Nguyên lý sinh học: Cấu trúc đi liền chức năng

Thành viên cũ

Senior Member
Mọi nguời ơi cho mình hỏi một chút đuợc không?

1. Tại sao Riboxom lại được tách làm 2 phân  riêng biêt ?như thế tế bào có lợi gì?
2. Tại sao lỗ mang nhân lại rât lớn , mà lỗ ở màng tế bào lại nhỏ hơn

==========

Chỉnh sửa tiêu đề ngày 30/06/2006
Dương Văn Cường
 
Re: riboxom va màng nhân

ADN_1925 said:
mọi nguời ơi cho mình hỏi một chút đuợc không?
1. Tại sao Riboxom lại được tách làm 2 phân riêng biêt ?như thế tế bào có lợi gì?
2. Tại sao lỗ mang nhân lại rât lớn , mà lỗ ở màng tế bào lại nhỏ hơn

Các câu hỏi tại sao thường không khó trả lời nhưng khó có câu trả lời nào là đầy đủ. Tôi thử vậy

1. Tiết kiệm là nguyên tắc. Ở đây là tiết kiệm năng lượng. Đa số các phân tử, cấu trúc có hoạt tính thì cũng có thời gian sống. Việc tách ribosome ra làm 2 phần (ko hoạt tính) sau đó khi nào cần thiết thì lại kết hợp (có hoạt tính). Nó cũng giống như các enzyme thường ko tồn tại tự nhiên ở dạng có hoạt tính mà là pro-enzyme khi cần thì sửa đi một chút (activate) để thành dạng có hoạt tính.

2. Cấu trúc phù hợp với chức năng. Màng nhân cần chuyển khá nhiều phức hợp cồng kềnh qua lại ví dụ như mRNA, một số protein dạng hoạt động được tổng hợp ở TBC sau đấy lại phải vào trong nhân để làm việc. ..v..v mà ko nhớ là ribosome được tổ hợp (hình thành cấu trúc không gian của tiểu đơn vị = rRNA tương tác với protein) ở đâu nhỉ, có ai biết ko?????????
 
Hì hì, tui không muốn trả lời trực tiếp vào câu hỏi nhưng thử so sánh ví von như thế này:

- Thế bạn có biết tại sao cái ghế nó có cái hình dạng của cái ghế không? Tương tự cái bàn có 4 chân, cái nồi cơm điện, cái rổ, con dao.... Tại sao mọi thứ không chỉ có một hình tròn hay vuông thôi cho đơn giản và dể... nhớ!

- Thế bạn có muốn đổi cái màn cái the trong các phòng của nhà bạn ra chắn ngỏ ra vào chính của nhà bạn rồi khiêng cái cửa sắt nặng khổng lồ với 5 cái ổ khóa tổ bố để gắn vào từng phòng ngủ, phòng tằm, phòng vệ sinh để cho dể dàng sinh họat!

Nghĩ đến chức năng, chức năng và chức năng. Còn tại sao có được một hình thù nhất định cho một chức năng nhất định thì hãy nghĩ đến tiến hóa, tiến hóa, và tiến hóa.
 
ý anh tuchau là một trong những nguyên lý của sinh học: cấu trúc đi liền chức năng. Ở đây xin bổ sung ý thế này

Bạn hãy hình dung là bạn có sợi chỉ và cái lỗ kim, bạn phải hì hà hì hục căng 2 con mắt lên, tay chân tinh tướng mới đẩy cọng chỉ qua lỗ kim. Tự nhiên có khi nào ai đó hỏi: sao cọng chỉ kô tự chui qua lỗ kim nhỉ???

Hoặc dễ hiểu hơn, khi bạn thấy thằng ăn cướp, nếu công ăn muốn khống chế nó, thì cho nó cái còng số 8, chẳng ai thắc mắc là tại sao thằng ăn cướp kô tự tay đưa vào còng.

các mRNA bị sinh tổng hợp cuỡng bức, tức là có chuyện nó mới được tổng hợp, và rồì nó bị đá từ nhân văng ra tế bào chất. Khổ thay nó là thằng bất cần đời, thằng con hoang, đứa con kô thèm thừa nhận của DNA, đề nó lang thang thế này thì thật phiền phức, ông công an ribosome phải túm cổ mấy thằng RNA này lại. Và giả sử cái ribosome nó tròn vo, tức là 2 tiểu đơn vị gắn sẵn rồi, chỉ chừa cái lỗ vừa cho mRNA thì thử hỏi thằng mRNA tự động mà thò đầu vào cái lỗ kim ribosome kô?? Chắc chắn là kô. Và cái lỗ kim cũng cực khổ trăm bề canh hướng này hứơng kia để dụ cho thằng mRNA chui đầu vào. Coi bộ mệt à, vì thời gian quý hơn vàng, phải càng nhanh càng tốt túm cổ thằng mRNA kô cho nó chạy lang thang.


Vậy để giải quyết vấn đề này, tb buộc phải tạo 2 tiểu đơn vị ribosome, sao cho chúng dễ dàng săn lùng mRNA và từ 2 mũi giáp công trên ụp xuống dưới ụp lên vào đầu thằng mRNA, cho mày chết, chết mày chưa cho mày chưa.....Thế là mRNA chạy đằng trời.


Lỗ ở nhân mang tính thụ động, sản phẩm ra vào kô cần kiểm sóat nghiêm ngặt. Còn màng tế bào là lỗ chủ động, sự ra vào tb phải được kiểm sóat chặt chẽ.

Bạn đi vào sân vận động, thấy cái củă bé tí đủ cho 1 người chui lọt để dễ kiễm sóat. Nhưng mà có rất nhiều cửa. Nhưng khi bạn vào được bên trong rồi thì bạn có thể di chuyển từ khán đài này qua khán đài kia dễ dàng, khỏang thông nhau giữa từng khán đài quá rộng cho bạn đi (giả định bạn là vip để bạn đi đâu cũng được).

Lỗ tb và lỗ nhân cũng có nguyên lý giống vậy
 
uh câu hỏi cũng khá là hay đó, theo mình thì no tách ra làm hai vì khi đó no dễ tồn tại hơn trong tế bào hihihiihiihi
 
màng nhân và màng tế bòa là hai loại màng hoàn tòa khác nhau, do nó thực hiện các chức năng khác nhau nên mỗi loại mang lại có những kích thước khác nhau
 
black_cat_in_the_rain said:
lonxon said:
em hay chung minh that cu the la chung khac nhau the nao di.
 Màng nhân thì dược cấu tạo từ hai lớp màng cơ bản
 Màng tế bào thì được câu tạo từ một lớp màng cơ bản. :!:


em giải thích rõ họăc kiếm tấm hình nào minh họa điều em vừa nói ở trên xem.
 
em nó nói đúng rùi mà bác cứ vặn vẹo.

nucleus.gif
 
Mèo đen xin trả lời câu hỏi của bác:

? ? ? Màng cơ bản thì dược cấu tạo từ một lớp kép photpholipit gồm các phân tử photpholipit xếp quay đầu kị nước vào nhau......
? ?Vậy thì màng tế bào chỉ có một lớp kép photpholipit còn màng nhân thì có dến hai lớp kép photpholipit lận

? ?Do đó theo như suy nghĩ của Mèo đen thì giống như là mình di du lịch : qua cổng đầu tien thì phải chen lấn cưc khổ , soát vé nghiêm ngặt, còn soát cả ngươi để xem mình có mang ..........bom vào phá hoại hay ko????? Đã thấy bực mình rôi mà vào dến cổng nhỏ bên trong mà còn lặp lại tình trạng như trên thì chắc chắn la một đi ko trở lại rồi

? ?Chắc các phần tử vật chất cũng giống như chúng ta vậy. Đi qua màng tế bào đã thấy vả cả mồ hôi hột mà lúc qua mành nhân còn lặp lại tình trang này thì chắn ko them ngó tới tế bào lần 2 đâu. :D ?:D
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top