Nhi hoá (hoặc ấu hoá, neoteny) là hiện tượng trì hoãn sự phát triển của một số bộ phận để con trưởng thành vẫn giữ lại một số đặc điểm của con non. Ví dụ, ở đa số các loài chim thì chim non mới nở ra sẽ có cánh ngắn, nhưng khi trưởng thành thì cánh sẽ dài ra. Nhưng ở những loài chim không bay được như đà điểu thì cánh vẫn ngắn như thời còn non, nên những loài chim này có sự nhi hoá ở cánh. Ở con người, một số đặc điểm được xem là nhi hoá so với các loài linh trưởng họ hàng khác như tinh tinh là: mặt phẳng hơn, không mọc nhiều lông (đặc biệt ở trên mặt), thể tích hộp sọ lớn hơn, khả năng học tập kéo dài cho đến cuối đời, .v.v
Các giai đoạn phát triển của sọ người và tinh tinh từ lúc còn là sơ sinh cho đến khi trưởng thành.
Ảnh chụp năm 1926 của nhà nhân học Đức Adolf Naef. Khi nhìn vào hình đầu tiên, ông nói: "đây là hình ảnh một con vật trông giống người nhất trong tất cả các con vật mà tôi biết".
Sự nhi hoá được xem là một trong những chìa khoá quan trọng tạo ra sự tiến hoá vượt trội của con người. Ví dụ như việc không có lông trên mặt cho phép con người có thể đọc cảm xúc của nhau tốt hơn, thể tích hộp sọ lớn hơn cho phép não lớn hơn. Đặc biệt, khả năng có thể tiếp tục học tập trong suốt cuộc đời chứ không dừng lại sau khi đạt tuổi trưởng thành dường như chỉ thấy ở con người.
====================
Đây là một phần của bài viết Sao mà hỏi lắm thế? Bài viết thử trình bày một số loại câu hỏi mà khi hỏi ra người khác sẽ thấy khó chịu với nó, vì sao việc hỏi chúng là quan trọng, và chúng ta nên làm gì trong tình huống này. Nội dung:
Các giai đoạn phát triển của sọ người và tinh tinh từ lúc còn là sơ sinh cho đến khi trưởng thành.
Ảnh chụp năm 1926 của nhà nhân học Đức Adolf Naef. Khi nhìn vào hình đầu tiên, ông nói: "đây là hình ảnh một con vật trông giống người nhất trong tất cả các con vật mà tôi biết".
Sự nhi hoá được xem là một trong những chìa khoá quan trọng tạo ra sự tiến hoá vượt trội của con người. Ví dụ như việc không có lông trên mặt cho phép con người có thể đọc cảm xúc của nhau tốt hơn, thể tích hộp sọ lớn hơn cho phép não lớn hơn. Đặc biệt, khả năng có thể tiếp tục học tập trong suốt cuộc đời chứ không dừng lại sau khi đạt tuổi trưởng thành dường như chỉ thấy ở con người.
====================
Đây là một phần của bài viết Sao mà hỏi lắm thế? Bài viết thử trình bày một số loại câu hỏi mà khi hỏi ra người khác sẽ thấy khó chịu với nó, vì sao việc hỏi chúng là quan trọng, và chúng ta nên làm gì trong tình huống này. Nội dung:
- Khi câu hỏi chỉ cần google phát là ra
- Khi câu hỏi quá hiển nhiên đến mức không cần phải trả lời
- Khi câu hỏi không rõ cần câu trả lời để làm gì
- Khi chỉ hỏi ý kiến của người khác mà không đưa ra ý kiến của bản thân trước
- Khi việc đặt ra những câu hỏi không quan trọng là quan trọng
- Phải làm gì khi việc ta sẽ làm sẽ tạo thêm gánh nặng cho người khác?