Cho em hỏi về chu trình krebs

ntah

Senior Member
chào các anh chị !!!!!!!!!!!
sáng nay em vừa học xong về chu trình krebs và những ứng dụng của nó nhưng hiện tại em vẫn còn một số thắc mắc mong các anh chị và các bạn giải đáp hộ :
1. chu trình krebs chi xảy ra trong ty thể tại sao lại không thể xảy ra ở những nơi khác trong tế bào ?
( hơi chuối phải không ạ ?)
2. em vẫn chưa rõ lắm về cách gọi tên những coenzym tham gia xúc tác cho phản ứng xảy ra ? có thế giúp em hiểu thêm về vấn đề này không ạ ?
3. thông qua chu trình krebs để tạo ra năng lượng ATP cần thiết cho mọi hoạt động sống của cơ thể , tổng hợp các hợp chất hữu cơ và nhờ vào cơ chế của nó để tự điều khiển ra các sản phẩm trung gian cần thiết dùng trong công nghiệp .......... như vậy có thể nói krebs là chu trình trọng tâm của mọi con đường trao đổi chất ? có thể giúp em hiểu rõ hơn về vấn đề này ?

chân thành cảm ơn mọi người
@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
MỖI NGƯỜI LÀ MỘT PHO SÁCH NẾU TA BIẾT CÁCH ĐỌC HỌ
 
đọc văn phong, tui đóan là dân trong NAM, tui rất thích các câu hỏi này và sẽ cùng học vổi bạn, nhưng từ từ nhé, vì tui còn đang nợ nần quá trời chưa trả hết, câu trả lời kỹ lưỡng sẽ có sau này khi có nhiều anh chị em khác tham gia nhưng cơ bản có thể tóm tắt như sau:

câu 1: quá trình tạo ATP chỉ có trong ty thể cho thấy mọi họat động trong tb có tính chuyên môn hóa, ai làm chuyện nấy, không dẫm dạp lên nhau. Lục lạp và ty thể được xem là 2 kẻ nô lệ mà tb chủ bắt nhốt phục vụ cho nhu cầu của mình. Lục lạp thu ánh sáng để quang hợp còn ty thể tạo ATP, cả hai giúp tb chủ tạo năng lượng vật chất của cải cho mình. Ty thể được xem là bắt nguồn từ Vi khuẩn tía.

câu 2: câu này hơi cơ bản, phải mở sách sinh hóa học ra xem.

câu 3: ATP được xem là đơn vị tiền tệ năng lượng của tb, mọi họat động sống diễn ra trong tb đều cần năng lượng, kô có năng lượng thì tb chỉ có ... nghỉ hưu. Xem chu trình Krebs là chu trình trọng tâm của mọi chu trình sống khác cũng có ý đúng vì nhờ có Krebs mới có tiền, có tiền mới làm việc được.

===> chúng ta đang nói về tế bào chứ chưa nói đến mức cơ thể, nên câu văn của em (câu 3) dùng từ cơ thể là sai.

Một ý khác tui kô đồng ý là việc tạo ra các sản phẩm trung gian (secondary metabolisms) không hòan tòan phụ thuộc ATP (chu trình Krebs) mà nó phụ thuộc nhiều yếu tố khác.

Nói nôm na: Ngân hàng và bộ Tài chính cấp tiền (ATP) cho doanh nghiệp đi buôn, còn buôn cái gì, bán cái gì là do thị trường điều tiết (môi trường sống) và có sự chỉ đạo của chính phủ (nhân), chứ ngân hàng và bộ tài chính kô thể can thiệp chuyện này, nếu kô vai trò của nhân chỉ để làm bù nhìn thôi sao?

Nói tóm lại, Krebs là trọng tâm cho mọi con đường trao đổi chất (theo ý em) là vì nó tạo ATP cho các chu trình khác sử dụng. Còn những chi trình khác là chu trình nào thì là do NHÂN quyết định, Krebs kô quyết định chuyện này.

===> Ngòai ATP là hợp chất cao năng, em còn bíết hợp chất nào nữa không? (ngòai tiền có giá trị trao đổi hàng hóa, ta còn dùng vàng, kim cương nữa mà ;))
 
bác lonxon ko phải nhanh nhảu nhận ng quen và xí chỗ thế. Bác giúp được thì cứ thoải mái nhé, chắc chị nhà cũng ko khó tính lắm. Những ai mà khó tính thì đã ra Hà đông ở hết rùi :mrgreen: .

em ấy hỏi câu một là tại sao lại cứ phải xây ra ở ty thể mà bác? trời sinh ra thế hay CLTN thích cái loại này :D. Bác biết đấy, sao mà đa số các enzyme trong TCA là do gene nhân quyết định, tổng hợp ngoài tế bào chất rồi lặn lội vào ty thể làm gì. Nó thực hiện phản ứng ở ngay TBC được ko? hi hì em chỉ diễn giải câu hỏi của em ntah thôi. chứ thực cũng quen "ban sơ" thôi :?
 
Theo em đuợc biết ở thực vật gen ko chỉ tồn tại trong nhân mà còn trong ti thể và lục lạp nữa ,tuy nó ko có yếu tố di truyền quan trọng bằng gen ở nhân nhưng chắc hăn hai loại gen này phải có chức năng gì chứ?chu trình Krebs xảy ra trong ti thể ,gen có trong ti thể ,chúng có mối quan hệ gì ko?
 
đúng vậy, cả chloroplast và mitochondria đều có nhân riêng (tròn vo như của vi khuẩn). Bạn muốn tìm hiểu về vấn đề này, tôi sẽ cùng học với bạn, vì đúng là cái tôi đang quan tâm. Nhưng để thong thả nhé, tôi đang rất bận.

Nhưng nói nôm na là:

- 2 cơ quan tử này có tính Tự Trị rất cao trong họat động sinh học của chúng, nhưng chỉ là tự trị thôi, kô thể độc lập với tb chủ, do đó nhiều họat động khác cũng phải do nhân điều khiển.
 
lonxon said:
đúng vậy, cả chloroplast và mitochondria đều có nhân riêng (tròn vo như của vi khuẩn). Bạn muốn tìm hiểu về vấn đề này, tôi sẽ cùng học với bạn, vì đúng là cái tôi đang quan tâm. Nhưng để thong thả nhé, tôi đang rất bận.

check it again plz.
 
ti thể và lục lạp có thể có nguồn gốc vi khuẩn đơn bào tự dưỡng. Nhiều người đang muốn tìm hard evidence cho giả thuyết này.
Chu trình Kreb là điểm hội tụ của nhiều quá trình chuyển hóa.
 
bằng chứng thì đã có rồi đấy, có nhiều nữa là khác. Cái giả thuyết cộng sinh được đưa ra từ những năm 1910 (ông tác giả chắc là người Nga, khó nhớ tên thấy mồ) nhưng chỉ khỏang 20 năm nay người ta mới tập trung tìm thấy bằng chứng.

Xem bài này http://www.pnas.org/cgi/content/full/99/7/4138

Quay trở lại câu hỏi chính: Tại sao Krebs chỉ xảy ra ở ty thể??

Vào lúc này (tức là chưa có thời gian đọc thêm tài liệu) tui đành giở 1 trong những chiêu thông thường của các nhà sinh học, nhưng đảm bảo xuất chiêu này ra là thế nào cũng trúng, kô trúng bề ngang cũng trúng bề dọc:

- 1 trong những nguyên lý của sinh học đó là "cấu trúc liên hệ với chức năng theo tương quan 2 chiều" tức là có cấu tạo cấu trúc A tức phải là chức năng a nào đó. Ngược lại thấy có chức năng a nào đó thì phải truy cho ra cấu trúc A của nó để giải thích.

Tôi nhớ lại giờ sinh học tế bào, thầy tui có giảng là chính màng ty thể quyết định chức năng của nó. Chức năng này thấy được khiquan sát cách nó tăng diện tích, cách nó bố trí các thành phần ở giữa hai khỏang màng và đặc biệt là hệ thống các bơm ion bố trí xuyên màng.

Như vậy nói chu trình Krebs chỉ diễn ra ở ty thể vì ty thể có cấu trúc cấu tạo đặc biệt để thực hiện chu trình này mà các bào quan khác không có. Cũng như tại sao chloroplast chỉ diễn ra quá trình quang tổng hợp chứ kô phải ở nhân hay ở ty thể.

Tuy nhiên ý tôi vẫn tập trung vào luận điểm rằng:

- ở Prokaryote, chu trình Krebs diễn ra ở cytosol.
- ty thể là 1 dạng nội cộng sinh giữa 1 prokaryote cổ xưa và 1 eukaryote cổ xưa, quá trình này giống như 1 anh nhà giàu hùng mạnh bắt giữ 1 kẻ nhà nghèo yếu đuối về làm nô lệ.
- đến nay quan hệ chủ-tớ vẫn diễn ra và ty thể vẫn phải đóng vai trò của 1 anh nô lệ sản xuất năng lượng cho TB chủ.
 
Hình như ông thầy bên Nhật của chị Ái Thúy làm về cái này. Nhưng nói chung đa số là bằng chứng gián tiếp để củng cố giả thuyết thôi.
 
dạo này bận ôn thi túi bụi nên em không rảnh ra mạng để nghe cao kiến của các cao nhân vừa qua mới đọc...... sơ sơ sách hóa sinh lại thì em đã tìm thấy cách trả lời cho một số thắc mắc cảu mình như sau :

1. câu này em vẫn chưa tim thấy câu trả lời ............có thể gọi là chính xác ( vì mấy bác con f cải nhau rầm trời kia mà ........) nhưng thật sự cảm ơn bác vitebio đã giải thích rõ hơn ........về câu hỏi này .......mong mọi người dóng góp thêm ý kiến
2 . xem lại cơ chế phản ứng và cũng nhờ tra tài liệu bằng .........goolge.com nên đã giúp em phần nào hiểu hơn về các coenzym
3. đầu tiên xin lỗi vì dùng sai từ ngữ (cơ thể ) sau nữa em có vài lời muốn nói
_ như bác lonxon nói rất đúng ko có ATP thì ko thể tồn tại sự sống trong tế bào (?) ngoài ATP là hợp chất cao năng còn có AMP hay SCoA ......? dúng ko ạ nếu sai thì hãy sửa dùm em !!!!!!!!!!!hihihi
_
Xem chu trình Krebs là chu trình trọng tâm của mọi chu trình sống khác cũng có ý đúng
_ co nghĩa là nó có ý sai ( hiểu thế này đúng chưa nhỉ ?) đúng thì đã biết thế sai là sai cái gì ạ ?
_ việc tạo ra sản phẩm trung gian ko phụ thuộc vào ATP cũng đúng cái này em ko bàn
NHƯNG vấn đề em đang hỏi là ở chỗ : chu trình krebs tại sao lại gọi là chu trình trọng tâm của mọi quá trình trao đổi chất ?
chắc do câu hỏi còn mơ hồ nên mọi người chưa hiẻu rõ
theo em được biết : các chu trình khác trong quá trình chuyển hóa đã tạo ra những sản phẩm trung gian cần thiết cho việc tổng hợp các sản phẩm trong chu trình krebs & chu trình krebs thì lại tạo ATP cho các quá trình đó tiếp tục hoật động ...........
Nói chắc cũng phải có ví dụ cụ thể chứ nhỉ ?
như dựa vào mối liên hệ giữa saccaroza với (P) hay giữa (P) với lipid với gycolysis ......... luôn có tạo ra sản phẩm là các CoA hay piruvic _ là chất tiền đề để tạo ra CoA rồi còn cả acid gutamic hay anpha_ ketóuccinic , citrate ,oligoacetate.........các chất này sau đó đi vào chu trình Krebs...............như vậy nó ko phải là trọng tâm thì là cái gì ?
http://home.btclick.com/eight/diag2.gif

http://images.google.com.vn/images?q=krebs+cycle&hl=vi&lr=&sa=N&tab=ii&oi=imagest
sai chỗ nào thì mọi người góp ý xây dựng nhé
còn có câu hỏi này dành cho anh lonxon đây ạ : thế dân NAM và BẮC có "khác _ nhau_ cái _ gì _ ạ ?"
bọn em gần thi hóa sinh rồi tất nhiên học bài thì vẫn phải học nhưng thầy giáo em bảo " cứ học hết _ dân cnsh thì phải biết rõ và biết nhiều hơn dân ngoài ngành " ihhiihih xin hỏi cao kiến mấy bác học thì cũng phải có trọng tâm đúng ko ạ ? chỉ giúp vài chiêu được ko ạ ?
chắc mấy bác cũng đang bận túi bụi ra thành thử em chỉ hỏi có _ thế_ thôi _ ạ
cảm ơn các bác trước nhiều
****************************
MỖI NGƯỜI LÀ MỘT PHO SÁCH NẾU TA HỌC HỎI HỌ
 
ntah said:
1. câu này em vẫn chưa tim thấy câu trả lời ............có thể gọi là chính xác ( vì mấy bác con f cải nhau rầm trời kia mà ........) nhưng thật sự cảm ơn bác vitebio đã giải thích rõ hơn ........về câu hỏi này .......mong mọi người dóng góp thêm ý kiến

câu trả lời có chất lượng là của bác lonxon. Câu này thực ra ko có gì là đang tranh cãi cả. Mọi ng chỉ bổ sung các khía cạnh cho nhau thôi.

3. Câu này em muốn tìm câu trả lời thì có thể bằng 2 cách:

1. tự vẽ tất cả các con đường sinh tổng hợp của 1 tế bào lên 1 tờ giấy A0 lưu ý các móc nối. Cách khác, xem bản đồ của Roche trên Expasy

2. tìm đọc sách về Sinh lý Vi sinh vật hay Vi sinh vật học. Vì sách Hóa sinh đã tách biệt các vấn đề để ng học có thể nắm chi tiết. Khi muốn tổng hợp lại thì phải đặt nó vào trong tế bào. Và đề nghiên cứu đầy đủ và đơn giản hóa thì chọn vi khuẩn là hợp lý nhất.
 
ntah said:
dạo này bận ôn thi túi bụi nên em không rảnh ra mạng để nghe cao kiến của các cao nhân vừa qua mới đọc...... sơ sơ sách hóa sinh lại thì em đã tìm thấy cách trả lời cho một số thắc mắc cảu mình như sau :

1. câu này em vẫn chưa tim thấy câu trả lời ............có thể gọi là chính xác ( vì mấy bác con f cải nhau rầm trời kia mà ........) nhưng thật sự cảm ơn bác vitebio đã giải thích rõ hơn ........về câu hỏi này .......mong mọi người dóng góp thêm ý kiến

3. đầu tiên xin lỗi vì dùng sai từ ngữ (cơ thể ) sau nữa em có vài lời muốn nói
_ như bác lonxon nói rất đúng ko có ATP thì ko thể tồn tại sự sống trong tế bào (?) ngoài ATP là hợp chất cao năng còn có AMP hay SCoA ......? dúng ko ạ nếu sai thì hãy sửa dùm em !!!!!!!!!!!hihihi
_
Xem chu trình Krebs là chu trình trọng tâm của mọi chu trình sống khác cũng có ý đúng
_ co nghĩa là nó có ý sai ( hiểu thế này đúng chưa nhỉ ?) đúng thì đã biết thế sai là sai cái gì ạ ?
_ việc tạo ra sản phẩm trung gian ko phụ thuộc vào ATP cũng đúng cái này em ko bàn
NHƯNG vấn đề em đang hỏi là ở chỗ : chu trình krebs tại sao lại gọi là chu trình trọng tâm của mọi quá trình trao đổi chất ?
chắc do câu hỏi còn mơ hồ nên mọi người chưa hiẻu rõ
theo em được biết : các chu trình khác trong quá trình chuyển hóa đã tạo ra những sản phẩm trung gian cần thiết cho việc tổng hợp các sản phẩm trong chu trình krebs & chu trình krebs thì lại tạo ATP cho các quá trình đó tiếp tục hoật động ...........
Nói chắc cũng phải có ví dụ cụ thể chứ nhỉ ?
như dựa vào mối liên hệ giữa saccaroza với (P) hay giữa (P) với lipid với gycolysis ......... luôn có tạo ra sản phẩm là các CoA hay piruvic _ là chất tiền đề để tạo ra CoA rồi còn cả acid gutamic hay anpha_ ketóuccinic , citrate ,oligoacetate.........các chất này sau đó đi vào chu trình Krebs...............như vậy nó ko phải là trọng tâm thì là cái gì ?
http://home.btclick.com/eight/diag2.gif

http://images.google.com.vn/images?q=krebs+cycle&hl=vi&lr=&sa=N&tab=ii&oi=imagest
sai chỗ nào thì mọi người góp ý xây dựng nhé

01 - cho đến giờ phút này, sau khi tham khảo nhiều tài liệu tôi vẫn kô thấy có tài liệu nào đề cập (tức đặt câu hỏi) và giải thích tại sao Krebs phải diễn ra ở ty thể mà kô ở cơ quan khác.

Câu trả lời của tôi vẫn là: cấu trúc liên hệ với chức năng và ngựơc lại. Còn cấu trúc ty thể như thế nào để quyết định chức năng của nó thì bạn đã học rồi. Không nhắc lại.

Những câu hỏi "tại sao ..." thường kô dễ trả lời thỏa mãn. Tôi hỏi: tại sao chỉ có tim mới làm nhiệm vụ bơm máu đi nuôi cơ thể mà kô có ở những bộ phận khác?? Hay tại sao enzyme tiêu hóa thực ăn chỉ được tiết ra ở ruột mà kô tiết ra ở ... phổi. Tại sao DNA chỉ nằm trong nhân, rồi phiên mã dịch mã ra RNA, protein chạy từ nhân ra tế bào chất làm nhiệm vụ mà kô nằm sẵn ở ngòai TB chất cho tiện???

===> nếu lúc nào bạn tìm được câu trả lời tại sao Krebs chỉ diễn ra ở ty thể, xin mang câu trả lời cho tôi học hỏi thêm. Xin cám ơn trước.

03- Câu này cũng vậy, tại sao Krebs là chu trình trọng tâm cho mọi chu trình khác thì nhiều tài liệu cũng đã đề cập đến và đều trả lời dứt khóat là vì nó tạo ra ATP mà ATP là năng lượng mà mọi chu trình khác (kể cả Krebs) phải xài để họat động. Tui chưa đọc hay tìm thấy 1 tài liệu nào trong đó người ta sử dụng các hợp chất trung gian để giải thích vai trò trọng tâm của Krebs đối với các chu trình khác.

Nói cách khác bạn đã đưa ra hay nhắc lại 1 kết luận quan trọng trong Tb học rằng: Chu trình Krebs là một chu trình trung tâm của các con đường metabolisms khác. NHƯNG cách bạn giải thích luận điểm này dựa trên các hợp chất trung gian thì kô chính xác, mà căn cứ quan trọng để giải thích là ATP.

===> nếu đây là ý riêng cùa bạn, bạn cứ giữ lấy, tôi kô nói nó sai, mà tui chỉ nói tui kô đồng ý. Còn nếu bạn đọc ở đâu ý này, xin cho chúng tôi xem tài liệu để mở mang trí tuệ.

AMP chỉ là 1 biến thể trung gian của ATP, hợp chất cao năng ngòai ATP là thứ khác. Bạn xem lại nhé.
 
cái mà bác nói là "trọng tâm" là chuỗi truyền e để hình thành ATP. Bác gắn tầm quan trọng của chu trình Krebs trùng với ATP liệu có hợp lý chưa? khi câu hỏi ng ta muốn là hỏi về Krebs.

Ở nhiều sách hóa sinh họ vẫn tách con đường tổng hợp ATP ra khỏi Krebs. Vì đầu vào của chuỗi truyền NL chỉ cần là các NADH, NADPH, FDH. thế hóa đường phân ko sinh năng lượng àh? :D

Tôi vẫn cho rằng mỗi con đường sinh tổng hợp đều chịu 2 ảnh hưởng lớn: ATP và tiền chất. phản ứng cơ bản của hóa sinh là A + B --(E, ATP)-- > AB thế bác khi nuôi vi khuẩn trong môi trường giàu glucose mà ko có N thì nó sẽ thía nào?

Tôi vẫn đồng ý cách trả lời của SGK: 1, ATP ; 2, các tiền chất của các con đường sinh tổng hợp khác.

PS: câu hỏi về vàng, kim cương thì để ntah trả lời nhé.
 
cái vụ Krebs là trọng tâm kô phải tui nói, tui chỉ làm con bò nhai lại ý người ta thôi.

(mệt rồi, đi ngủ tiếp đây)
 
Nhân tiện nói về Krebs cho em hỏi về tỉ lệ P/O của NAD và FAD. Tuần trước thầy HS mới dạy bọn em một thông tin mới là mỗi phân tử NAD cung cấp e cho chuỗi truyền điện tử sẽ tạo ra được khoảng 2,5 ATP (10 H+ di ra, và 4 H+ đi qua ATP synthase để tạo 1 ATP) còn của FAD là khoảng 1,5. Trong khi kỳ trước thầy giáo vi sinh và các SGK đều viết tỉ lệ trên lần lượt là 3 và 2. Các bác check họ em được không? Nếu vậy 1 fân tử glucose sẽ chỉ tạo đựoc tầm khoảng 30 ATP chứ không phải 38 như trứoc?
 
hôm nay vưa thi xong vội ra mạng thử xem có ai trả lời hộ minh những thắc mắc ........buồn ghê chẳng có ai " liếc ngang liếc dọc gì cả "
lời đầu tiên chân thành cảm ơn những ý kiến xây dựng của mọi người _ nhất là anh lonxon ( nhưng mà anh nóng quá làm em cũng ..... bốc khói )

về vấn đề vàng hay kim cương htì đây các bác xem thử có thiếu sot gì htì bổ sung thêm ạ :nucleozit triphotphat ATP, GTP ,XTP , UTP , ITP ...... nucleôzitdiphtphat ADP , GDP , XDP , UDP ... acid 1_3 diphotphoglyceric, aminoacid_AMP , photphoenol_piruvate, creatin_photphate, acginin_photphate, axetil_CoenzymA, axil_coenzymeA....
còn về ty thể em nghĩ do :
ty thể có nguồn gốc từ vi khuẩn và nó sống cộng sinh trong tế bào đó là điẻm khác biệt thứ nhất của nó so với các laọi bào quan khác (mà nếu có nguồn gốc từ vi khuẩn thì sẽ tiếp tục như thế nào ạ _giải thích cho em hiểu giùm với ??????????)
ty thể có cấu tạo đặc biệt nữa là do cấu trúc của nó có hai màng trong và ngaòi tạo nên những khe hở trên đó có gắn các hạt được dùng để tổng hợp và trao đổi các chất cần thiết
em chỉ biết đến thế
mong mọi người tiếp tục giải thích hộ
***********************************************
MỖI NGƯỜI LÀ MỘT PHO SÁCH NẾU TA BIẾT CÁCH ĐỌC HỌ
 
Cho em hỏi câu này luôn vì hôm trước em cũng đc học về chu trình Kreb. Các sản phẩm trung gian của chu trình Kreb là gì và vai trò của chúng ntn ?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,914
Latest member
23winpayless
Back
Top