Thi môn Vật lý

Lờicủagió

Senior Member
Không biết năm nay lớp 9 thi vào PTTH có thi lý nữa không (năm ngoái thi Lý rồi, năm kia thi Hoá, cầu trời năm nay thi Sinh) nhưng mà vừa kiếm được "bí kíp' thi vật lý đạt điểm cao, chia sẻ với mọi người, biết đâu lại cần!

Để có thể làm tốt bài thi vật lý sắp đến, thí sinh cần nắm các quy tắc quan trọng trong khi học và lúc làm bài sau đây:

Trong khi học:

Không học tủ: Đề thi vật lý rải trong toàn bộ chương trình lớp nên ta cần học hết các chương trong sách giáo khoa

Tránh học vẹt: Phải hiểu rõ các hiện tượng vật lý, tự lập ra các bảng so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hiện tượng đã học.

Tư duy năng động: Trên cơ sở những bài tập cơ bản thầy giảng trong lớp cần tự thay đổi giả thiết, điều kiện trong những bài tập đã cho để tạo ra những câu hỏi mới, đa dạng hơn và có yêu cầu cao hơn.

Giữ sức khỏe: Cần có nhịp độ học vừa phải trong mùa thi, không thức khuya trong những ngày gần thi và có chế độ ăn uống hợp lý, đặc biệt trong những ngày thi.

Lúc làm bài:

a. Giữ bình tĩnh: Lo lắng thái quá sẽ dẫn khả năng quên hết các câu lý thuyết đã học và làm sai các phép tính đơn giản.

b. Giải đề 1 cách khoa học:

+ Trong toàn đề: đọc qua một lần để tìm và đánh dấu những câu dễ. Có thể làm lý thuyết trước rồi đến các bài tập dễ hoặc đã gặp như vật lý hạt nhân, quang vật lý...

+ Trong từng câu: Liệt kê số liệu và đổi chúng ra hệ SI; đọc và nhận dạng câu hỏi (thí dụ: bài toán xuôi hay ngược...); chú ý tính toán để bảo đảm làm đúng đáp số; không được làm tròn kết quả tính (nhất là các bài tập về kính hiển vi; vật lý hạt nhân nguyên tử); nhớ ghi đơn vị cho các tính toán trung gian và kết quả sau cùng.

Các câu hỏi lý thuyết có yêu cầu so sánh thì phải làm thành hai phần: các đặc trưng giống nhau và bảng so sánh các đặc trưng khác nhau tương ứng. Khi muốn dùng các công thức không có trong sách giáo khoa thì phải chứng minh. Phải trình bày các bước tính toán trực tiếp vào giấy thi và không được làm tắt.

c. Tiết kiệm thời gian làm bài: Nên viết ngay các câu lý thuyết và giải các bài tập vào giấy thi mà không nên giải vào giấy nháp. Khi thấy mục b của một bài tập chưa giải được thì nên giải mục a của tất cả các bài tập sau đó quay về làm lại mục b. Ta có thể sử dụng các công thức buộc phải chứng minh để tính ra đáp số của một bài tập trước rồi sau đó trình bày ngắn gọn phần chứng minh ở cuối bài thi.

d. Tối thiểu hóa việc mất điểm: Đối với các bài tập sau khi giải còn thấy phân vân thì giải lại nó bằng phương pháp khác nhưng không gạch bỏ bài đã giải trước đây. Các bài tập giải ra nhiều nghiệm mà không biết cách loại nghiệm thì cứ để nguyên tất cả các nghiệm vào bài thi

Nguồn: http://thoxuan.info/forum/index.php/topic,1904.0.html
 
Các câu hỏi lý thuyết có yêu cầu so sánh thì phải làm thành hai phần: các đặc trưng giống nhau và bảng so sánh các đặc trưng khác nhau tương ứng. Khi muốn dùng các công thức không có trong sách giáo khoa thì phải chứng minh. Phải trình bày các bước tính toán trực tiếp vào giấy thi và không được làm tắt.

cái này hình như dành cho bài tự luận! :hum:
ai cũng bít những điều đó nhưng vấn đề là đến lúc thi thì quên bén:sexy::divien:
 
Đây là kinh nghiệm thi Vật Lý tự luận (cái này chắc chỉ dùng cho những thí sinh sắp tới thi vào THPT giống em thôi) ai có bí quyết thi vật lý trắc nghiệm không ạ! Truyền đạt cho mọi người với(y)
 
Điều mà các học sinh lớp 12 đang băn khoăn, lo lắng là ôn tập Vật lý như thế nào để làm tốt bài thi trắc nghiệm trong kỳ thi ĐH năm nay? Dưới đây là 5 "bí quyết" các bạn học sinh cần chú ý:
1. Nắm rõ các định luật vật lý, các định nghĩa, công thức một cách chính xác. Các bạn hãy tự tóm tắt thật ngắn gọn, nhưng đầy đủ các kiến thức Vật lý cần thiết, đặc biệt là bảng tóm tắt các công thức, các hằng số vật lý thường gặp.
2. Chú ý về đơn vị, thứ nguyên và tính hợp lý của kết quả. Khi làm xong các phép tính, bạn cần lưu ý đơn vị ở câu trả lời của đề thi, bạn hãy cân nhắc xem đáp số có phù hợp với thực tế không, bạn hãy chú ý về đơn vị và cách viết kết quả theo quy tắc khoa học. Ví dụ nên viết: 1,2.10-3 m thay vì 0,0012 m; hoặc nên viết 3,5.106 m/s thay vì 3500000 m/s!
3. Để ý đến các sơ đồ mạch điện, cách bố trí các quang cụ và các câu hỏi về đồ thị. Dạng câu hỏi này ít được quan tâm trong các kỳ thi tự luận nhưng sẽ xuất hiện nhiều trong bài thi trắc nghiệm. Do các hiện tượng vật lý xảy ra theo những quy luật nhất định nên có thể tìm thấy bài toán đồ thị ở mọi nội dung của chương trình. Kỹ năng đọc và vẽ đồ thị đối với học sinh phổ thông có lẽ chưa được tốt lắm! Bạn hãy luyện tập với loại bài tập này nhiều hơn.
4. Chú ý đến các hiện tượng vật lý và ứng dụng trong thực tế. Đề thi trắc nghiệm sẽ khai thác tối đa các hiện tượng, khái niệm hoặc công thức mà học sinh do chưa nắm kỹ dễ bị nhầm lẫn, ví dụ: Hiện tượng phản xạ thông thường và phản xạ toàn phần; tính chất và tác dụng của các bức xạ không nhìn thấy; tính chất và ứng dụng của các loại sóng vô tuyến; khái niệm cùng pha, lệch pha giữa các đại lượng vật lý; điều kiện để có cộng hưởng, có phản xạ toàn phần, có hiện tượng quang điện, có hiện tượng quang dẫn...
5. Cần vận dụng linh hoạt phương pháp loại trừ và phỏng đoán khi làm bài trắc nghiệm để chọn nhanh câu trả lời mà không cần phải mất thời gian tính toán.
 
có cách rất thực dụng nhưng lại cực hiệu quả: những công thức tính phải qua nhìu bước chứng minh thì trong quá trình làm bài tập thì cố gắng nhớ luôn đến khi thi chỉ cần lắp số vào chẳng cần suy nghĩ nhìu. kiểm tra tui toàn chơi kiểu đó khỏi mất công nhớ cách c/m làm j cho mệt:sexy:
 
Có một số bài tập Vật lý, mặc dù công thức đúng sờ sờ, nhưng vẫn yêu cầu chứng minh lại công thức. Ví dụ như công thức
1/f = 1/d + 1/d' trong bài tập quang! Nhớ lưu ý, kẻo mất điểm không đáng:)
 
Không biết năm nay lớp 9 thi vào PTTH có thi lý nữa không (năm ngoái thi Lý rồi, năm kia thi Hoá, cầu trời năm nay thi Sinh) nhưng mà vừa kiếm được "bí kíp' thi vật lý đạt điểm cao, chia sẻ với mọi người, biết đâu lại cần!

Để có thể làm tốt bài thi vật lý sắp đến, thí sinh cần nắm các quy tắc quan trọng trong khi học và lúc làm bài sau đây:

Trong khi học:

Không học tủ: Đề thi vật lý rải trong toàn bộ chương trình lớp nên ta cần học hết các chương trong sách giáo khoa

Tránh học vẹt: Phải hiểu rõ các hiện tượng vật lý, tự lập ra các bảng so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hiện tượng đã học.

Tư duy năng động: Trên cơ sở những bài tập cơ bản thầy giảng trong lớp cần tự thay đổi giả thiết, điều kiện trong những bài tập đã cho để tạo ra những câu hỏi mới, đa dạng hơn và có yêu cầu cao hơn.

Giữ sức khỏe: Cần có nhịp độ học vừa phải trong mùa thi, không thức khuya trong những ngày gần thi và có chế độ ăn uống hợp lý, đặc biệt trong những ngày thi.

Lúc làm bài:

a. Giữ bình tĩnh: Lo lắng thái quá sẽ dẫn khả năng quên hết các câu lý thuyết đã học và làm sai các phép tính đơn giản.

b. Giải đề 1 cách khoa học:

+ Trong toàn đề: đọc qua một lần để tìm và đánh dấu những câu dễ. Có thể làm lý thuyết trước rồi đến các bài tập dễ hoặc đã gặp như vật lý hạt nhân, quang vật lý...

+ Trong từng câu: Liệt kê số liệu và đổi chúng ra hệ SI; đọc và nhận dạng câu hỏi (thí dụ: bài toán xuôi hay ngược...); chú ý tính toán để bảo đảm làm đúng đáp số; không được làm tròn kết quả tính (nhất là các bài tập về kính hiển vi; vật lý hạt nhân nguyên tử); nhớ ghi đơn vị cho các tính toán trung gian và kết quả sau cùng.

Các câu hỏi lý thuyết có yêu cầu so sánh thì phải làm thành hai phần: các đặc trưng giống nhau và bảng so sánh các đặc trưng khác nhau tương ứng. Khi muốn dùng các công thức không có trong sách giáo khoa thì phải chứng minh. Phải trình bày các bước tính toán trực tiếp vào giấy thi và không được làm tắt.

c. Tiết kiệm thời gian làm bài: Nên viết ngay các câu lý thuyết và giải các bài tập vào giấy thi mà không nên giải vào giấy nháp. Khi thấy mục b của một bài tập chưa giải được thì nên giải mục a của tất cả các bài tập sau đó quay về làm lại mục b. Ta có thể sử dụng các công thức buộc phải chứng minh để tính ra đáp số của một bài tập trước rồi sau đó trình bày ngắn gọn phần chứng minh ở cuối bài thi.

d. Tối thiểu hóa việc mất điểm: Đối với các bài tập sau khi giải còn thấy phân vân thì giải lại nó bằng phương pháp khác nhưng không gạch bỏ bài đã giải trước đây. Các bài tập giải ra nhiều nghiệm mà không biết cách loại nghiệm thì cứ để nguyên tất cả các nghiệm vào bài thi

Nguồn: http://thoxuan.info/forum/index.php/topic,1904.0.html

Cái này nghe cũng nhiều rồi,nhưng chưa bao giờ áp dụng để được điểm cao được cả.......:xinkieu: Lý thuyết và thực hành cách xa nhau lém....:botay:
 
Mình vừa thi môn Lý xong có một câu hỏi thế này:
Nhận định nào sau không đúng về nam châm:
A- Mọi nam châm đều hút được sắt
B- Các cực cùng dấu của nam châm thì đẩy nhau
C- Mọi nam châm cân bằng thì trục đều trùng theo phương Bắc- Nam
D- Mọi nam châm bao giờ cũng có 2 cực.
Phân vân quá :please:
 
Mình vừa thi môn Lý xong có một câu hỏi thế này:
Nhận định nào sau không đúng về nam châm:
A- Mọi nam châm đều hút được sắt
B- Các cực cùng dấu của nam châm thì đẩy nhau
C- Mọi nam châm cân bằng thì trục đều trùng theo phương Bắc- Nam
D- Mọi nam châm bao giờ cũng có 2 cực.
Phân vân quá :please:
THeo em đáp án C sai
vì cực bắc của nam châm chỉ về cực từ nam của Trái đất, cực nam của nam châm chỉ về cực từ bắc của trái đất
Mà cực từ nam không trùng với cực Bắc địa lý
Cực từ bắc không trùng với cực Nam địa lý
===>trục không trùng theo phương Bắc- Nam
 
tớ cũng đồng ý với em Gió (đáp án C). Trên thực tế phương của nam châm lệch khỏi phương bắc - nam chứ ko trùng, với lại cực của nc và cực địa lý là khác nhau... hehe. chắc vậy:). Àh, mà pà My thi hk còn có phần hỏi về nam châm à?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top