.
d/ Ở giai đoạn hình thành nên các hợp chất hữu cơ và liên tục hoàn thiện ở các khâu tiếp theo.

Đáp án là câu d, mọi người xem thử có vô lí không.
 
Theo mình hiểu thì thế này, CLTN tác động đến quá trình phát sinh sinh giới từ giai đoạn hình thành cơ chế tự sao chép trở đi (ADN thay thế cho ARN) và sau đó kéo dài về sau. Xem ra câu B là câu đúng, nhưng vì nếu chọn câu B thì câu trả lời hiểu rằng CLTN CHỈ tác động trong giai đoạn đó thôi, còn về sau không còn tác động nữa, vì thế dù câu D hơi chung chung (hình thành hợp chất hữu cơ trong đó có ADN, ARN,... rồi các hợp chất này tương tác với nhau tạo thành cơ chế tự nhân đôi), nhưng xét về ý thì hoàn chỉnh hơn, nên câu B được chọn... Mà tại sao phải ra những kiểu câu hỏi đánh đố học sinh quá vậy nhỉ ??:ah::akay:
 
minh thì nghĩ khác, trước khi một cơ thể sống được hình thành thì sẽ không có chọn lọc tự nhiên bởi vì tất cả các quá trình đều là ngẫu nhiên, hên xui, không có định hướng, bởi vì các giọt coasecva cũng được hình thành ngẫu nhiên thì làm sao có thể nói là chọn lọc tự nhiên được, tất cả đều là ngẫu nhiên mà và chúng không hề mang ý nghĩa thích nghi nào cả vì chúng có sống đâu.
 
Trong giai đoạn hình thành phân tử có khả năng tự nhân đôi đã có cơ chế của CLTN rồi đó bạn, bởi thế mới có chuyện là ADN có khả năng tự nhân đôi tốt hơn ARN nên thay thế ARN trong việc lưu giữ thông tin di truyền, còn protein có khả năng xúc tác cao hơn nên mới thay thế các ribozyme (ARN có khả năng xúc tác). SGK cơ bản trình bày phần này trong giai đoạn tiến hóa hóa học, và có nhắc đến vai trò của CLTN...
 
nhưng mà lúc đó chưa có sự sống thì tại sao lại có chọn lọc tự nhiên được, với lại sgk nâng cao của mình chỉ nhắc đến chọn lọc từ nhiên ở phần tiến hóa sinh học thôi:
mình trích lại câu đầu tiên của phần đó nè: "Từ các tế bào nguyên thủy, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên(trên cơ sở đột biến và chọn lọc của môi trường) sẽ tiến hóa hình thành nên các cơ thể đơn bào đơn giản- tế bào sinh vật nhân sơ cách đây 3,5 tỉ năm...."
 
Azz, ra là sách cơ bản và nâng cao viết không giống nhau àh??? Thế bạn nên thắc mắc trực tiếp với giáo viên bộ môn xem có nhận được giải thích thỏa đáng không... :botay:
 
vậy thì có ai cho mình cái định nghĩa chính xác chọn lọc tự nhiên là gì không, nó bao gồm cái gì, chứ nói kiểu sách giáo khoa thì mình không biết đường mà lần:tutu:
 
Mọi người cũng xem thử câu này:
Đột biến thêm cặp nucleotit trong gen
A. Làm cho gen trở nên dài hơn gen ban đầu.
B. Có thể làm cho gen ngắn hơn gen ban đầu.
C. Tách thành hai gen mới bằng nhau.
D. Có thể làm cho gen dài hoặc ngắn hơn gen ban đầu.
 
Mọi người cũng xem thử câu này:
Đột biến thêm cặp nucleotit trong gen
A. Làm cho gen trở nên dài hơn gen ban đầu.
B. Có thể làm cho gen ngắn hơn gen ban đầu.
C. Tách thành hai gen mới bằng nhau.
D. Có thể làm cho gen dài hoặc ngắn hơn gen ban đầu.
Câu này tìm đáp án đúng nhất, hay tìm đáp án sai
Nếu tìm đáp án đúng nhất thì là câu A
Nếu tìm đáp án sai thì là câu C:)
 
Câu này tìm đáp án đúng nhất, hay tìm đáp án sai
Nếu tìm đáp án đúng nhất thì là câu A
Nếu tìm đáp án sai thì là câu C:)
Ah tìm đáp án đúng đấy... Nhưng có nguồn cho rằng đáp án là câu D. Giả thích cho việc gen ngắn đi là do đột biến gây xuất hiện bộ ba kết thúc sớm hơn gen ban đầu, nên đoạn mã hóa của gen bị ngắn lại, do vậy gen cũng bị ngắn lại, đoạn không mã hóa còn lại không được xét là gen. Mọi người thấy có hợp lý không?
 
Trước hết xem lại định nghĩa gene là gì đã
Cái thứ 2 là độ dài của gene là cái gì và xác định thế nào
 
Ah tìm đáp án đúng đấy... Nhưng có nguồn cho rằng đáp án là câu D. Giả thích cho việc gen ngắn đi là do đột biến gây xuất hiện bộ ba kết thúc sớm hơn gen ban đầu, nên đoạn mã hóa của gen bị ngắn lại, do vậy gen cũng bị ngắn lại, đoạn không mã hóa còn lại không được xét là gen. Mọi người thấy có hợp lý không?
Theo em thì có gen mất nu mới có gen thêm nu, gen mất gắn đi, gen thêm dài lên:), nhưng đề cho là thêm cặp nu mà :botay::botay:
 
Vừa rồi đề thi học kì môn Sinh trường mình có câu thế này:
* Trong quá trình hình thành tế bào sơ khai đầu tiên, chọn lọc tự nhiên tác động đến giai đoạn nào?
a/ Giai đoạn xuất hiện các tế bào sơ khai.
b/ Giai đoạn xuất hiện cơ chế tự sao chép.
c/ Giai đoạn hình thành các hợp chất hữu cơ.
d/ Ở giai đoạn hình thành nên các hợp chất hữu cơ và liên tục hoàn thiện ở các khâu tiếp theo.

Đáp án là câu d, mọi người xem thử có vô lí không.
Trong suốt quá trình hình thành nên tế bào sơ khai-protobiont ,chọn lọc tự nhiên bắt đầu tác động lần đầu tiên vào giai đoạn xuất hiện cơ chế tự sao chép .
Chọn câu B
 
Gene theo anh bít thì có khá nhiều định nghĩa, anh thì theo cái này "gene là đơn vị nhỏ nhất của di truyền về mặt chức năng". Nếu theo cái định nghĩa này thì gene ko chỉ giới hạn trong phạm vi của DNA hay NST.
Độ dài của gene là cái gì thì anh chịu.
 
Gene theo anh bít thì có khá nhiều định nghĩa, anh thì theo cái này "gene là đơn vị nhỏ nhất của di truyền về mặt chức năng". Nếu theo cái định nghĩa này thì gene ko chỉ giới hạn trong phạm vi của DNA hay NST.
Độ dài của gene là cái gì thì anh chịu.

Kiến thức phổ thông của tụi em định nghĩa rằng gene là 1 đoạn phân tử ADN mã hóa cho 1 sản phẩm nhất định, sản phẩm đó có thể là 1 chuỗi polypeptide hay là một phân tử ARN. Có thể từ đó suy ra chiều dài gene hiểu theo định nghĩa là chiều dài của đoạn mã hóa... Nếu đột biến thêm cặp Nu làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm hơn bình thường, nghĩa là đoạn mã hóa bị ngắn lại => gene ngắn lại...:hoanho:
 
vậy độ dài của gene, theo cách hiểu của thầy em, là độ dài của đoạn DNA hay là độ dài của sản phẩm mà nó mã hóa.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top