Tế bào nhận cảm ánh sáng.

hi hi!
mình muốn hỏi tế bào nón và tế bào gậy trong mắt thì tế bào nào nhận cảm ánh sáng mạnh hơn. Mình muốn hiểu kĩ hơn 1 chút! merci beacoup...
 
Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy màu sắc. Với sự trợ giúp của màu sắc chúng ta có thể nhìn nhận rõ ràng mọi vật xung quanh để làm cho cảm giác của chúng ta tốt hơn. Các thiết kế nội thất và sự phối trộn màu ảnh hưởng trực tiếp đến ấn tượng và cảm giác của chúng ta. Các màu có thể dùng chung được với nhau sẽ tạo ra một sự cân bằng hài hòa làm cho chúng ta có cảm nhận tốt. Ngành công nghiệp in cũng sử dụng các màu để thể hiện ấn phẩm hiệu quả hơn. Các yêu cầu về chất lượng từ phía khách hàng đang không ngừng tăng. Để đáp ứng các yêu cầu này, các tiêu chuẩn chất lượng mới đã được đặt ra.

Để đánh giá các màu, trước hết chúng ta phải nhìn thấy chúng. Để nhìn thấy chúng ta cần có ánh sáng. Mặt trời tỏa ra ánh sáng. Đó là nguồn sáng sơ cấp.

Tuy nhiên, hầu hết đối tượng trong môi trường của chúng ta lại không thể tự tỏa sáng. Chúng ta được gọi là nguồn sáng thứ cấp. Chúng ta chỉ cảm nhận được các đối tượng này và màu sắc của chúng khi chúng được chiếu sáng.

Ánh sáng là bức xạ lan truyền rất nhanh với tốc độ 300.000 km/giây. Nói đúng ra, ánh sáng bao gồm các dao động điện từ được truyền đi từ nguồn sáng dưới dạng sóng. Giống như sóng nước, mỗi sóng anh sáng bao gồm phần lồi lên và phần lõm xuống.

Các sóng được phân loại theo chiều dài bước sóng hay số do động mà chúng ta thực hiện trong một giây. Các bước sóng thường có đơn vị là km, m, cm, mm, nm hay picomet. Số do động sóng trong một giây, gọi là tần số được đo bằng đơn vị Hz.

Các bước sóng có chiều dài khác nhau có những đặc tính khác nhau. Thí dụ như tia X được dùng để chuẩn đoán trong y khoa, nhiều bà nội trợ được trang bị các lò viba để nấu và hâm nóng thức ăn. Các loại sóng khác được dùng trong việc truyền tín hiệu điện thoại, radio và tivi.

Chỉ có một khoảng sóng điện từ rất nhỏ được nhìn thầy dưới dạng màu của ánh sáng. Phần thấy được của quan phổ sóng trải dài từ 380 nm (tia cực tím) đến 780 nm (tia hồng ngoại). Ánh sáng có thể được tách ra thành các thành phần màu bằng lăng kính. Ánh sáng trắng được phối trộn bởi tất cả các màu trong dải quan phổ và được tách thành các màu trong cầu vồng.

Hình minh họa trên cho thấy chiều dài các bước sóng từ Đỏ (Red) đến Lục (Green) rồi đến Xanh (Blue) càng lúc càng ngắn dần.

1.2: Cảm nhận màu thấy được

Chỉ qua sự liên kết với ánh sáng mà màu sắc của vật thể mới trở nên thấy được - tại sao?

Màu sắc không thể được xem là đặc tính riêng của một vật thể là hình thù của vật thể đó. Đặc tính cố hữu của các vật thể là hấp thụ hoặc phản xạ các bước sóng nào đó.

Chúng ta chỉ có thể cảm nhận các màu tương ứng với các bước sóng phản xạ.

Nếu ánh sáng trắng được chiếu vào một đối tượng sẽ có một khả năng dưới đây xảy ra:



- Tất cả ánh sáng bị hấp thụ. Trong trườg hợp này, chúng ta cảm nhận đối tượng có màu đen.
- Tất cả ánh sáng được phản xạ. Trong trường hợp này, đối tượng có màu trắng
- Tất cả ánh sáng đều đi qua đối tượng. Trong trường hợp này màu của ánh sáng không đổi.
- Một phần ánh sáng bị hấp thụ, phần còn lại được phản xạ. Trong trường hợp này ta cảm nhận được màu tùy thuộc vào bước sóng nào của ánh sáng được phản xạ và bước sóng nào được hấp thụ.
- Một phần ánh sáng bị hấp thụ, phần còn lại được xuyên qua đối tượng. Trong trường hợp này ta cảm nhận được màu sắc tùy thuộc vào bước sóng nào của ánh sáng bị hấp thụ, bước sóng nào xuyên qua.
- Một phần ánh sáng được phản xạ, phần còn lại đi qua. Trong trường hợp này màu sắc của ánh sáng được phản xạ và màu của ánh sáng đi xuyên qua sẽ thay đổi.


Những đặc tính của đối tựơng được chiếu sáng quyết định việc cảm nhận màu sẽ rơi vài một trong các trường hợp trên.

Ánh sáng phản xạ hay truyền qua đối tượng được mắt người ghi nhận và chuyển thành các xung thần kinh kích hoạt cảm nhận màu trong bộ não.

Võng mạc của mắt người có vô vàn tế bào nhạy sáng. Có hai loại tế bào: tế bào hình que và tế bào hình nón. Tế bào hình que phân biệt độ sáng tối trong khi tế bào hình nón ghi nhận màu sắc. Có 3 loại tế bào hình nón, 1 loại phản ứng các bước sóng cố định trong dải quang phổ từ 400 đến 500 nm cho cảm giác màu Blue; một loại phản ứng với bước sóng từ 500 đến 600nm cho cảm giác màu Green và một loại phản ứng với bước sóng từ 600 đến 700nm cho cảm giác màu Red.
như vậy TB Que( Gậy ) cảm nhận ánh sáng mạnh hơn TB Nón
 
em cám ơn! trong sách cũng có viết là tế bào gậy nhạy cảm hơn tế bào nón hàng ngàn lần. em cũng biết là tế bào nón là tế bào nhận cảm màu, bởi nó có 3 loại phốtpin khác nhau ; 1 loại hấp thu mạnh nhất vơi ánh sáng có bước sóng 440nm, (ứng với màu lam), 1 loại với ánh sáng có bước sóng 535nm(ứng với màu lục), 1 loại với ánh sáng 570nm ứng vơi ánh sáng có màu đỏ. mỗi tế bào nón có 1 loại phốtpin nên nó nhạy cảm tối đa với ánh sáng bước sóng nhất định.
Nhưng em lại thấy rằng số lượng ở mỗi mắt người có khoảng 110 đến 115 triệu tế bào gậy và 6-7 triệu tế bào nón. số liệu này có liên quan đến sự nhạy cảm ko ? tại sao mình lại có nhiều tế bào gậy như vậy?
 
Các bạn giải thích hộ mình với
có một cách bẫy côn trùng dựa trên xu tính ánh sáng dương ( bẫy đèn ). VD bẫy bướm sâu đục thân lúa 2 chấm
Vậy tại sao con bướm lại bay về phía ánh đèn ?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top