Vũ Thành Lâm
Senior Member
trích
Dùng tảo để chữa bệnh
Các nhà khoa học trên thế giới phát hiện ra những khả năng điều trị bệnh tuyệt vời từ loài tảo spirulina, từ điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ em cho tới ung thư và AIDS, không những thế tảo spirulina còn mở ra triển vọng xoá đói giảm nghèo cho những nước kém và đang phát triển....
Tảo spirulina là loại thực vật có hình dạng lò xo, và có mặt trên trái đấtt cách đây khoảng 3 tỷ năm, chúng có khả năng quang hợp rất tốt và là thực vật duy nhất có khả năng sinh sôi và phát triển trong những ao hồ có nhiều hoá chất độc hại. Tảo spirulina được coi là thần dược trong việc điều trị bệnh suy dinh dưỡng, có được điều này là do tảo có chưa tới 70% khối lượng vitamin. Ngoài ra chúng còn chứa vô vàn các chất có lợi cho cơ thể khác như vitamin A, axit béo, vitamin B12, canxi, magiê - những chất được coi là “mang lại cuộc sống ấm no cho các cơ quan của cơ thể”. Các nhà khoa học đã khám phá tác dụng tảo spirulina từ nhiều thập kỷ nay nhưng do tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ dược phẩm và sinh hoá nên loài tảo này đã bị lãng quên, hơn nữa các nhà khoa học lúc đó vẫn chưa phát hiện ra hết tác dụng của loài thực vật thuỷ sinh này. Tuy nhiên, từ lâu chúng đã được coi là thần dược đối với các nước châu Phi vì nó vừa rẻ tiền, vừa dễ sử dụng lại vừa dễ lấy.
Ngày nay, các nhà khoa học lại tìm đến loài tảo này, mỗi năm có khoảng 3.000 tấn tảo được xuất khẩu, nước tiêu thụ mạnh nhất là đại lục Trung Hoa (chiếm một nửa), tiếp theo là Mỹ. Tại Mỹ người ta còn chiết xuất loại tảo này làm dược phẩm để phá huỷ các lớp mỡ, căn bệnh của những người giàu. Nhiều vận động viên thể thao đã coi loại tảo này là siêu thực phẩm để tăng cường sinh lực và làm săn chắc cơ bắp, đặc biệt là các vận động viên thể hình.
Vào những năm 1990, Tổ chức nhân đạo Antenna ở Thuỵ Sĩ đã đưa ra một ý tưởng mới, đó là dùng tảo spirulina để chống đói nghèo ở những nước kém và đang phát triển. Nếu như 1 hecta lúa mì hoặc đậu tương chỉ cho con người khoảng 1 tấn protein tinh chế thì tảo có khả năng sản xuất ra protein là 9 tấn/ha. Sau nhiều năm vận động, Antenna đã thuyết phục được người dân ở nhiều nước trồng loại tảo này để xuất khẩu làm thuốc bằng cách chứng minh cho họ rằng những tác dụng về y học cũng có giá trị về kinh tế. Một số công ty của Pháp đã bắt đầu trồng tảo tại châu Phi, điển hình như ở Koudougou, các chuyên gia đã giúp người dân ở đây cải tạo các ao hồ để trồng tảo quanh năm, dùng làm thuốc và xuất khẩu. Mỗi tháng đã xuất khẩu được hàng triệu đô la và chỉ cần trích ra khoảng 100kg là có thể cứu sống khỏi 3.000 đứa trẻ khỏi cảnh chết chóc vì đói khát.
Gần đây các nhà khoa học đã khám phá ra rằng, tảo spurilina còn là thực đơn chữa béo phì vô cùng hiệu quả. Công ty dược phẩm Equilibre Attitude của Pháp đã tăng gấp đôi doanh thu bán ra nhờ chế biến loại tảo này thành tân dược chống béo phì. Sau sự kiện này hàng loạt các tập đoàn dựơc phẩm thế giới đã nhảy vào phát triển tảo thành thuốc. Hiện nay, loài tảo này đã được trồng ở nhiều nước như Mỹ, Nhật, Thái Lan, Trung Quốc, ấn Độ, Pháp, Nigeria, Nam Phi, Kenya... Các nhà khoa học tuyên bố rằng tảo spurilina còn có thể được sử dụng để chế tạo thành thuốc chống căn bệnh thế kỉ AIDS và tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân nhiễm HIV. Hai trường ĐH danh tiếng Harvard và Boston của Mỹ đang nhân giống tảo spurilina thành một loại tảo mới có khả năng chống được virut cảm cúm hoặc tăng cường sức lực cho DNA. Các cuộc thí nghiệm mới đây còn chứng minh được rằng khi sử dụng các hợp chất trong tảo spurilina cho những con chuột bị ung thư thì chúng đã giảm được những cơn đau đớn và các khối u cũng phát triển chậm lại. Trong khi đó, các nhà khoa học Đức phát hiện ra rằng tảo spurilina còn có thể làm cho các cơ quan nội tạng như tim, tuyến giáp tuyến tuỵ, tuỷ xương và màng tế bào trở lên khoẻ mạnh hơn.
Quang Vinh (Tổng hợp từ AFP, Reuters, AP)
Dùng tảo để chữa bệnh
Các nhà khoa học trên thế giới phát hiện ra những khả năng điều trị bệnh tuyệt vời từ loài tảo spirulina, từ điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ em cho tới ung thư và AIDS, không những thế tảo spirulina còn mở ra triển vọng xoá đói giảm nghèo cho những nước kém và đang phát triển....
Tảo spirulina là loại thực vật có hình dạng lò xo, và có mặt trên trái đấtt cách đây khoảng 3 tỷ năm, chúng có khả năng quang hợp rất tốt và là thực vật duy nhất có khả năng sinh sôi và phát triển trong những ao hồ có nhiều hoá chất độc hại. Tảo spirulina được coi là thần dược trong việc điều trị bệnh suy dinh dưỡng, có được điều này là do tảo có chưa tới 70% khối lượng vitamin. Ngoài ra chúng còn chứa vô vàn các chất có lợi cho cơ thể khác như vitamin A, axit béo, vitamin B12, canxi, magiê - những chất được coi là “mang lại cuộc sống ấm no cho các cơ quan của cơ thể”. Các nhà khoa học đã khám phá tác dụng tảo spirulina từ nhiều thập kỷ nay nhưng do tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ dược phẩm và sinh hoá nên loài tảo này đã bị lãng quên, hơn nữa các nhà khoa học lúc đó vẫn chưa phát hiện ra hết tác dụng của loài thực vật thuỷ sinh này. Tuy nhiên, từ lâu chúng đã được coi là thần dược đối với các nước châu Phi vì nó vừa rẻ tiền, vừa dễ sử dụng lại vừa dễ lấy.
Ngày nay, các nhà khoa học lại tìm đến loài tảo này, mỗi năm có khoảng 3.000 tấn tảo được xuất khẩu, nước tiêu thụ mạnh nhất là đại lục Trung Hoa (chiếm một nửa), tiếp theo là Mỹ. Tại Mỹ người ta còn chiết xuất loại tảo này làm dược phẩm để phá huỷ các lớp mỡ, căn bệnh của những người giàu. Nhiều vận động viên thể thao đã coi loại tảo này là siêu thực phẩm để tăng cường sinh lực và làm săn chắc cơ bắp, đặc biệt là các vận động viên thể hình.
Vào những năm 1990, Tổ chức nhân đạo Antenna ở Thuỵ Sĩ đã đưa ra một ý tưởng mới, đó là dùng tảo spirulina để chống đói nghèo ở những nước kém và đang phát triển. Nếu như 1 hecta lúa mì hoặc đậu tương chỉ cho con người khoảng 1 tấn protein tinh chế thì tảo có khả năng sản xuất ra protein là 9 tấn/ha. Sau nhiều năm vận động, Antenna đã thuyết phục được người dân ở nhiều nước trồng loại tảo này để xuất khẩu làm thuốc bằng cách chứng minh cho họ rằng những tác dụng về y học cũng có giá trị về kinh tế. Một số công ty của Pháp đã bắt đầu trồng tảo tại châu Phi, điển hình như ở Koudougou, các chuyên gia đã giúp người dân ở đây cải tạo các ao hồ để trồng tảo quanh năm, dùng làm thuốc và xuất khẩu. Mỗi tháng đã xuất khẩu được hàng triệu đô la và chỉ cần trích ra khoảng 100kg là có thể cứu sống khỏi 3.000 đứa trẻ khỏi cảnh chết chóc vì đói khát.
Gần đây các nhà khoa học đã khám phá ra rằng, tảo spurilina còn là thực đơn chữa béo phì vô cùng hiệu quả. Công ty dược phẩm Equilibre Attitude của Pháp đã tăng gấp đôi doanh thu bán ra nhờ chế biến loại tảo này thành tân dược chống béo phì. Sau sự kiện này hàng loạt các tập đoàn dựơc phẩm thế giới đã nhảy vào phát triển tảo thành thuốc. Hiện nay, loài tảo này đã được trồng ở nhiều nước như Mỹ, Nhật, Thái Lan, Trung Quốc, ấn Độ, Pháp, Nigeria, Nam Phi, Kenya... Các nhà khoa học tuyên bố rằng tảo spurilina còn có thể được sử dụng để chế tạo thành thuốc chống căn bệnh thế kỉ AIDS và tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân nhiễm HIV. Hai trường ĐH danh tiếng Harvard và Boston của Mỹ đang nhân giống tảo spurilina thành một loại tảo mới có khả năng chống được virut cảm cúm hoặc tăng cường sức lực cho DNA. Các cuộc thí nghiệm mới đây còn chứng minh được rằng khi sử dụng các hợp chất trong tảo spurilina cho những con chuột bị ung thư thì chúng đã giảm được những cơn đau đớn và các khối u cũng phát triển chậm lại. Trong khi đó, các nhà khoa học Đức phát hiện ra rằng tảo spurilina còn có thể làm cho các cơ quan nội tạng như tim, tuyến giáp tuyến tuỵ, tuỷ xương và màng tế bào trở lên khoẻ mạnh hơn.
Quang Vinh (Tổng hợp từ AFP, Reuters, AP)