Cà cuống Lethocerus indicus

Phùng Mỹ Trung

Senior Member
Lần sau nếu muốn hỏi hay định danh nhớ là đưa lên diễn đàn nhé các chú Admin. Chứ để chỗ đấy thì làm sao mà trả lời được. Lòai mà các chú hỏi là:

Cà cuống có tên khoa học: Lethocerus indicus thuộc Họ: Chân bơi Belostomatidae, Bộ: Cánh nửa Hemiptera

trung.jpg

Bộ Cánh nửa Hemiptera bao gồm các loài bọ xít, Trên thế giới đã phát hiện 23.000 loài . Kích thước cơ thể trung bình. Râu đầu hình sợi chỉ có 5 đốt hoặc ít hơn. Có 2 mắt đơn hoặc không có. Miệng chích hút hơi dài. Vòi có phân đốt và mọc ra từ phần trước của đầu. Có 2 đôi cánh, cánh trước gần 2/3 chiều dài kitin hoá cứng, phần ngoài còn lại là dạng màng ngắn hơn cánh trước. Khi không bay cánh đặt lên lưng, phía cuối hai cánh trước trồng lên nhau. Bàn chân có 2-3 đốt. Có nhiều loại thuộc bộ này có tuyến hôi. Phần lớn các loài sống trên cạn, chích hút nhựa cây, một số loài hút máu động vật và các côn trùng khác. Một số là vật trung gian truyền bệnh cho cây. Có nhiều loài sống dưới nước ngọt.
Đây là bộ lớn có nhiều họ trong số đó đáng kể nhất là các họ: Bọ xít vải Pentatomidae, Bọ xít hai gai Coreideae, Bọ xít dài Alydidae, Bọ xít mai rùa Scutelleridae, Bọ xít ăn sâu Reduviidae.

Có ai phản đối không ?

Có ai định danh dùm lòai này không ???
ForY.gif
 
Cà cuống có tên khoa học: Lethocerus indicus thuộc Họ: Chân bơi Belostomatidae, Bộ: Cánh nửa Hemiptera

con này cũng có tên trong sách đỏ Việt Nam.

Bọn Hemiptera có cả ở trên cạn như bác Trung đã kể một vài ví dụ ở trên, bên cạnh đó còn có rất nhiều bọn sống ở dưới nước như các loài trong họ Belostomatidae (trong đó có cà cuống), Naucoridae, Corixidae, Notonectidae... hay là bọn Semiaquatic như Gerridae, Hydrometridae.....

Như phần lớn các bạn đã biết là ở Biển không có đại diện của lớp côn trùng và Lưỡng cư, tuy nhiên bọn bọ xít (Hemiptera) có một số loài trong họ Gerridae có thể phân bố rộng ra tới vùng cửa sông, thậm chí ra tới một số vịnh nhỏ ven biển (Nha Phu - Nha Trang).

Có ai định danh dùm lòai này không ???

Có lẽ là Homoptera thôi, nhìn hình thế này thì chịu không biết được là loài gì cả.
 
Chú hơi mạnh đấy ... Dám định danh ... hịc hãy so sánh ảnh nhé vì chú thấy nó khác không ??? nhưng dù sao cũng cám ơn bạn đã có ý kiến hay
 
Xin lỗi vì em thấy hai cái ảnh của hai con cùng loài trông rất khác nhau, một con cánh nâu còn một con lại cánh xanh nên mới tưởng mỗi nơi loài này một khác. Xin lỗi vì vội vàng nhé :oops:
 
Chào chú em !!

Không sao, có ý kiến như vậy và tìm tòi tài liệu để tự khẳng định mình như thế là tốt. Anh rất ủng hộ chú nêu có gì khó khăn anh sẽ giúp. Cố gắng nhé ngày xưa Edision hay Newton ... cũng vậy cả thôi ai mà chẳng có sai lầm... vì những sai lầm nho nhỏ chắc chắn sẽ có cống hiến lớn.
Chúc khỏe
 
Anh Trung định danh giùm em con bướm ở góc trên cùng phía bên trái hộp sưu tập trong ảnh với. Đây là một bộ sưu tập của nhật nhưng em bắt được nó ở Việt Nam, tiện thể anh cho em biết thêm vài thông tin như cây mà sâu non của nó sinh sống, địa bàn hoạt động của loài này ở Việt Nam và mức độ quí hiếm nhé.
z1.jpg
 
bigbug said:
Anh Trung định danh giùm em con bướm ở góc trên cùng phía bên trái hộp sưu tập trong ảnh với. Đây là một bộ sưu tập của nhật nhưng em bắt được nó ở Việt Nam, tiện thể anh cho em biết thêm vài thông tin như cây mà sâu non của nó sinh sống, địa bàn hoạt động của loài này ở Việt Nam và mức độ quí hiếm nhé.
z1.jpg
Xin lỗi post nhầm ảnh, và phải là góc bên phải cơ :)
syukudai03.jpg
 
Chú em bigbug thân méo !!

Tại sao chú mày không vào diễn đàn phân loại của anh mà hỏi ??? lần sau thì anh sẽ không trả lời đâu đầy nhé - híc híc ... Hơn nữa lần sau hỏi loài nào thì chụp hình cho nó to to vào anh dạo này mắt nó kèm nhèm lắm rồi và nhớ là Cho nó 1 cái dầu màu đó vào loài cần hỏi nhé.
Loài chú hỏi (chưa chắc 100%) nhưng có thể là loài này:

BƯỚM HỔ ĐỐM
Parantica aglea
Họ: Bướm đốm Danaidae
Bộ: Cánh vẩy Lepidoptera
Mô tả:
Bướm cái và đực giống nhau. Chúng sống ở những thảm rừng thứ sinh có bóng râm trong rừng hoặc chỗ trống ở những độ cao khác nhau. Bướm bay yếu và chậm, thường gặp chúng bay riêng lẻ. Những cây thức ăn là những loài thực vật thuộc họ Thiên lý Asclepiadaceae như Tylophora flexuosa, Tylophora indica, Tylophora koi, Tylophora ovata, Tylophora tenuis
Phân bố:
Vùng phân bố chủ yếu ở Đông Nam châu Á cũng như Đài Loan, các đảo An-đa-man và Nicobar. Loài này rất phổ biến, gặp mọi nơi ở Việt Nam.
Chú cũng xem lại màu sắc của loài chú hỏi nó bắt được ở đâu so với các mẫu của anh ở miền Nam nó không hồng như loài trong ảnh nếu nó là 1 variety thì hay quá (còn mẫu chú bắt được chụp ành gửi cho anh là chắc nhất)

Vài dòng chúc khoẻ
 
Tại sao chú mày không vào diễn đàn phân loại của anh mà hỏi ??? lần sau thì anh sẽ không trả lời đâu đầy nhé - híc híc ...

:mrgreen:

Hơn nữa lần sau hỏi loài nào thì chụp hình cho nó to to vào anh dạo này mắt nó kèm nhèm lắm rồi và nhớ là Cho nó 1 cái dầu màu đó vào loài cần hỏi nhé.
Loài chú hỏi (chưa chắc 100%) nhưng có thể là loài này:

em chẳng biết nhiều về cái bọn sâu bọ này nhưng mà kiểu đinh loại qua ảnh thế này thì bó tay thật. Hồi em được học môn về nguyên tắc phân loại sinh vật thì với cái kiểu phân loại theo hình thái, giải phẫu người ta phải dựa vào các khóa định loại trước khi xem phần mô tả chi tiết. Hơn nữa tớ cũng chẳng thấy cái kiểu định loại qua ảnh bao giờ. Có lẽ anh Trung là chuyên gia thì mới có thể làm được điều này chứ còn với bọn cánh vảy, hay còn gọi là cánh phấn Lepidoptera thì vảy (hay phấn) là một trong những đặc điểm phân loại. Làm sao nhìn rõ được nó qua ảnh?

Hồi đi thực tập ở Tam Đảo bọn em có được thầy dạy cách "bóp bướm" tức là làm sao khi thu mẫu phải giữ được các đặc điểm phân loại của nó? à mà bướm ngày và bướm đêm phân biệt với nhau như thế nào nhỉ, hình như là dựa vào râu thì phải?

Mà lâu rồi em cũng không phân biệt nổi giữa phân loại và định loại khác nhau như thế nào nữa, nếu anh Trung không phiền thì giúp em với nhé!
 
Trả lời !!

Chẳng ai tài thánh gì đâu chú em thân mến ạ anh năm nay 36 tuổi rồi ra trường và làm phân lọai mười mấy năm nên có chút kinh nghiệm nhìn qua ảnh cũng có thể đóan ra được một số ít lòai (những lòai rất quen vì làm nhiều) chứ còn New species thì cũng bó chân thôi ... (CON RUỒI BAY QUA BIẾT CON NÀO ĐỰC HAY CÁI THÌ ANH CHỊU) về phần thực vật thì dễ hơn (làm nhiểu) chứ côn trùng (nhất là bướm) nó biến thái kinh lắm vì các điều kiện sống, thời tiết, môi trường, thức ăn ... Nếu có dịp chú vào Vườn quốc gia Cát Tiên Đồng Nai có Mr Bùi Hữu Mạnh hắn rất giỏi về bướm, cá nếu chú muốn chuyên sâu anh sẽ cho chú địa chỉ của nó mà hỏi. Còn phần thực vật có Ks Vũ văn Biền ở Viện sinh thái phía Nam Ông ta chỉ là kỹ sư nhưng rất nhiều Dr toàn phải nhờ ng ấy định danh vì Mr Biền rất giỏi về thực tế có ít nhất 40 năm kinh nghiệm. Đôi khi thực tế khác rất nhiều so với sách vở ... không tin cứ đi rừng là biết ...
Có gì thì cứ góp ý nhé
 
Chẳng ai tài thánh gì đâu chú em thân mến ạ anh năm nay 36 tuổi rồi ra trường và làm phân lọai mười mấy năm nên có chút kinh nghiệm nhìn qua ảnh cũng có thể đóan ra được một số ít lòai (những lòai rất quen vì làm nhiều)

thế mà trông ảnh và kinh nghiệm định loại em cứ tưởng anh đã "ngoại ngũ tuần" rồi :mrgreen:

chứ còn New species thì cũng bó chân thôi ... (CON RUỒI BAY QUA BIẾT CON NÀO ĐỰC HAY CÁI THÌ ANH CHỊU) về phần thực vật thì dễ hơn (làm nhiểu) chứ côn trùng (nhất là bướm) nó biến thái kinh lắm vì các điều kiện sống, thời tiết, môi trường, thức ăn

hehe, em thì biết là con muỗi nào mà đốt em thì "đích thị" chứ không thể sai được. :mrgreen:

Nếu có dịp chú vào Vườn quốc gia Cát Tiên Đồng Nai có Mr Bùi Hữu Mạnh hắn rất giỏi về bướm, cá nếu chú muốn chuyên sâu anh sẽ cho chú địa chỉ của nó mà hỏi. Còn phần thực vật có Ks Vũ văn Biền ở Viện sinh thái phía Nam Ông ta chỉ là kỹ sư nhưng rất nhiều Dr toàn phải nhờ ng ấy định danh vì Mr Biền rất giỏi về thực tế có ít nhất 40 năm kinh nghiệm. Đôi khi thực tế khác rất nhiều so với sách vở ... không tin cứ đi rừng là biết ...

ấy ấy, em không có ý định làm cái nghề đó đâu, bác đừng dụ dỗ em nó!


còn với bọn cánh vảy, hay còn gọi là cánh phấn Lepidoptera thì vảy (hay phấn) là một trong những đặc điểm phân loại. Làm sao nhìn rõ được nó qua ảnh?

cái này nhờ anh giải thích giùm em với, vì em còn chút ít đọng lại trong đầu về cái món này, thấy nó khác với lý thuyết thì hỏi thôi.
 
còn với bọn cánh vảy, hay còn gọi là cánh phấn Lepidoptera thì vảy (hay phấn) là một trong những đặc điểm phân loại. Làm sao nhìn rõ được nó qua ảnh? cái này nhờ anh giải thích giùm em với, vì em còn chút ít đọng lại trong đầu về cái món này, thấy nó khác với lý thuyết thì hỏi thôi.
Chú có thể tham khảo vấn đề này ở cuốn World butterflies của tac gia Paul Smart hay cuốn Butterflies of Thailand nhé vì mấy vấn đề này thuộc về Căn bản của phân lọai nên nêu ra đây làm gì
 
greenfield said:
còn với bọn cánh vảy, hay còn gọi là cánh phấn Lepidoptera thì vảy (hay phấn) là một trong những đặc điểm phân loại. Làm sao nhìn rõ được nó qua ảnh?

chị greenfield ôi .. trên căn bản thì phải thấy vẩy trên cánh mới gọi là Cánh Vảy ..dưng mà nếu chỉ nhìn qua ảnh thôi thì có thể có cách khác ..là nếu bức ảnh đó chụp ngay phần phụ miệng thì chị có thể thấy cái vòi hút cong cong ..thì đích thị đó là Cánh Vảy ..

Còn ngòai ra thì phải có "con mắt" chuyên nghiệp mới nhìn qua ảnh mà định được đó là Cánh Vảy hay không: nhiều khi nhìn như Cánh Màng (Hymenoptera) nhưng thực sự đó là Cánh Vảy, họăc thấy đó là Cánh Vảy nhưng nó lại là Cánh Lông (Trichoptera), thiên hình vạn trạng lắm !
 
Chú có thể tham khảo vấn đề này ở cuốn World butterflies của tac gia Paul Smart hay cuốn Butterflies of Thailand nhé vì mấy vấn đề này thuộc về Căn bản của phân lọai nên nêu ra đây làm gì

nếu em mà biết được những vấn đề căn bản này thì chắc là em đã trở thành nhà phân loại học mất rồi :mrgreen: . Mấy cuốn bác nói lần đầu tiên em mới nghe thấy, chẳng biết mặt mủi nó ra làm sao, tìm ở đâu để tham khảo, tham khảo phần nào trong đó cho nhanh! Những vấn đề căn bản đó với bác (chuyên gia rồi thì cần gì), nhưng với những người không biết hay mấy em sinh viên đang học thì cũng cần lắm chứ nhỉ? :mrgreen:, ngay hỏi dontcry mà xem, chắc hắn ta cũng lắc đầu chẳng biết gì :mrgreen:

chị greenfield ôi .. trên căn bản thì phải thấy vẩy trên cánh mới gọi là Cánh Vảy ..dưng mà nếu chỉ nhìn qua ảnh thôi thì có thể có cách khác ..là nếu bức ảnh đó chụp ngay phần phụ miệng thì chị có thể thấy cái vòi hút cong cong ..thì đích thị đó là Cánh Vảy ..

xin lỗi chị/anh Helico, tớ là nam và bây giờ thì có đủ cả râu lẫn ria rồi :mrgreen:

Tớ mà nhìn cái miệng bọn nó thì chẳng biết cái nào dùng để hút, cái nào để chích, cái nào thì vừa chích vừa hút, cái nào thì liếm hút......... May lắm tớ nhận ra cái bọn cánh cứng hay bọn cánh thẳng là có phần phụ miệng kiểu nghiền!

Còn ngòai ra thì phải có "con mắt" chuyên nghiệp mới nhìn qua ảnh mà định được đó là Cánh Vảy hay không: nhiều khi nhìn như Cánh Màng (Hymenoptera) nhưng thực sự đó là Cánh Vảy, họăc thấy đó là Cánh Vảy nhưng nó lại là Cánh Lông (Trichoptera), thiên hình vạn trạng lắm

Hì, thì người ta nói là ong bướm mà, chẳng phải ong (Hymenoptera) thì là bướm (Lepidoptera) thôi :mrgreen: , tớ không có được cái "con mắt chuyên nghiệp" đó nên đành chịu, tớ chỉ biết rằng người ta muốn định loại được (theo cách truyền thống là dựa trên hình thái giải phẩu) thì phải dựa trên mẫu vật còn cách nhìn qua ảnh thì thầy tớ không dạy nên tớ không biết!

:mrgreen:
 
Pmytrung said:
Cà cuống có tên khoa học: Lethocerus indicus thuộc Họ: Chân bơi Belostomatidae, Bộ: Cánh nửa Hemiptera

Có ai phản đối không ?

Dạ có em phản đối ạ

Hôm nay ngồi lơ ngơ thế nào mà cái chữ Cà Cuống đi đôi với chữ Lethocerus indicus đập vào mắt em

Cho em lạm bàn lăng quăng tí nhé:

1. Cà Cuống là con vật bé bé xinh xinh có cái đuôi nhọn nhọn mà các cô chú ở Thanh Trì, Hà Nội khi xưa cất công ra ruộng lúa, nhặt từng con mà phải con đực cơ và vặt lấy cái tuyến dầu nằm ngay sát cái siphon dài dài nằm ở đít. Và họ đem cái tuyến này về để sáng chế ra món bánh cuốn Thanh Trì hương Cà Cuống có một không hai. Thôi bỏ qua cái vụ tuyến hương, ý em muốn nhấn ở đây là cái siphon dài dài sau đít...mà em trông cái ảnh Lethocerus indicus thì thấy nó không có cái siphon dài dài í ..như vậy con này không thể gọi là Cà Cuống..như vậy gọi nó là con gì, theo sách vở (sách vở nhé) tiếng Mỹ gọi nó là con Giant Water Bug không biết Dân gian nhà mình gọi là gì nhỉ, anh chị nào biết giúp em. Những con Giant Water Bug (GWB) hay những con Bọ Nước Bự này ở Thái Lan họ rang với muối và nêm gia vị ngon lắm cơ ..cho vào miệng cứ rùm rụm í ..

- về cái tên gọi Chân Bơi, anh Mỹ Trung có thể cho em biết là ai đặt như vậy không ạ, vì theo cắt nghĩa "đùi" Belostomatidae: Belo = monster (to, bự), Stoma = mouth (cái miệng, nhưng thực chất là ám chỉ đôi chân phía trước miệng rất phát triển) như vậy Belostomatidae có nghĩa là Chân Bự, không thấy chữ Bơi đâu cả (!), và em cũng thấy mấy con bé bự trong họ này con nào chân trước cũng to, và chân bơi thì không phát triển mấy.

2. Trở lại vậy con Cà Cuống các bác Khoa học gia họ gọi là gì nhỉ, theo em biết (lại sách vở) thì nó thuộc Họ Nepidae, tên tục là Water Scorpions nghĩa là Bò Cạp Nước, chắc là ám chỉ cái cặp đùi trước phát triển vạm vỡ giống như cái càng của Bọ cạp chưa kể cái siphon phía sau đít nhọn ra như cái đuôi chích của con Bọ cạp luôn. Còn tên cúng cơm Việt Nam thì dân gian âu yếm gọi nó là Cà Cuống ... Trong họ Nepidae có một giống gọi là Laccotrephes (các anh chị xem đến đây chịu khó vào google image tìm giúp cho em cái hình với từ khóa Laccotrephes nhé) đó là tên giống của anh chị em Cà Cuống, còn tên từng đứa thì em chịu ...phải soi từng em trên tay thì em mới đặt tên được ạ ..

Reference
- McCafferty, W.P. 1982 - Aquatic Entomology - John Bartlette Publishers, pp. 175-178.
 
mừng quá, vậy là có chuyên gia phân lọai rồi, chứ nếu kô, anh em ở đây cứ nghệch mặt ra như vịt nghe sấm ấy, chẳng biết đúng sai hay dở thế nào mà lần.

tặng helico một "bịch bông hồng" bự thật bự mai mốt gơạp offiline nhớ đòi nhé
 
Helico said:
Trở lại vậy con Cà Cuống các bác Khoa học gia họ gọi là gì nhỉ, theo em biết (lại sách vở) thì nó thuộc Họ Nepidae, tên tục là Water Scorpions nghĩa là Bò Cạp Nước, chắc là ám chỉ cái cặp đùi trước phát triển vạm vỡ giống như cái càng của Bọ cạp chưa kể cái siphon phía sau đít nhọn ra như cái đuôi chích của con Bọ cạp luôn. Còn tên cúng cơm Việt Nam thì dân gian âu yếm gọi nó là Cà Cuống ...

Bạn kiểm tra lại sách đỏ VN 2000 xem có đúng cái tên latin Cà cuống là Lethocerus indicus không nhé! Còn việc giống Lethocerus có phải thuộc họ Belostomatidae hay là Nepidae hay không thì cũng nhờ bạn kiểm tra lại giùm. Còn Laccotrephes thuộc họ Nepidae (cái này tôi không phản đối).

Có một điều mà tôi rất ngạc nhiên ở anh Pmytrung là con nào đưa lên anh cũng cho kèm theo cái tên tiếng Việt mà chẳng biết là anh lấy ở đâu :?:

Tôi cũng sẽ kiểm tra lại trong cuốn aquatic entomology mà bạn nói, dù sao cũng gần hai năm rồi tôi chưa xem lại nó, có thể tôi sai chăng!

Đọc văn của bạn thấy quen quá mà chẳng biết có phải quen thật hay không?
 
To Helico:

Bạn kiểm tra lại thông tin mà tôi đưa lên đây trong cuốn aquatic entomology trang 178 phần DIAGNOSIS của bọn Belostomatidae mà tên tiếng Anh là Giant water bug!

"These are medium to large-sized bugs, somewhat flattened and oval. Adults are usually 20 - 65 mM. For legs are raptorial, with one or two claws each. Hemielytra possess veins in the membrane. Abdomen never ends in an elongate tube or in rod-like structures, but a terminal pair of short platelike structures is inconspicious in some"

còn bọn Nepidae mà bạn cũng đã nhắc tới cái tên water scorpion

khỉ thật, lại bận rồi tôi sẽ viết tiếp sau nhé!
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top