Lờicủagió
Senior Member
_Bạn biết cách làm giàu vốn từ chưa?
Bí quyết của bạn Trương Nguyễn Uyên Thư (9A14 THCS Ngô Tất Tố, Q.Phú Nhuận): Không nên "học khô" bằng cách viết từ vựng ra giấy rồi lẩm nhẩm học từng từ. Cách làm giàu vốn từ của tớ là đọc hiểu. Với một đoạn văn hay một bài text bằng tiếng Anh, tớ đọc lớn rồi dịch nó sang tiếng Việt. Với từ nào chưa rõ nghĩa, tớ tra từ điển. Rồi ghi chú từ mới vào một tờ giấy, dán ngay gần bài text. Lần sau, gặp lại từ mới ấy trong ngữ cảnh, tớ sẽ nhớ ngay.
_Bí quyết nhớ bài lịch sử
Bí quyết của bạn Hà Thanh Đạt (hình như người quen)(lớp 9 THCS Nguyễn Văn Trỗi, Gò Vấp): Mình nhớ các sự kiện bằng cách... nhìn biển số xe. Mỗi lần ra đường nhìn biển số xe xung quanh, mình lại liên tưởng đến ngày tháng lịch sử. Ví dụ như thấy số 1908 mình nhớ đến Cách Mạng tháng 8 vĩ đại của dân tộc.
Bí quyết của bạn Khánh Hà (lớp 7A9 Nguyễn Hữu Thọ, Q.7): Chiếc tivi và những phương tiện truyền thông là "người thầy" tuyệt vời để mình học thêm lịch sử. Xem tivi hay đọc báo mình đều thủ sẵn một quyển sổ tay, có được kiến thức mới là mình ghi vào liền
Bí quyết của bạn Trương Hùng (lớp 9/11 THCS Nguyễn Văn Phú, Q.11): Mình thường nhớ sử theo các giai thoại về các nhân vật lịch sử như Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, câu nói nổi tiếng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn: "Nếu bệ hạ muốn hàng thì chém đầu thần trước đã!", rồi chuyện anh Nguyễn Thái Bình với quả bom ở Sa Diện... Mỗi giai thoại về các nhận vật lịch sử ấy đều nhắc nhở chúng ta về một thời kì của lịch sử. Học bằng câu chuyện như thế dễ đi vào lòng và nhớ lâu hơn.
Đây là bí quyết tính toán không cần máy tính của anh Hồ Đắc Luận, sinh viên trường Đại học Bách khoa TP.HCM (cựu học sinh trường Nguyễn Du, quận 1), người có "thành tích": suốt từ năm lớp 1 đến lớp 12, chẳng bao giờ sử dụng máy tính để tính toán mà chỉ... tính nhẩm thôi. Không những vậy, anh còn tính nhẩm nhanh hơn các bạn khác bấm máy tính nữa.
_Anh Luận nè, bí quyết để nói "không" với máy tính của anh là gì
_Nhìn vào các con số, ngay cả những số cực kì rối rắm như số thập phân, hỗn số, mình đừng "hoảng", cứ "bình tĩnh" xem chúng có gì đặc biệt không, rồi tìm cách "trị" nó. Ví dụ: mình cần tính 32 x 1,25; số 1,25 có vẻ "khó chịu" nhưng nếu nghĩ kĩ một chút sẽ thấy 1,25 = 10 : 8. Vậy có thể tính 32 x 1,25 = 32 x 10/8 = 4 x 10 = 40.
_Nhưng đâu phải con số nào cũng đặc biệt như vậy, với những số không đặc biệt mình làm sao?
_Ngoài một số con số đặc biệt mình cần biết để áp dụng cho nhanh, những số khác mình phải tìm cách "làm cho nó đặc biệt" tức là làm tròn số cho dễ tính. Có thể làm tròn bằng cách cộng thêm hoặc bớt đi vài đơn vị.
Ví dụ: 498 + 1023 = 500 - 2 + 1000 + 23 = 500 + 1000 + 23 - 2 = 1500 + 21
Viết ra thấy nhiều bước, chứ áp dụng thì nhẩm nhanh lắm đó.
_ Có quy tắc chung nào có thể áp dụng để tính nhẩm cho mọi con số, mọi phép toán?
_Cách hiệu quả nhất để tính nhẩm là "phân tích số". Tuỳ mỗi con số mà mình có cách nhẩm tính khác nhau, có khi trừ, có khi cộng cho tròn số như ở trên, có khi lại tách số ra làm nhiều phần, miễn al2 mình có thể tính dễ dàng. Ví dụ: 987 x 2, có thể tách 987 thành 900 + 80 + 7, nhân từng phần với 2 rồi sau đó cộng lại.
987 x 2 = 900 x 2 + 80 x 2 + 7 x 2= 1800 + 160 + 14 = 1974
_ Bí quyết để "luyện được tuyệt chiêu": nhìn vào phép toán bất kì biết ngay phân tích theo dạng nào cho dễ tính và tính ngay trong tích tắc của anh là gì?
_Thường xuyên luyện tập bằng cách giúp chị anh (làm giáo viên) tính điểm trung bình cho học sinh mà không cần máy, thường xuyên bắt mình phải động não nghĩ xem ngoài cách giải toán thông thường thì có cách nào nhanh và hay hơn không. Một phép tính hoặc một bài toán, bao giờ anh cũng giải ít nhắt là hai cách. Bật mí nè, tính nhẩm cũng là cách luyện cho não có phản xạ nhanh nhạy.
Sưu tầm
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Lý thuyết!! Quá lý thuyết Thực tế 10 người không bít được bao nhiêu làm đựoc như vậy hay chỉ cần 1 phần như vậy là được
Thực tế là do bản thân tìm hướng đi Nhưng dù sao cái j cũng phải bắt đầu từ lý thuyết
Bí quyết của bạn Trương Nguyễn Uyên Thư (9A14 THCS Ngô Tất Tố, Q.Phú Nhuận): Không nên "học khô" bằng cách viết từ vựng ra giấy rồi lẩm nhẩm học từng từ. Cách làm giàu vốn từ của tớ là đọc hiểu. Với một đoạn văn hay một bài text bằng tiếng Anh, tớ đọc lớn rồi dịch nó sang tiếng Việt. Với từ nào chưa rõ nghĩa, tớ tra từ điển. Rồi ghi chú từ mới vào một tờ giấy, dán ngay gần bài text. Lần sau, gặp lại từ mới ấy trong ngữ cảnh, tớ sẽ nhớ ngay.
_Bí quyết nhớ bài lịch sử
Bí quyết của bạn Hà Thanh Đạt (hình như người quen)(lớp 9 THCS Nguyễn Văn Trỗi, Gò Vấp): Mình nhớ các sự kiện bằng cách... nhìn biển số xe. Mỗi lần ra đường nhìn biển số xe xung quanh, mình lại liên tưởng đến ngày tháng lịch sử. Ví dụ như thấy số 1908 mình nhớ đến Cách Mạng tháng 8 vĩ đại của dân tộc.
Bí quyết của bạn Khánh Hà (lớp 7A9 Nguyễn Hữu Thọ, Q.7): Chiếc tivi và những phương tiện truyền thông là "người thầy" tuyệt vời để mình học thêm lịch sử. Xem tivi hay đọc báo mình đều thủ sẵn một quyển sổ tay, có được kiến thức mới là mình ghi vào liền
Bí quyết của bạn Trương Hùng (lớp 9/11 THCS Nguyễn Văn Phú, Q.11): Mình thường nhớ sử theo các giai thoại về các nhân vật lịch sử như Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, câu nói nổi tiếng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn: "Nếu bệ hạ muốn hàng thì chém đầu thần trước đã!", rồi chuyện anh Nguyễn Thái Bình với quả bom ở Sa Diện... Mỗi giai thoại về các nhận vật lịch sử ấy đều nhắc nhở chúng ta về một thời kì của lịch sử. Học bằng câu chuyện như thế dễ đi vào lòng và nhớ lâu hơn.
Đây là bí quyết tính toán không cần máy tính của anh Hồ Đắc Luận, sinh viên trường Đại học Bách khoa TP.HCM (cựu học sinh trường Nguyễn Du, quận 1), người có "thành tích": suốt từ năm lớp 1 đến lớp 12, chẳng bao giờ sử dụng máy tính để tính toán mà chỉ... tính nhẩm thôi. Không những vậy, anh còn tính nhẩm nhanh hơn các bạn khác bấm máy tính nữa.
_Anh Luận nè, bí quyết để nói "không" với máy tính của anh là gì
_Nhìn vào các con số, ngay cả những số cực kì rối rắm như số thập phân, hỗn số, mình đừng "hoảng", cứ "bình tĩnh" xem chúng có gì đặc biệt không, rồi tìm cách "trị" nó. Ví dụ: mình cần tính 32 x 1,25; số 1,25 có vẻ "khó chịu" nhưng nếu nghĩ kĩ một chút sẽ thấy 1,25 = 10 : 8. Vậy có thể tính 32 x 1,25 = 32 x 10/8 = 4 x 10 = 40.
_Nhưng đâu phải con số nào cũng đặc biệt như vậy, với những số không đặc biệt mình làm sao?
_Ngoài một số con số đặc biệt mình cần biết để áp dụng cho nhanh, những số khác mình phải tìm cách "làm cho nó đặc biệt" tức là làm tròn số cho dễ tính. Có thể làm tròn bằng cách cộng thêm hoặc bớt đi vài đơn vị.
Ví dụ: 498 + 1023 = 500 - 2 + 1000 + 23 = 500 + 1000 + 23 - 2 = 1500 + 21
Viết ra thấy nhiều bước, chứ áp dụng thì nhẩm nhanh lắm đó.
_ Có quy tắc chung nào có thể áp dụng để tính nhẩm cho mọi con số, mọi phép toán?
_Cách hiệu quả nhất để tính nhẩm là "phân tích số". Tuỳ mỗi con số mà mình có cách nhẩm tính khác nhau, có khi trừ, có khi cộng cho tròn số như ở trên, có khi lại tách số ra làm nhiều phần, miễn al2 mình có thể tính dễ dàng. Ví dụ: 987 x 2, có thể tách 987 thành 900 + 80 + 7, nhân từng phần với 2 rồi sau đó cộng lại.
987 x 2 = 900 x 2 + 80 x 2 + 7 x 2= 1800 + 160 + 14 = 1974
_ Bí quyết để "luyện được tuyệt chiêu": nhìn vào phép toán bất kì biết ngay phân tích theo dạng nào cho dễ tính và tính ngay trong tích tắc của anh là gì?
_Thường xuyên luyện tập bằng cách giúp chị anh (làm giáo viên) tính điểm trung bình cho học sinh mà không cần máy, thường xuyên bắt mình phải động não nghĩ xem ngoài cách giải toán thông thường thì có cách nào nhanh và hay hơn không. Một phép tính hoặc một bài toán, bao giờ anh cũng giải ít nhắt là hai cách. Bật mí nè, tính nhẩm cũng là cách luyện cho não có phản xạ nhanh nhạy.
Sưu tầm
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Lý thuyết!! Quá lý thuyết Thực tế 10 người không bít được bao nhiêu làm đựoc như vậy hay chỉ cần 1 phần như vậy là được
Thực tế là do bản thân tìm hướng đi Nhưng dù sao cái j cũng phải bắt đầu từ lý thuyết