Vi khuẩn phân hủy lông gà lông vịt và ứng dụn
Ngành công nghệ sinh vi sinh đã và đang tìm kiếm các môi trường nuôi cấy vi sinh vật với chất lượng cao và giá rẻ. Việc sử dụng lông từ công nghiệp gia cầm làm cơ chất lên men là lựa chọn không tốn kém để sản xuất enzyme, protein… bằng công nghệ vi sinh nếu áp dụng hiệu quả.
Lông gia cầm giàu protein (chủ yếu là keratin), là phế phẩm được tạo ra rất nhiều từ công nghiệp gia cầm. Trong một vài năm, chúng là chủ thể của các nghiên cứu dinh dưỡng nhằm sử dụng làm nguồn nitơ bổ sung trong thức ăn gia cầm. Điều này tạo ra một số lợi thế cho công nghiệp gia cầm như loại trừ vấn đề môi trường, giảm chi phí nguyên liệu. Tuy nhiên, lông có hai giới hạn dinh dưỡng là làm mất cân bằng axit amin và khó tiêu hoá.
Trong công nghiệp, người ta nấu phần lớn lông thải ra dưới nhiệt độ và áp suất cao sau đó sử dụng làm nguồn protein bổ sung trong thức ăn gia cầm. Rất nhiều đánh giá hiệu quả của sản phẩm này đã cho thấy chúng không dễ tiêu hoá và do quá trình xử lý nhiệt độ và áp suất phá huỷ một số axit amin (như cysteine) làm tăng sự mất cân bằng các axit amin thiết yếu.
Do đó, cần có các phương pháp xử lý lông khác, tăng cường chất lượng dinh dưỡng của lông và phát triển các phụ phẩm hữu dụng. Một trong các phương pháp hiệu quả cao sử dụng vi sinh vật. Vi sinh vật làm biến đổi cấu trúc keratin, thay đổi tính kháng các enzyme trong bộ máy tiêu hoá. Người ta đã phân lập được chủng Kocuria rosea có hoạt tính keratinolytic. Đây là chủng vi khuẩn Gram dương, dạng cầu, có khả năng tiết ra protease và phân huỷ 51% lông sau 72h tại 40oC.
Ứng dụng của chủng này:
1. Lên men lông
Trong công nghiệp, phế liệu lông được biến đổi thành lông bị thuỷ phân sử dụng nhiệt độ và áp suất cao. Tuy nhiên sử dụng bột lông đã thuỷ phân để thay thế protein có một số giới hạn. Khi thêm 6% bột lông đã thuỷ phân vào bữa ăn của gà con làm giảm trọng lượng cơ thể của chúng. Tuy nhiên, sử dụng cách thuỷ phân bột lông bằng vi khuẩn có thể tạo ra sản phẩm thay thế đến 15% protein trong thức ăn gia cầm.
2. Enzyme
Các enzyme phân giải protein là các enzyme quan trọng nhất trong công nghiệp vì các ứng dụng rộng rãi của chúng trong công nghiệp tẩy rửa, sữa, dược, thuộc da và công nghiệp thực phẩm. Các chủng K. rosea trong môi trường lông kích thích tiết ra ít nhất hai protease kiềm có khả năng chịu nhiệt (35-70oC) và ổn định trong thời gian dài. Hai protease này phân huỷ keratin trong lông thành các peptide ngắn và axit amin, những chất này được vi sinh vật sử dụng làm nguồn cacbon và nitơ.
3. Chất màu
Một số vi sinh vật như tảo, nấm và vi khuẩn tạo ra các chất màu carotenoid. Trong công nghiệp, chúng được sử dụng làm chất màu thực phẩm. Cantaxanthin, một xantophyll carotenoid được sử dụng như thức ăn bổ sung cùng với astaxanthin trong công nghiệp gia cầm nhằm cải thiện màu của gà, lòng đỏ trứng gà. Cantaxanthin là chất màu được các chủng K. rosea tổng hợp.
Không biết ở Việt Nam đã có ai nghiên cứu các chủng có khả năng phân hủy lông gia cầm chưa nhỉ. Hay phết, nếu thành công có khi mấy bác bán chổi lông gà lông vịt lại không có lông mà mua . Tôi định sẽ phân lập mấy chú có hoạt tính như vậy, may ra lại có cái cất vào tủ lạnh. Có bác nào hứng thú không nhỉ???
Ngành công nghệ sinh vi sinh đã và đang tìm kiếm các môi trường nuôi cấy vi sinh vật với chất lượng cao và giá rẻ. Việc sử dụng lông từ công nghiệp gia cầm làm cơ chất lên men là lựa chọn không tốn kém để sản xuất enzyme, protein… bằng công nghệ vi sinh nếu áp dụng hiệu quả.
Lông gia cầm giàu protein (chủ yếu là keratin), là phế phẩm được tạo ra rất nhiều từ công nghiệp gia cầm. Trong một vài năm, chúng là chủ thể của các nghiên cứu dinh dưỡng nhằm sử dụng làm nguồn nitơ bổ sung trong thức ăn gia cầm. Điều này tạo ra một số lợi thế cho công nghiệp gia cầm như loại trừ vấn đề môi trường, giảm chi phí nguyên liệu. Tuy nhiên, lông có hai giới hạn dinh dưỡng là làm mất cân bằng axit amin và khó tiêu hoá.
Trong công nghiệp, người ta nấu phần lớn lông thải ra dưới nhiệt độ và áp suất cao sau đó sử dụng làm nguồn protein bổ sung trong thức ăn gia cầm. Rất nhiều đánh giá hiệu quả của sản phẩm này đã cho thấy chúng không dễ tiêu hoá và do quá trình xử lý nhiệt độ và áp suất phá huỷ một số axit amin (như cysteine) làm tăng sự mất cân bằng các axit amin thiết yếu.
Do đó, cần có các phương pháp xử lý lông khác, tăng cường chất lượng dinh dưỡng của lông và phát triển các phụ phẩm hữu dụng. Một trong các phương pháp hiệu quả cao sử dụng vi sinh vật. Vi sinh vật làm biến đổi cấu trúc keratin, thay đổi tính kháng các enzyme trong bộ máy tiêu hoá. Người ta đã phân lập được chủng Kocuria rosea có hoạt tính keratinolytic. Đây là chủng vi khuẩn Gram dương, dạng cầu, có khả năng tiết ra protease và phân huỷ 51% lông sau 72h tại 40oC.
Ứng dụng của chủng này:
1. Lên men lông
Trong công nghiệp, phế liệu lông được biến đổi thành lông bị thuỷ phân sử dụng nhiệt độ và áp suất cao. Tuy nhiên sử dụng bột lông đã thuỷ phân để thay thế protein có một số giới hạn. Khi thêm 6% bột lông đã thuỷ phân vào bữa ăn của gà con làm giảm trọng lượng cơ thể của chúng. Tuy nhiên, sử dụng cách thuỷ phân bột lông bằng vi khuẩn có thể tạo ra sản phẩm thay thế đến 15% protein trong thức ăn gia cầm.
2. Enzyme
Các enzyme phân giải protein là các enzyme quan trọng nhất trong công nghiệp vì các ứng dụng rộng rãi của chúng trong công nghiệp tẩy rửa, sữa, dược, thuộc da và công nghiệp thực phẩm. Các chủng K. rosea trong môi trường lông kích thích tiết ra ít nhất hai protease kiềm có khả năng chịu nhiệt (35-70oC) và ổn định trong thời gian dài. Hai protease này phân huỷ keratin trong lông thành các peptide ngắn và axit amin, những chất này được vi sinh vật sử dụng làm nguồn cacbon và nitơ.
3. Chất màu
Một số vi sinh vật như tảo, nấm và vi khuẩn tạo ra các chất màu carotenoid. Trong công nghiệp, chúng được sử dụng làm chất màu thực phẩm. Cantaxanthin, một xantophyll carotenoid được sử dụng như thức ăn bổ sung cùng với astaxanthin trong công nghiệp gia cầm nhằm cải thiện màu của gà, lòng đỏ trứng gà. Cantaxanthin là chất màu được các chủng K. rosea tổng hợp.
Không biết ở Việt Nam đã có ai nghiên cứu các chủng có khả năng phân hủy lông gia cầm chưa nhỉ. Hay phết, nếu thành công có khi mấy bác bán chổi lông gà lông vịt lại không có lông mà mua . Tôi định sẽ phân lập mấy chú có hoạt tính như vậy, may ra lại có cái cất vào tủ lạnh. Có bác nào hứng thú không nhỉ???