Lờicủagió
Senior Member
Không biết năm nay lớp 9 thi vào PTTH có thi lý nữa không (năm ngoái thi Lý rồi, năm kia thi Hoá, cầu trời năm nay thi Sinh) nhưng mà vừa kiếm được "bí kíp' thi vật lý đạt điểm cao, chia sẻ với mọi người, biết đâu lại cần!
Để có thể làm tốt bài thi vật lý sắp đến, thí sinh cần nắm các quy tắc quan trọng trong khi học và lúc làm bài sau đây:
Trong khi học:
Không học tủ: Đề thi vật lý rải trong toàn bộ chương trình lớp nên ta cần học hết các chương trong sách giáo khoa
Tránh học vẹt: Phải hiểu rõ các hiện tượng vật lý, tự lập ra các bảng so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hiện tượng đã học.
Tư duy năng động: Trên cơ sở những bài tập cơ bản thầy giảng trong lớp cần tự thay đổi giả thiết, điều kiện trong những bài tập đã cho để tạo ra những câu hỏi mới, đa dạng hơn và có yêu cầu cao hơn.
Giữ sức khỏe: Cần có nhịp độ học vừa phải trong mùa thi, không thức khuya trong những ngày gần thi và có chế độ ăn uống hợp lý, đặc biệt trong những ngày thi.
Lúc làm bài:
a. Giữ bình tĩnh: Lo lắng thái quá sẽ dẫn khả năng quên hết các câu lý thuyết đã học và làm sai các phép tính đơn giản.
b. Giải đề 1 cách khoa học:
+ Trong toàn đề: đọc qua một lần để tìm và đánh dấu những câu dễ. Có thể làm lý thuyết trước rồi đến các bài tập dễ hoặc đã gặp như vật lý hạt nhân, quang vật lý...
+ Trong từng câu: Liệt kê số liệu và đổi chúng ra hệ SI; đọc và nhận dạng câu hỏi (thí dụ: bài toán xuôi hay ngược...); chú ý tính toán để bảo đảm làm đúng đáp số; không được làm tròn kết quả tính (nhất là các bài tập về kính hiển vi; vật lý hạt nhân nguyên tử); nhớ ghi đơn vị cho các tính toán trung gian và kết quả sau cùng.
Các câu hỏi lý thuyết có yêu cầu so sánh thì phải làm thành hai phần: các đặc trưng giống nhau và bảng so sánh các đặc trưng khác nhau tương ứng. Khi muốn dùng các công thức không có trong sách giáo khoa thì phải chứng minh. Phải trình bày các bước tính toán trực tiếp vào giấy thi và không được làm tắt.
c. Tiết kiệm thời gian làm bài: Nên viết ngay các câu lý thuyết và giải các bài tập vào giấy thi mà không nên giải vào giấy nháp. Khi thấy mục b của một bài tập chưa giải được thì nên giải mục a của tất cả các bài tập sau đó quay về làm lại mục b. Ta có thể sử dụng các công thức buộc phải chứng minh để tính ra đáp số của một bài tập trước rồi sau đó trình bày ngắn gọn phần chứng minh ở cuối bài thi.
d. Tối thiểu hóa việc mất điểm: Đối với các bài tập sau khi giải còn thấy phân vân thì giải lại nó bằng phương pháp khác nhưng không gạch bỏ bài đã giải trước đây. Các bài tập giải ra nhiều nghiệm mà không biết cách loại nghiệm thì cứ để nguyên tất cả các nghiệm vào bài thi
Nguồn: http://thoxuan.info/forum/index.php/topic,1904.0.html
Để có thể làm tốt bài thi vật lý sắp đến, thí sinh cần nắm các quy tắc quan trọng trong khi học và lúc làm bài sau đây:
Trong khi học:
Không học tủ: Đề thi vật lý rải trong toàn bộ chương trình lớp nên ta cần học hết các chương trong sách giáo khoa
Tránh học vẹt: Phải hiểu rõ các hiện tượng vật lý, tự lập ra các bảng so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hiện tượng đã học.
Tư duy năng động: Trên cơ sở những bài tập cơ bản thầy giảng trong lớp cần tự thay đổi giả thiết, điều kiện trong những bài tập đã cho để tạo ra những câu hỏi mới, đa dạng hơn và có yêu cầu cao hơn.
Giữ sức khỏe: Cần có nhịp độ học vừa phải trong mùa thi, không thức khuya trong những ngày gần thi và có chế độ ăn uống hợp lý, đặc biệt trong những ngày thi.
Lúc làm bài:
a. Giữ bình tĩnh: Lo lắng thái quá sẽ dẫn khả năng quên hết các câu lý thuyết đã học và làm sai các phép tính đơn giản.
b. Giải đề 1 cách khoa học:
+ Trong toàn đề: đọc qua một lần để tìm và đánh dấu những câu dễ. Có thể làm lý thuyết trước rồi đến các bài tập dễ hoặc đã gặp như vật lý hạt nhân, quang vật lý...
+ Trong từng câu: Liệt kê số liệu và đổi chúng ra hệ SI; đọc và nhận dạng câu hỏi (thí dụ: bài toán xuôi hay ngược...); chú ý tính toán để bảo đảm làm đúng đáp số; không được làm tròn kết quả tính (nhất là các bài tập về kính hiển vi; vật lý hạt nhân nguyên tử); nhớ ghi đơn vị cho các tính toán trung gian và kết quả sau cùng.
Các câu hỏi lý thuyết có yêu cầu so sánh thì phải làm thành hai phần: các đặc trưng giống nhau và bảng so sánh các đặc trưng khác nhau tương ứng. Khi muốn dùng các công thức không có trong sách giáo khoa thì phải chứng minh. Phải trình bày các bước tính toán trực tiếp vào giấy thi và không được làm tắt.
c. Tiết kiệm thời gian làm bài: Nên viết ngay các câu lý thuyết và giải các bài tập vào giấy thi mà không nên giải vào giấy nháp. Khi thấy mục b của một bài tập chưa giải được thì nên giải mục a của tất cả các bài tập sau đó quay về làm lại mục b. Ta có thể sử dụng các công thức buộc phải chứng minh để tính ra đáp số của một bài tập trước rồi sau đó trình bày ngắn gọn phần chứng minh ở cuối bài thi.
d. Tối thiểu hóa việc mất điểm: Đối với các bài tập sau khi giải còn thấy phân vân thì giải lại nó bằng phương pháp khác nhưng không gạch bỏ bài đã giải trước đây. Các bài tập giải ra nhiều nghiệm mà không biết cách loại nghiệm thì cứ để nguyên tất cả các nghiệm vào bài thi
Nguồn: http://thoxuan.info/forum/index.php/topic,1904.0.html