Gen lặn và gen trội

phoenix202

Senior Member
Em học mấy năm nay rùi mà vẫn chưa hiểu tại sao lại có hiện tượng gen lặn và gen trội, mấy anh chị ai biết có thể trả lời giúp em được không. Em xin cảm ơn!
 
Em học mấy năm nay rùi mà vẫn chưa hiểu tại sao lại có hiện tượng gen lặn và gen trội, mấy anh chị ai biết có thể trả lời giúp em được không. Em xin cảm ơn!

Trước khi trả lời xin hỏi bạn này học lớp mấy rồi.......?
Khái niêm về gen lặn và gen trội hình như ở lớp 9 khi mới bắt đầu học về di truyền thì phải, tôi xin nhắc lại như sau:
Chưa cần bàn đến chính xác khái niệm nó như thế nào thì ta đã thấy từ " lặn" và từ "trội" đã nói lên phần nào ý nghĩa rồi
Lặn: không được biểu hiện, bị cái khác át đi
Trội: đã biểu hiện, át đi những cái khác
Enzim cho gen trội tạo thành lất át sự hoạt động hay tác dụng của enzim do gen lặn qui định, dẫn đến gen lặn không được biểu hiện ra kiểu hình nhưng vẫn tồn tại bên cạnh gen trội ở trạng thái dị hợp
Bạn mua cuốn từ điển Sinh học, không cần to lắm, chỉ khoản 40-50K thôi, có khá nhiều khái niệm chính xác, ở hiệu sách Thăng Long và Tràng Tiền sẽ có...........
 
Năm nay em học 12, mà bà chị hỏi làm gì vậy.:cool:, cái dụ gen lặn với gen trội thì em biết nhưng mà tại sao lại có hiện tượng đó thì em vẫn chưa rõ nên hỏi, vì em chưa thấy sách nào nói tới cả.
 
Năm nay em học 12, mà bà chị hỏi làm gì vậy.:cool:, cái dụ gen lặn với gen trội thì em biết nhưng mà tại sao lại có hiện tượng đó thì em vẫn chưa rõ nên hỏi, vì em chưa thấy sách nào nói tới cả.

Nếu học lớp 12 thì xưng là bạn:cool:
Bạn nên xem lại cơ chế tác động của gen, tốt nhất là xem cuốn di truyền học. Lưu ý tôi đã đề cập đến sản phẩm của gen là pr( enzim).
 
chà, cái dụ này mệt ghê, bà chị nói rõ hơn tên tác giả, tên sách được không để mình lên thư viện chuyến, chứ không mệt lắm, ở chỗ mình người ta không bán mấy sách này nhiều đâu.:)
 
chà, cái dụ này mệt ghê, bà chị nói rõ hơn tên tác giả, tên sách được không để mình lên thư viện chuyến, chứ không mệt lắm, ở chỗ mình người ta không bán mấy sách này nhiều đâu.:)
Cuốn đó là cuốn " Từ điển Sinh học phổ thông" của Lê Đình Lương, bạn nếu có nhiều tiền hơn thì nên mua cuốn lớn hơn, đợt đó tôi ít xiền nên phải mua cuốn mỏng. chúc bạn may mắn
 
HOHO.xin co vai y kien the nay,,,,,,,,,,,,,,,Thuc ra phai noi la Alen lan, Alan troi thi dung hon.........alen la trang thai khac nhau cua cung 1 gen, nguon goc cua alen la do dot bien gen.......nhieu dot bien xay ra tren cung 1 gen co the tao ra nhieu alen moi,nen co hien tuong gen da alen.......su bieu hien troi lan cua 1 alen con tuy thuoc vao tinh trang ma alen do bieu hien,ban nen chu y rang 1 gen co the la troi otinh trang nay n co the la lan o tinh trang khac( gen da hieu).........
 
Em học mấy năm nay rùi mà vẫn chưa hiểu tại sao lại có hiện tượng gen lặn và gen trội, mấy anh chị ai biết có thể trả lời giúp em được không. Em xin cảm ơn!

Ở sinh vật mà bộ NST là lưỡng bội (2n), các NST ở Tế bào sinh dưỡng tồn tại thành từng cặp tương đồng (1 có nguồn gốc từ bố, 1 nguồn gốc từ mẹ), do đó gen cũng tồn tại dưới dạng 1 cặp. Có 2 gen mà lại quy định cùng 1 tính trạng, ắt xảy ra 1 trong 2 trường hợp:
1. Tranh chấp >>> Thằng mạnh được biểu hiện (gen trội), thằng yếu ko được biểu hiện (gen lặn).
2. Hòa bình >>> cùng nhau biểu hiện (trội không hoàn toàn).

Ở sinh vật mà bộ NST là đơn bội (n): không tồn tại khái niệm trội lặn vì 1 tính trạng chỉ do duy nhất 1 gen quy định. Dù gen đó là tốt hay xấu cũng ngay lập tức biểu hiện ra kiểu hình.

Vậy tại sao xu hướng tiến hóa của Sinh vật lại là từ bộ NST đơn bội lên lưỡng bội (hay nói cách khác là tại sao lại phải xuất hiện 2 gen nằm trên 2 NST tương đồng để rồi phải phân ra trội và lặn)?
Câu trả lời là bộ NST đơn bội không đáp ứng được yêu cầu về sự thích nghi khi hoàn cảnh sống thay đổi. Sinh vật với bộ NST đơn bội, khi đột biến gen phát sinh sẽ lập tức biểu hiện ra kiểu hình (đột biến này là có hại trong môi trường sống hiện tại nhưng lại là có lợi trong 1 môi trường sống khác), và vì là đột biến có hại trong MT hiện tại nên nó khiến chủ thể có sức sống kém so với các cá thể khác, thậm chí tử vong >>> Đột biến trở nên vô nghĩa. Khi hoàn cảnh sống thay đổi, các cá thể vốn thích nghi lại trở nên kém thích nghi, trong khi đó lại thiếu những cá thể mang đột biến cần thiết >> dẫn đến sự diệt vong của toàn bộ quần thể.
Đối với các sinh vật mang bộ NST lưỡng bội thì khác. Đột biến khi phát sinh sẽ tồn tại ở trạng thái lặn, không biểu hiện ra kiểu hình, không làm giảm sức sống của chủ thế nên đột biến này tiếp tục tồn tại và nhân rộng trong quần thể. Khi hoàn cảnh sống thay đổi, các cá thể mang đột biến này có khả năng thích nghi với điều kiện mới >> quần thể không bị diệt vong.

Hy vọng giải thích của mình giải đáp được thắc mắc của bạn :mrgreen:
 
Hic, câu trả lời hay nhưng mà....trật đường rùi. Mình hỏi cơ chế chứ đâu có hỏi ý nghĩa đâu.(y)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top