Một số câu hỏi về Sinh lí thực vật

dotienson

Senior Member
Bọn em đang làm chuyên đề SINH LÍ THỰC VẬT , cô cho mấy câu hóc quá, cả bọn nghĩ mãi không ra, xin nhờ các anh chị giải đáp giúp, có 7 câu thôi mà :akay:
1. Với cường độ chiếu sáng như nhau thì ánh sáng đơn sắc đỏ và ánh sáng đơn sắc xanh tím thì loại nào có hiệu quả cao hơn? Giải thích?<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p>
<o:p></o:p>
2. Vì sao trời tối lá một số loại cây như cây lạc, phượng,… lại khép lại?<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
3. Tại sao thế nước của lá thấp hơn thế nước của rễ?<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
4. Khi bổ quả táo, một lúc sau, thấy bề mặt của miếng táo thâm lại. để tránh hiện tượng đó sau khi bổ táo người ta thường xát nước chanh lên, vì sao?<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
5. Vì sao ở vùng ôn đới, mùa hè gió mạnh thường làm gẫy cây nhiều hơn là vào mùa đông?<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
6. Trong điều kiện đêm dài, ánh sáng đỏ và ánh sáng hồng ngoại có tác dụng gì tới sự ra hoa của cây ngày ngắn và cây ngày dài?<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
7. Vì sao nhiệt độ bề mặt quả dưa chuột luôn thấp hơn môi trường1-2<SUP>o­C</SUP>???

Mọi người giúp em với, em cảm ơn nhiều :please::please::please::hoanho:

Nhân tiện tặng mọi người một đoạn phim đẹp tuyệt vời về phân bào(quay bằng kính hiển vi điện tử), chuyển sang đuôi .RAR rồi bung nén, chạy bằng Quick time Player , đảm bảo không virus, không Trojan, không Spyware,...
<o:p>
http://rapidshare.com/files/156370604/Doi_sang_duoi_RAR_-_Nguyen_Phan_.jpeg.html

</o:p>
 
Hihi, em đã đọc quyển sinh lí thực vật chưa, tui thấy mấy câu trong sách giáo khoa lớp 11 cũng có mà. như vài câu nhé:
1: tôi không nhớ nhầm thì là ánh sáng đỏ có hiệu quả hơn vì dao nó hấp thụ ở photon dài hơn
2:đây là phần thuộc ứng động, em mở sách giáo khoa phần này là có cả câu 6 nữa
3,4 thì chịu:mrgreen:
5: tôi nghĩ là mùa hè thì cây vẫn còn nhiều lá, nên khi có gió lớn thường đổ gãy nhiều hơn, mùa đông cây ít lá hơn có khi còn hết cả lá, làm gì có cái gì mà có đồng mình làm nó đổ được.
Đấy chỉ mới biết mấy câu đó, còn mấy câu nữa thì phải đi tìm hiểu đã,
 
Em cũng ngờ ngợ thế nhưng mấy câu kia thì chịu, chị kiếm cho em những câu kia nhé:buonchuyen:
 
Trong sgk chẳng có jì đâu chị lan ơi , nó chỉ giới thiệu hiện tương ấy chứ có nói jì đến cơ chế đâu:dapchet:
 
Chất màu trong táo chủ yếu là flavonoid có cấu tạo từ các polyphenol, dưới vai trò của poypheol oxidase, các polyphenol sẽ bị ô xy hóa bởi ô xy trong không khí tạo ra chất có màu nâu.

Để hạn chế thì 1 là sử dụng các phụ gia chống ô xy hóa, 2 là dùng chất ức chế polyphenol oxidase, 3 là sử dụng màng khí quyển điều chỉnh (MA) để cô lập với ô xy

Ascorbic acid (Vitamin C) là 1 chất rất dễ bị ô xy hóa nên thường được sử dụng như một phụ gia chống ô xy hóa (quá trình ô xy hóa sẽ chuyển qua tấn công ascorbic acid)

Có thể trong xát chanh vào để bổ sung ascorbic acid nhưng acid chính trong chanh là citric acid.
 
Câu 1: do ánh sang đỏ có năng lượng cao hơn<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /><o:p></o:p>
Câu 2: theo mình thì trời tối cường độ thoát hơi nước giảm ( do nhiệt độ thấp) dẫn đến các thể gối ở cuống lá hay gốc lá chét bị thiếu nước không phồng lên được gây nên hiện tựơng cụp lá.<o:p></o:p>
Câu 3: Thế nước là số lít nước trên 100g chất tan (hông biết có nhớ đúng không :p). Mà ở lá lượng chất tan rất cao do: hoạt động quang hợp à chất hữu cơ; là nơi tích trữ các ion, các nguyên liệu quang hợp; và hơi nước luôn thoát ra liên tục ở bề mặt lá (nhưng các chất tan thì không thoát ra) => thế nước ở lá thấp hơn ở rễ <o:p></o:p>
Câu 5: do ít lá (như bạn Lan nói), và do lúc này trong thân cây còn rất ít nước (độ đâm đặc của chất nguyên sinh cao) => lực liên kết giữa các phân tử, các tế bào mạnh nên thân cây dẻo dai hơn nên khó đổ<o:p></o:p>
Câu 6: bạn chia trường hợp ra và dựa trên tính chất của các loại cây và trả lời<o:p></o:p>
Câu 7: do dưa chuột có lượng nước trong cơ thể lớn, dựa vào các tính chất của nước (nhiệt dung cao, thoát hơi nước…) => nhiệt độ thấp hơn mội trường 1 – 2<o:p></o:p>
Góp một chút ý kiến, có sai mong thứ lỗi !:)
 
Câu 1: Tia đỏ
Tia đỏ có bước sóng dài nên năng lượng thấp hơn so với tia xanh tím có bước sóng ngắn. (năng lượng của photon)
Thực tế, mỗi photon đều có khả năng kích thích 1 phân tử diệp lục, dù photon đó năng lượng thấp hay cao. Photon mang năng lượng cao thì 1 phần năng lượng dùng để kích thích phân tử diệp lục, phần còn lại chuyển thành bức xạ (vô ích).
Cùng 1 cường độ ánh sáng, do tia đỏ có năng lượng thấp nên số lượng photon sẽ nhiều hơn so với tia xanh tím, do đó số phân tử diệp lục được kích thích sẽ nhiều hơn >> hiệu suất cao hơn.
Theo mình hiểu thì là như vậy.
 
Câu 2: Có thể đây là phương phấp chống lạnh ở 1 số loài thực vật do về đêm thì nhiệt độ giảm.
Câu 3: do lá là nơi tổng hợp chất hữu cơ + hiện tượng thoát hơi nước.
Nối thêm là thế nước ở môi trường lớn hơn thế nước trong rể, thế nước trong rễ lớn hơn thế nước ở lá >> nước vận chuyển 1 chiều từ môi trường vào rễ, từ rễ lên lá. (từ nơi có thế năng cao đến nơi có thế năng thấp).
Câu 4: bề mặt miếng táo thâm lại do vi sinh vật, bôi 1 lớp nước chanh lên là để sát trùng.
Mới biết có thế :mrgreen:
 
Câu 7: Do cấu tạo của quả dưa chuột, nhiều nước, nước luôn bốc hơi qua bề mặt quả dưa ==>> Thấp hơn nhiệt độ mt 1 - 2 độ C
 
Trong câu 3, em nên nghĩ đến việc vận chuyển nước cũng như muối khoáng trong thực vật.
Ở lá là cơ quan thoát hơi nước quan trọng nhất và sự thoát hơi nước này cũng đóng vai trò quan trọng trong sự dẫn nước đấy. Em có thể liên hệ sự thoát hơi nước, sự dẫn nước trong cây và sự chênh lệch về áp suất trượng ở lá và rễ.
ở câu 6 thì ánh sáng đỏ hoặc sử dụng tia hồng ngoại (đỏ xa) nhằm kích thích ra hoa hay ức chế ra hoa thì phụ thuộc vào loài cây ấy ( cây ngày ngắn hay cây ngày dài). CNN khi thời gian chiếu sáng dài hơn thời gian tối sẽ ức chế ra hoa, và ta có thể xử lý bằng tia sáng đỏ vào đêm( phụ thuộc vào cây đó có thời gian T chiếu sáng là bao nhiêu nữa) vd như cây mía đường. Còn có thể xử lý ra hoa đối với cây ngày dài như cây thanh long chẳng hạn bằng cách tăng thời gian chiếu sáng của nó lên( cách áp dụng có hiệu quả trong sản xuất) hoặc có thể sử dụng tia sáng đỏ hay đỏ xa nhằm xử lý ra hoa trái vụ.
 
Câu 7: Do cấu tạo của quả dưa chuột, nhiều nước, nước luôn bốc hơi qua bề mặt quả dưa ==>> Thấp hơn nhiệt độ mt 1 - 2 độ C

Thản cho Lan hỏi, bạn nói nước luôn bốc hơi qua bề măt quả dưa sao, nếu thế thì một ngày nào đó nó sẽ héo rũ như hoa vậy à. Liệu nước lúc nào cũng bốc hơi, hay quả dưa chuột rất nhiều nước nên nó đủ khả năng là luôn bốc hơi và nuôi dưỡng. Tớ thấy không hợp lí lắm, nhờ bạn giải thích giùm
 
Em nghĩ câu 3 ta nói lá thóat hơi nước nên thế nước thấp, rễ hấp thụ nước là không chính xác lắm. Nói ngược lại thì đúng hơn.
Thế nước trong cây bao gồm tổng nhiều thế năng khác như thế năng trọng lực, thế năng ánh sáng... nên ta cần xét các thế năng tại vị trí lá và rễ.
 
Câu 1: Tia đỏ
Tia đỏ có bước sóng dài nên năng lượng thấp hơn so với tia xanh tím có bước sóng ngắn. (năng lượng của photon)
Thực tế, mỗi photon đều có khả năng kích thích 1 phân tử diệp lục, dù photon đó năng lượng thấp hay cao. Photon mang năng lượng cao thì 1 phần năng lượng dùng để kích thích phân tử diệp lục, phần còn lại chuyển thành bức xạ (vô ích).
Cùng 1 cường độ ánh sáng, do tia đỏ có năng lượng thấp nên số lượng photon sẽ nhiều hơn so với tia xanh tím, do đó số phân tử diệp lục được kích thích sẽ nhiều hơn >> hiệu suất cao hơn.
Theo mình hiểu thì là như vậy.

tia đỏ có bước sóng ngắn hơn tia xanh tím nên có năng lượng cao hơn tia xanh tím!
( năng lượng sóng phụ thuộc vào tần số dao động, mà tần số lại tỉ lệ nghịch với bước sóng:
bước sóng = vận tốc ánh sáng(c)/tần số(f)
vì vận tốc các tia đơn sắc bằng nhau và bằng vận tốc ánh sáng: 300000 km/s =const
=> ánh sáng có bước sóng càng lớn thì năng lượng càng thấp)
có nhiều thí nghiệm đơn giản để thấy ánh sáng đơn sắc màu đỏ có năng lượng cao hơn như:
* ánh sáng đơn sắc màu đỏ có năng lượng cao nhất trong ánh sáng nhìn thấy nên nếu chiếu một chùm ánh sáng trắng qua lăng kính(hoặc qua hai môi trường có độ chiết quang khác nhau) thì ánh sáng mầu đỏ bị bẻ cong ít nhất còn tia xanh tím bị bẻ góc lớn nhất
cường độ ánh sáng như nhau là cùng số photon. Theo em nghĩ thì không phải mỗi photon kích thích một phân tử diệp lục, còn năng lượng thừa chẳngn làm gì cả. đối với mỗi loại ánh sáng đơn sắc thì có một số photon nhất định để tổng hợp nên một phân tử glucozo. em nhớ không nhầm thì cứ 8 photon as đỏ sẽ tổng hợp nên một phân tử glucozo. để em xem lại sau nhé.
 
theo mình câu 1 giải thích như Long mới đúng. nếu em học Nguyễn Huệ thì sẽ đc học thầy Vụ và thầy sẽ giải thích là hiệu suất quang hợp ko phụ thuộc vào chất lượng phôton mà chỉ phụ thuộc số lượng phôtôn thôi. em học phaanf sinh lí thực vật thầy Công hay cô nào dạy vậy?
 
ở câu 4 mà giải thích như maays bạn ở trên thì liệu có giải thích đc câu nước rau muống luộc có màu xanh đậm sau khi vắt chanh thì lại có màu nhạt hơn hoặc thậm chí chuyển sang màu hơiư vang ko vậy?:hum:
 
Cảm ơn tất cả các bạn,mình nộp bài đấy lâu rồi may mà làm cũng gần giống như thế
 
ở câu 4 mà giải thích như maays bạn ở trên thì liệu có giải thích đc câu nước rau muống luộc có màu xanh đậm sau khi vắt chanh thì lại có màu nhạt hơn hoặc thậm chí chuyển sang màu hơiư vang ko vậy?:hum:
Sự biến màu đó cùng nguyên lý nhưng chất màu trong rau muống (hay đa phần các loại rau) là chlorophyll.

Thực vật có 4 nhóm chất mang màu chính là
Chlorophyll
Carotenoid
Anthocyanin
Flavonoid
 
tia đỏ có bước sóng ngắn hơn tia xanh tím nên có năng lượng cao hơn tia xanh tím!
( năng lượng sóng phụ thuộc vào tần số dao động, mà tần số lại tỉ lệ nghịch với bước sóng:
bước sóng = vận tốc ánh sáng(c)/tần số(f)
vì vận tốc các tia đơn sắc bằng nhau và bằng vận tốc ánh sáng: 300000 km/s =const
=> ánh sáng có bước sóng càng lớn thì năng lượng càng thấp)

Chỗ này hình như bạn Nhung bị nhầm: tia đỏ rõ ràng là có bước sóng dài hơn tia xanh tím => mức năng lượng của nó là thấp hơn tia xanh tím. Nhưng ở đây vẫn chưa hiểu là tại sao tia đỏ có năng lượng photon nhỏ hơn, nhưng trong quang hợp thì nó lại có lợi thế hơn?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top