Sự thoát hơi nước ở thực vật

ntah

Senior Member
Con đường thoát hơi nước ở Thực vật có ý nghĩa sinh học như thế nào ạ?

Cảm ơn các bác nhiều!
 
tinhyeubattu said:
Chào bạn!
Bạn có bao giờ nghĩ là quá trình thoát hơi nước ở cây nghe qua thì rất đơn giản nhưng lại là nhân tố quyết định chính đến sự tồn tại của (xin lỗi, tui nơi hơi quá lời một chút nghe) các sinh vật trên trái đất (trong đó có con người).
Theo hiểu biết nông cạn của tui thì thoát hơi nước có một số vai trò chính:
1. Trước tiên có lợi cho chính bản thân thực vật thoát hơi nước trước ha! Nếu không thoát hơi nước để làm giảm nhiệt độ bề mặt lá thì có lẽ thực vật của chúng ta đã bị thiêu cháy dưới sức nóng của mặt trời rồi phải không các bác!
2. Thoát hơi nước sẽ làm cho khí khổng mở ra tạo điều kiện hấp thu CO2, là chất cần thiết cho quá trình quang hợp.
3. Khi thoát hơi nước, trong các mạch của cây sẽ có được một sức hút ở bên trên, tạo điều kiện cho bộ rễ dễ dàng hút nước từ đất (mà các bác biết là trong đất các các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước mà cây hút lên), từ đó sẽ cung cấp dinh dưỡng cho cây để cây tiếp tục sinh trưởng và phát triển.


Còn cái gì nữa thì tui cũng hổng biết nữa, bác nào biết chỗ thiếu xót thì xin bổ sung giúp, cảm ơn nhiều!

Cảm ơn bạn đã giúp mình!
Còn có ý kiến nào khác không ạ ?
 
Đây mới chỉ là ý nghĩa riêng đối với chính cỏ thể của loài đó thôi chứ@@@
ngoài ra chúng còn đóng góp nhiều cho sự sống của loài khác trong tổng thể của các mối quan hệ nữa chứ :
--điều hòa khí hậu' việc thoát hơi nước là mấu chốt của mọi vấn đề khác nữa .Con người đã lợi dụng điều này rất nhiều trong cuộc sống như trồng cây xanh
liệu thế có ổn không nhỉ ,điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong khi thời tiết quá nóng nó giúp cây có thể tồn tại
theo em cần phải suy rộng ra một chút nữa để thấy hết tầm quan trọng của nó :roll:
 
ùm,theo mình nghĩ thì cía ý nghĩa mà hoangphuong nói cũng rất quan trọng đó nhưng có lẽ là " ý nghĩa của sự thoat hơi nước đối với cuộc sống " còn ý nghĩa sinh hoc của vấn đề này thì mình cũng đã xem ở sách sinh học thực vật thì những gì tinhyeubattu noi là tương đối đủ nếu còn gì thiếu sót thì mong mọi người bổ sung thêm
chân thành cảm ơn tất cả các anh chị các bạn đã đóng góp ý kiến cho topic của mình
***************************************************
MỖI NGƯỜI LÀ MỘT PHO SÁCH NẾU TA BIẾT ĐOC Ở HỌ
 
Ngoài các vai trò trên thì theo mình thoat hơi nước còn có một vai chức năng quan trọng khác:

? ?#, Thoat hơi nước giúp cho nhiệt độ của cây được điièu chỉnh cho nên nó con giúp cho các quá trình sinh lí diễn ra trong cây đượ điều hoa hơn mà đặc biệt là các enjim hoạt động tốt hơn

? ?#, ngoài ra nó còn giúp cho các chất hữu cơ trở nên cô đặc hơn, các chất hữu cơ được tổng hợp ở lá trở nên cô đặc giúp cho sự vận chuyển dễ dàng

? Tui biết thêm co từng đó hà



? ?Góp ý thêm nha :!: ?:!:

:D ?:D
 
Cái thread này lâu rồi được bác mèo trong mưa gì đó lôi ra nên mình cũng muốn trao đổi thêm .
2. Thoát hơi nước sẽ làm cho khí khổng mở ra tạo điều kiện hấp thu CO2, là chất cần thiết cho quá trình quang hợp
? Theo mình biết thì ngược lại ,tức là khi cây quang hợp ?và hô hấp cái giá nó phải trả là sự thóat hơi nước .vì hơi nước chỉ được thóat qua các khí khổng thôi ,bên ngoài của lá bị bao bởi 1 lớp cutin dày không thấm khí cũng nhưng nước ?
? ?Tầm quan trọng của sự thóat hơi nước ở thực vật không ai phủ nhận nhưng bạn có nghĩ đến những cây ở xa mạc không ,nếu nguyên nhân chính là để điều hòa nhiệt thì nhưng cây này lấy đâu ra đủ nước .
. Khi thoát hơi nước, trong các mạch của cây sẽ có được một sức hút ở bên trên, tạo điều kiện cho bộ rễ dễ dàng hút nước từ đất (mà các bác biết là trong đất các các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước mà cây hút lên), từ đó sẽ cung cấp dinh dưỡng cho cây để cây tiếp tục sinh trưởng và phát triển.
? ?
?thóat hơi nước tạo lực hút trong mạch mộc để hút nhựa nguyên lên thì mình đồng ý nhưng tạo điều kiện cho rễ hút chất hòa tan trong đất ko thì cần phải xem lại vì theo mình biết thì sự thoát hơi nước tạo áp suất thủy tĩnh âm cộng với sức đẩy của rễ là áp suất thủy tĩnh dương (bản thân rễ hút nước thông quan hiện tượng mao dẫn và sự chênh lệch kênh độ nồng độ) nên cột nước có thể lên cao.
bạn có nghĩ đến những cây bạch đàn cao trung bình trên 20m,thậm chí hàng trăm met sao nước có thể lên tới ngọn ?
 
hi everybody !
mình là thành viên mới mong các bạn giúp đỡ nhé!
Mình học chuyên sinh thái nguyên minh cũng có một chút hiểu biết về phần này nên muốn chia sẻ cùng các bạn mong các bạn góp ý
1.Bạn gì đó tên là temuba nói rằng cần phải xem lại việc thoát hơi nước ở cây tạo điều kiện cho rễ hút chất hòa tan trong đất , mình cũng có cùng ý kiến với bạn mình nghĩ rằng ở sự THN ở cây giúp nó có thể tạo ra lực hút bên trên đưa h2o vận chuyển từ rễ lên lá , theo mình biết thì THN cũng tạo điều kiện cho rễ hút h2o từ đất nhưng không tạo điều kiện cho nó hút chất hòa tan ma các chất này được rễ hấp thụ theo cơ chế khác.
2.Mình có đọc trong sách là sự THN ở cây còn giúp cho các quá trình sinh hóa TDC trong cây diễn ra manh hơn , ý kiến của cac bạn về vấn đề này ntn hãy cho mình biết nhe!
 
Thóat hơi nước có nhiều nguyên nhân ,trong đó có một nguyên nhân khá quan trọng đó là sự giảm thế nứoc và tăng nồng độ chất hòa tan ở trong các tế bào khí khẩu cũng như các tế bào mô mộc xung quanh nó.
?Bạn thử hình dung nhé,có hai tế bào nằm cạnh nhau lúc đầu hai té bào này cân bằng thế nước cũng như gradient nồng độ ,thế rồi tế bào bên trên thoát hơi nứoc làm cho nồng động chất hòa tan trong nó tăng lên(vì giảm thế nước ),thế là so với anh tế bào bên dưới có thế nước cao,và nước là dung môi đẳng điện nên không chịu sự quản lí của màng và vách tế bào nên nó sẽ di chủyển ngược lên sang sẽ cho tế bào trên dù là đi ngược với trọng lực .trong hệ thống tế bào cũng như thế,các tế bào liên kết chặt chẽ nhau và dòng nước được di chuyển liên tục
 
Nếu bạn quan tâm có thể tìm hiểu ở cuốn sinh li thực vật của các trường đại học.nói rất rõ về vấn đề này và có giải thích rõ ràng .
? Ở đây bạn cũng có thể tìm ra câu trả lời tại sao khi cây ngập nước mà lại thiếu nước ,mâu thuẩn chưa nào .nhưng khoa học là khoa học luôn có nhữg mâu thuẩn thế đấy.
? chúc bạn thành công
 
2. Thoát hơi nước sẽ làm cho khí khổng mở ra tạo điều kiện hấp thu CO2, là chất cần thiết cho quá trình quang hợp

:cry: ?:wink: ?:cry: ?:wink: ?:cry: ?:wink:
Em đồng ý với ý kiến nay
nếu nói ngược lại thi nói như thế nào a?
Em muôn hỏi thêm là hơi nước có thoát qua cutin ko ạ?Em tưởng là có chứ.
 
Em chỉ nghĩ là khi khí khổng mở thì hơi nước sẽ thoát ra đồng thời cacbonic từ ngoài vào.
Đảm bảo cho quá trình quang hợp diễn ra bình thường
Mà lượng nước thoát ra nhiều như vậy thì lượng cacbonic lấy vào cũng nhiều
Hi
Em nghĩ vậy thơi :lol: ?:lol: ?:lol:
 
Co2 cung cấp cho quá trình quang hợp được cung cấp từ 2 nguồn:
1 Từ khí quyển
2 Từ quá trình hô hấp của TV
Quá trình hấp thụ ?CO2 từ khí quyển phụ thuộc vào sự đóng mở lỗ khí, khuyếch tán vào nước và di chuyển theo sự chênh lệch nồng độ. Vậy :
?(Mà lượng nước thoát ra nhiều như vậy thì lượng cacbonic lấy vào cũng nhiều ) ?:arrow: ?chưa đúng !
 
Lâu rồi không đụng lại thoát hơi nước không biết bị rỉ sét không.Sự xuất hiện của lỗ khí nhằm mục đích trao đổi khí phục vụ quang hợp.Bạn có đồng ý với mình quang hợp có trước rồi mới tới thoát hơi nước?
?Ngắn gọn thế này:CO2---->H2CO3--->H+---->pH---->enzim---->tinh bột thành đường---->tế bào hạt đậu---->thoát hơi nước./
Quyển sinh lý thực vật của GS.vũ văn vụ nói rất rõ.
 
Vũ Thị Thanh Tâm said:
Em có câu hỏi này muốn mọi người giúp đỡ:  con người có cần hạn chế sự thoát hơi nước ở thực vật không?

Câu hỏi của bạn cũng hơi khó hiểu một tí, ý bạn nói là con người có cần hạn chế sự thoát hơi nước như ở thực vật không ? Hay là con người cần hạn chế sự thoát hơi nước ở thực vật.
 
Vũ Thị Thanh Tâm said:
Em có câu hỏi này muốn mọi người giúp đỡ:  con người có cần hạn chế sự thoát hơi nước ở thực vật không?

Câu hỏi của bạn cũng hơi khó hiểu một tí, ý bạn nói là con người có cần hạn chế sự thoát hơi nước như ở thực vật không ? Hay là con người cần hạn chế sự thoát hơi nước ở thực vật.
 
Chào chị Tâm, theo em nghĩ thì con người không nên can thiệp vào quá trính bốc thoát hơi nước ở thực vật. Nếu như có sự can thiệp vào làm ngăn chặn thoát hơi nước thì theo logic có thể làm cháy lá do nhiệt lượng không được giải phóng. Vấn đề là nên làm sao cho thực vật sử dụng nước hiệu quả hơn mà không lãng phí.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top