Đố vui sinh học

AdaptivePlasticity

Senior Member
Một người nghiện ăn ớt chỉ thiên, khi đi du học anh ta mang theo 1 quả sang nước ngoài để trồng trong nhà kính lấy quả ăn dần. Sau 4 tháng anh ta thu hoạch được 50 quả ớt chín. Sợ cây mẹ chết sẽ mất giống, anh ta dùng hạt của 30 quả đem gieo. 100% số hạt nảy mầm thành cây con. Bỏ qua khả năng có sự giao phấn giữa ớt chỉ thiên và ớt bản địa. Hỏi:
1, Các cây ớt con này có phải là các cá thể đồng hợp và mang cùng 1 kiểu gene hay không vì sao?
2, Lấy ngẫu nhiên 1 quả ớt chín sinh ra từ các cây ớt con nói trên đem gieo trồng ở một nơi hoàn toàn cách ly với mọi loại ớt, sau một thời gian anh ta thu được 1000 cây ớt con, cháu chắt, chít. Các cây ớt con này có mang cùng 1 kiểu gene không vì sao?

Cho biết: ớt chỉ thiên có khả năng sinh sản bằng cả hình thức tự thụ phấn và giao phấn, 1 quả ớt chín thường mang vài chục hạt. Không có đột biến xảy ra trong xuốt quá trình trên.
 
Theo em là kiểu gen đều giống nhau, vì quần thể ớt này cân bằng. Giả sử là kiểu gen dị hợp thì kiểu hình sinh ra sẽ cho nhưng kiểu khác nhau. Mặt khác theo giả thiết là "ớt chỉ thiên có khả năng sinh sản bằng cả hình thức tự thụ phấn và giao phấn", nên nếu kiểu gen AA và aa có cùng tồn tại trong quần thể thì cũng sẽ tạo ra Aa vì ớt chỉ thiên có sinh sản giao phấn. Vậy nên KG nó là đồng hợp
@AdaptivePlasticity: viết chính tả sai rồi "trong xuốt quá trình trên."
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top