Ứng dụng của Tảo

Vũ Thành Lâm

Senior Member
trích
Dùng tảo để chữa bệnh

Các nhà khoa học trên thế giới phát hiện ra những khả năng điều trị bệnh tuyệt vời từ loài tảo spirulina, từ điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ em cho tới ung thư và AIDS, không những thế tảo spirulina còn mở ra triển vọng xoá đói giảm nghèo cho những nước kém và đang phát triển....

Tảo spirulina là loại thực vật có hình dạng lò xo, và có mặt trên trái đấtt cách đây khoảng 3 tỷ năm, chúng có khả năng quang hợp rất tốt và là thực vật duy nhất có khả năng sinh sôi và phát triển trong những ao hồ có nhiều hoá chất độc hại. Tảo spirulina được coi là thần dược trong việc điều trị bệnh suy dinh dưỡng, có được điều này là do tảo có chưa tới 70% khối lượng vitamin. Ngoài ra chúng còn chứa vô vàn các chất có lợi cho cơ thể khác như vitamin A, axit béo, vitamin B12, canxi, magiê - những chất được coi là “mang lại cuộc sống ấm no cho các cơ quan của cơ thể”. Các nhà khoa học đã khám phá tác dụng tảo spirulina từ nhiều thập kỷ nay nhưng do tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ dược phẩm và sinh hoá nên loài tảo này đã bị lãng quên, hơn nữa các nhà khoa học lúc đó vẫn chưa phát hiện ra hết tác dụng của loài thực vật thuỷ sinh này. Tuy nhiên, từ lâu chúng đã được coi là thần dược đối với các nước châu Phi vì nó vừa rẻ tiền, vừa dễ sử dụng lại vừa dễ lấy.

Ngày nay, các nhà khoa học lại tìm đến loài tảo này, mỗi năm có khoảng 3.000 tấn tảo được xuất khẩu, nước tiêu thụ mạnh nhất là đại lục Trung Hoa (chiếm một nửa), tiếp theo là Mỹ. Tại Mỹ người ta còn chiết xuất loại tảo này làm dược phẩm để phá huỷ các lớp mỡ, căn bệnh của những người giàu. Nhiều vận động viên thể thao đã coi loại tảo này là siêu thực phẩm để tăng cường sinh lực và làm săn chắc cơ bắp, đặc biệt là các vận động viên thể hình.

Vào những năm 1990, Tổ chức nhân đạo Antenna ở Thuỵ Sĩ đã đưa ra một ý tưởng mới, đó là dùng tảo spirulina để chống đói nghèo ở những nước kém và đang phát triển. Nếu như 1 hecta lúa mì hoặc đậu tương chỉ cho con người khoảng 1 tấn protein tinh chế thì tảo có khả năng sản xuất ra protein là 9 tấn/ha. Sau nhiều năm vận động, Antenna đã thuyết phục được người dân ở nhiều nước trồng loại tảo này để xuất khẩu làm thuốc bằng cách chứng minh cho họ rằng những tác dụng về y học cũng có giá trị về kinh tế. Một số công ty của Pháp đã bắt đầu trồng tảo tại châu Phi, điển hình như ở Koudougou, các chuyên gia đã giúp người dân ở đây cải tạo các ao hồ để trồng tảo quanh năm, dùng làm thuốc và xuất khẩu. Mỗi tháng đã xuất khẩu được hàng triệu đô la và chỉ cần trích ra khoảng 100kg là có thể cứu sống khỏi 3.000 đứa trẻ khỏi cảnh chết chóc vì đói khát.

Gần đây các nhà khoa học đã khám phá ra rằng, tảo spurilina còn là thực đơn chữa béo phì vô cùng hiệu quả. Công ty dược phẩm Equilibre Attitude của Pháp đã tăng gấp đôi doanh thu bán ra nhờ chế biến loại tảo này thành tân dược chống béo phì. Sau sự kiện này hàng loạt các tập đoàn dựơc phẩm thế giới đã nhảy vào phát triển tảo thành thuốc. Hiện nay, loài tảo này đã được trồng ở nhiều nước như Mỹ, Nhật, Thái Lan, Trung Quốc, ấn Độ, Pháp, Nigeria, Nam Phi, Kenya... Các nhà khoa học tuyên bố rằng tảo spurilina còn có thể được sử dụng để chế tạo thành thuốc chống căn bệnh thế kỉ AIDS và tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân nhiễm HIV. Hai trường ĐH danh tiếng Harvard và Boston của Mỹ đang nhân giống tảo spurilina thành một loại tảo mới có khả năng chống được virut cảm cúm hoặc tăng cường sức lực cho DNA. Các cuộc thí nghiệm mới đây còn chứng minh được rằng khi sử dụng các hợp chất trong tảo spurilina cho những con chuột bị ung thư thì chúng đã giảm được những cơn đau đớn và các khối u cũng phát triển chậm lại. Trong khi đó, các nhà khoa học Đức phát hiện ra rằng tảo spurilina còn có thể làm cho các cơ quan nội tạng như tim, tuyến giáp tuyến tuỵ, tuỷ xương và màng tế bào trở lên khoẻ mạnh hơn.

Quang Vinh (Tổng hợp từ AFP, Reuters, AP)
 
Nuôi trồng tảo Spirulina: Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm
23:46' 25/05/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - So với sử dụng đất để trồng lúa với thu nhập 50 triệu đồng/ha/năm, việc chuyển sang nuôi tảo Spirulina sẽ tạo mức thu nhập khoảng 1.200 triệu đồng/năm, tăng gấp 24 lần so với trồng lúa.

Tảo xoắn (Spirulina) được dùng làm nguyên liệu trong việc bào chế thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chống suy dinh dưỡng. Theo ThS Lê Văn Lăng (ĐH Y Dược TP.HCM), nguồn gien Spirulina ở Việt Nam khá phong phú, hiện tượng tảo xoắn mọc tự nhiên ở nhiều nơi. Tuy vậy, chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu và đưa loại tảo này vào nuôi trồng. Đa phần những chất chiết xuất từ tảo Spirulina phải nhập ngoại và có giá thành rất cao, chẳng hạn bột acide amin có giá 70 UDS/kg, chất phycocyanin tinh chế dùng trong chẩn đoán bệnh có giá 50 USD/1mg, chất provitamin A có giá thành khoảng 200 USD/kg, chất phycocyanin thô dùng nhuộm màu dược phẩm và mỹ phẩm có giá 150 USD/kg...
Nuôi tảo bằng nhà kính tại Long An, theo quy trình nuôi tảo sạch của ThS Lăng.

ThS Lăng đã nghiên cứu và xây dựng thành công quy trình nuôi trồng sản xuất sạch tảo Spirulina trên đất nông nghiệp nghèo dinh dưỡng. Bằng việc đưa tảo xoắn vào hồ nuôi có mái che kiểu nhà kính đơn giản, ThS Lăng đã xây dựng được các tiêu chuẩn về chất lượng tảo sạch, kiểm soát và tránh hấp thu các chất ô nhiễm.

Mô hình nuôi trồng tảo sạch khá đơn giản, bao gồm hồ nuôi bằng xi-măng hoặc bê-tông xi-măng chịu kiềm, mái che kiểu nhà kính, hàng rào bằng cây xanh quanh hồ để chống bụi và các xâm nhiễm khác. Với quy trình này, tảo sau khi thu hoạch sẽ được đưa ngay vào quá trình tách chiết. Các tinh chất dạng tươi sẽ được sử dụng trong bột dinh dưỡng, thức uống, yaourt. Tảo Spirulina ở dạng khô sẽ được đóng gói, bảo quản để làm nguyên liệu thuốc. Thời gian nuôi một mẻ kéo dài liên tục khoảng 90-120 ngày. Thời gian thu hoạch một thế hệ là 8-15 ngày.
Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Hải (bên phải) chúc mừng ThS Lê Văn Lăng đoạt giải Nhất hội thi Sáng tạo KHKT TP.HCM 2003 về giải pháp nuôi trồng tảo Spirulina. (Ảnh: Thu Thảo)

Sau khi thử nghiệm, mô hình nhà kính do ThS Lăng đề xuất đạt hiệu quả nuôi, thu hoạch liên tục nhiều thế hệ Spirulina sau một lần nhân giống. Với công nghệ nuôi trồng tảo xoắn này, các sản phẩm sạch của tảo Spirulina được sản xuất ổn định và có hiệu quả kinh tế. Hiện nay, mô hình nuôi trồng này đã được đưa vào ứng dụng với quy mô sản xuất 2-3 tấn/năm. Giá thành của loại tảo xoắn này vào khoảng 10-16 USD/kg. Tảo Spirulina có thể nuôi trồng ở cả những vùng đất nông nghiệp nghèo dinh dưỡng, chua mặn.

Đến nay, tảo Spirulina do ThS Lăng nuôi trồng đã được Công ty thực phẩm Đồng Tâm dùng làm nguyên liệu chính để sản xuất bột dinh dưỡng cho trẻ em. Tảo Spirulina cũng được một số công ty dược mua để bào chế sản xuất các loại thuốc lợi sữa, thuốc chống suy dinh dưỡng,... Ngoài ra, một số công ty dược liệu nước ngoài đã đặt mối quan quan hệ và đặt hàng tảo Spirulina dạng khô.

ThS Lăng cho biết: Sắp đến, ông đang có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất gấp ba lần hiện nay (khoảng 7500m2), tiến tới mở rộng và xây dựng một trung tâm nghiên cứu sản xuất tảo Spirulina và một số vi tảo khác có giá trị như tảo Chlorella, tảo Dualiella,...

Phan Thu Thảo
 
Tui đặt câu hỏi này hoàn toàn nghiêm túc. Chẳng qua là tui học về Tảo từ hồi năm 2-3, nên bây giờ quên sạch rồi, nên giờ muốn ôn lại 1 chút, câu hỏi là: Khi học và giảng dạy về tảo, thì sự phân loại tảo được dựa trên tiêu chuẩn nào? Nói cách khác, để phân loại tảo (ở mức độ ngành) thì các ngành được phân chia theo cái chuẩn cái tiêu chi nào?? Về màu sắc về cấu trúc tb hay về bộ gene???


tảo quang hợp theo kiểu thực vật C3, C4 hay CAM?


Cám ơn rất nhiều.
 
khoá phân ngành các loài tảo phù du:
1) Không có tiên mao.
2) Tế bào không có hạt nhân; không có thể sắc tố, nhưng có sắc tố, khi sống thường là màu xanh lục, sản vật đồng hoá chủ yếu là tinh bột tảo xanh
..............................................................ngành tảo xanh
2) Tế bào có hạt nhân; có thể sắc tố, khi sống thường màu lục hoặc vàng nâu, sản vật đồng hoá là tinh bột hoặc lipit.
3) Thành tế bào hoàn chỉnh; có hạt đản bạch của ống tinh bột; sản vật đồng hoá là tinh bột, khi sống thể sắc tố màu lục.
..............................................................ngành tảo lục
3) Thành tế bào không hoàn chỉnh, mà là do hai mảnh hợp thành; phần nhiều không có hạt đản bạch, nếu có thì không có ống tinh bột; sản vật đồng hoá là lipit, khi sống thể sắc tố màu nâu vàng.
40 Thành phần chủ yếu của thành tế bào là chất sillic do hai mảnh trên dưới hình chữ U tạo thành, có vân hoa đối xứng trái phải hoặc toả tròn.
...............................................................ngành tảo khuê
4) Thành phần chủ yếu của thành tế bào là chất keo quả, không có vân, trong loài đơn tế bào và loài tập đoàn do hai mảnh hình chữ U hợp thành, ở loài dạng sợi tơ do hai mảnh đốt hình chữ I hợp thành.
..............................................................ngành tảo vàng
1) Có tiên mao
2) Sản vật đồng hoá là chất paramin, tiên mao mọc ở đỉnh, phần nhiều là một sợi, it khi là hai hoặc ba sợi, khi sống thể sắc tố màu lục
.............................................................ngành tảo trần
2) Sản vật đồng hoá là tinh bột, lipit hoặc gluxit
3) Sản vật đồng hoá là tinh bột
4) Tiên mao hai sợi its có 4 hoặc 8 sợi, mọc trên đỉnh dài bằng nhau, không chia thành lưng và bụng, thể sắc tố lúc sống màu lục.
............................................................ngành tảo lục
4) Tiên mao hai sợi, không dài bằng nhau, ít có một sợi, mọc hai bên, thân chia thành hai phía lưng bụng, thể sắc tố khi sống màu vàng nâu.
............................................................ngành tảo giáp
3)Sản vật đồng hoá là lipit hoặc gluxit, thể sắc tố từ 1-2 cái hình lá, khi sống màu vàng nâu, tiên mao từ 1-2 cái ít khi có 3 cái, dài bằng nhau hoặc không bằng nhau mọc ở đỉnh.
............................................................ngành tảo vàng ánh
 
hic .ko biết lamvt lấy khóa phân loại của tác giả nào mà thấy khác với khóa phân loại của bọn mình học wa trời.
vừa rồi em cũng có học về tảo ,nhưng ko nhớ kĩ lắm lại ko có tài liệu ở đây .hôm sau em sẽ pót một số thông tin trao đổ với các bác nha .
 
đây là khoá cổ nhất việt nam có 7 ngành
còn khoá gần đây có 11 ngành,
khoá gần nhất thì sinh ra ngành Heterokontophyta rùi hợp nhất vài thằnng vào nó vậy đó
tuỳ ai thích khoá nào thì dùng
như kiểu phân chia sinh giới vậy đó
bạn bảo sinh giới chia thành mấy giới?
:lol:
trong cuốn phân loại học thực vật bậc thấp của Dương Đức Tiến và Võ Văn Chi thì chia tảo thành 11 ngành oki
 
Ok, cám ơm bạn rất nhiều, nghĩa là ở VN phân lọai tảo chủ yếu dựa vào ... cấu trúc hình thái, theo dinh dưỡng ... tóm lại là theo ... Liên Xô.

Bạn nghĩ gì nếu đọc một số sách về tảo mới nhất gần đây (khỏang 10-15 năm trở lại) thì người ta phân lọai tảo dựa trên nguồn gốc plastid nghĩa là plastid 1 màng, plastid 2 màng và plastid 4 màng???

à, thế ngành Cryptophyta, dịch sang Vnese là ngành gì vậy bạn??
 
các tài liệu về tảo trong nước rất ít, và cổ nữa tuy nhiên chúng ta vẫn có thể tham khảo,
mỗi người có cái nhìn riêng của mình mà theo các khoá khác nhau
các nhà thực vật thì xếp tảo lam với cái tên là cyanobacteria, còn các nhà tảo học thì xếp cyanophyta.
ở việt nam tài liệu thiếu đặc biệt là tài liệu tiếng anh về tảo, nếu có thì cũng giấu như mèo giấu,,,,,,,,
tôi có được đọc lướt qua một cuốn sách tiếng anh gần đây của đồng nghiệp (chỉ được xem qua thôi không được phép làm gì hết) thì bây giờ xếp tảo sillic, tảo vàng ánh và một số khác vào Heterokontophyta, tảo giáp thì được gọi là Dinophyta, và Cryptophyceae thì được gọi là Cryptophyta bản nay hình như năm 1995 thì phải còn gần đây nữa thì chưa được mục sở thị
mong rằng ai có tài liệu mới xin cung cấp
và còn một khoá khá cổ nữa nêu ra bà con tham
Thallophayta
Schizophyta
bacteria
cyanophyceae
Rhodophyta
bangiophyceae
florideophyceae
Chlorophyta
chlorophyceae
charophyceae
Euglenophyta
euglenophyceae
Pyrophyta
cryptophyceae
dinophyceae
desimophyceae
Chrysophyta
chloromonadophyceae
xanthophyceae
chrysophyceae
bacillariophyceae
Phaeophyta
isogeneratae
heterogeneratae
cyclosporae
Fungi
...
,...
...
có nhiều khoá phân loại khác nhau tuỳ mục đích, chúng có thể được lập ra để phân chia trên mức độ của mọi taxon: ngành lớp bộ họ chi,loài
một số nhóm phức tạp có thể có khoá riêng
8)
 
kô, tui kô có ý là tài lịệu cũ hay mới vì khóa phân lọai thì đâu có phụ thuộc chuyện mới hay cũ mà phụ thuộc vào nguyên tắc tiêu chí phân lọai.

tui có nhận được cái mail của bạn, đọc kô được vì ko cùng code. Tui reply được 2 bữa thì bị ... trả về vì hộp mail trường bạn có vấn đế?????
 
bạn coi lại địa chỉ email của bạn, tui chỉ nhấn reply để trả lời, nhưng cả 3 lần đều bị trả ngược về, cả vụ cuốn sách cũng vậy tui chỉ copy and past , nhưng yahoo cũng báo lỗi như vậy là 4 lần.
 
Cho em hỏi thế tảo chỉ có thể ứng dụng làm thực phẩm chức năng thêm vào bữa ăn hàng ngày ?hay có thể là nguồn thức ăn chính cho con người?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top