Cách đọc chữ latin trong sinh học

fagaceae

Junior Member
Trong quá trình trao đổi, hội thoại về những thông tin sinh học dù bằng bất kỳ tiếng nước nào trên thế giới, nhiều lúc phải đọc tên các taxon thực vật, động vật bằng tiếng Latin. Phát âm không chuẩn xác cũng dễ gây hiểu lầm, có khi từ một loài cần quan tâm lại khiến người nghe hiểu đến một loài khác, thậm chí có khi họ không thể nhận ra được là loài gì mặc dù loài muốn nêu là rất quen thuộc. Do vậy, việc phát âm chuẩn xác tiếng Latin là một yêu cầu thiết thực đối với những ai quan tâm đến lĩnh vực phân loại học sinh vật. Nhằm góp phần giúp các bạn thực hiện mục đích vừa nêu, tôi xin giới thiệu cách phát âm tiếng Latin như sau:

I. Các nguyên âm

Hình thái chữ Tên gọi Phát âm Ví dụ
Viết hoa Viết thường
A a a a anatomia, aqua, camphora, tabella
E e ê ê cera, arteria, cerebrum, ceratus, cicade
I i i i iecur, labium. liber, digitalis, meninx
J i iôta i jodum, injectio, jus, jocur
O o ô ô collum, ovum, dosis, mono, hetero
U u u u anus, nervus, maximum, caecum
Y y ipxilon u (âm Pháp) oxygenium, larynx, hybridus

II. Các nguyên âm kép

Trong tiếng Latinh có 4 nguyên âm kép có cách phát âm riêng, nhưng nhiều trường hợp do thói quen người ta đã phát âm theo âm tiếng Pháp, điều này khiến người nghe hiểu nhầm qua một nguyên âm khác, từ đó có thể hiểu sai nghĩa thuật ngữ hoặc nhận định nhầm một taxon sinh vật.

1. Nguyên âm kép ae: phát âm như âm [e] trong tiếng Việt
Ví dụ: saepe (nhiều khi), aeger (ốm đau), aether (ete), aetheroleum (tinh dầu), aequalis (bằng), aequivalens (tương đương)...

2. Nguyên âm kép oe: phát âm như âm [ơ] trong tiếng Việt
Ví dụ: foetus (thai), oedema (bệnh phù), oenanthe (cây rau cần),...

3. Nguyên âm kép au: do thói quen theo âm Pháp, nhiều người phát âm này như âm [ô] tiếng Việt, khiến người nghe nhầm với nguyên âm o. Bởi vậy phải chú ý phát âm chuẩn và cách phát âm đúng cho âm này là như âm [au] trong tiếng Việt.
Vídụ: aurum (vàng kim), aureus (như vàng kim), auris (tai), auricula (tai nhỏ), aurantium (quả cam)...

4. Nguyên âm kép eu: phải được phát âm như âm [êu] trong tiếng Việt, nhưng do thói quen theo âm Pháp, nhiều người đã phát âm thành âm [ơ] khiến người nghe nhầm với nguyên âm kép oe
Ví dụ: euglena (Trùng mắt), eucalyptus (cây Bạch đàn), leucaena (cây Keo dậu), Melaleuca leucadendra (cây Tràm), leucaemia (bệnh bạch cầu), seu (hoặc)...
Lưu ý: aë, oë không phải là nguyên âm kép, khi phát âm phải tách thành 2 âm: aë: phát thành a - ê oë: phát thành ô – ê.

III. Các phụ âm

Hình thái chữ Tên gọi Phát âm Ví dụ
Viết hoa Viết thường
B b bê bờ bonus, borax, botanica, bufo
C c xê Cờ
xờ camphora, collum, corolla
caecum, cera, coena, cerebrum
D d đê đờ dosis, deformis, divisio, duodenum
F F epphơ phờ facies, fel, finis, flos, folium, functio
G g ghê gờ ganglion, gaster, gemma, giganteus
H h hát hờ herba, homo, hora, hybridus
K k ca cờ kaolinum, keratoma, kola
L l enlơ lờ labium, larynx, levis, liber, locus
M m emmơ mờ maximum, meninx, minimum, mutatio
N n ennơ nờ nasus, nervus, nomen, numero
P p pê pờ pancreas, penicillinum, pestis, porcus
Q q cu q(u): quờ quadruplex, quercus, quinque
R r errơ rờ radix, recipe, rosa, ruber
S s etxơ xơ,
dờ saccharum, semen, solutio
sinensis, plasma, dosis, mensa
T t tê tờ
xờ taenia, terra, tinctura, toxinum, tuber
solutio, natio, scientia
V v vê vờ vaccinia, variolla, vesper, virus
X x ichxơ kxờ
kdờ simplex, thorax, xanthomonas
exemplum, maxima
Z z dêta dờ zanthoxylum, zea, protozoa

IV. Các phụ âm kép
1. Những phụ âm kép phát ra một âm

1.1. Phụ âm kép ch: là phụ âm kép có nguồn gốc Hilạp (X, x: khi), nên phát âm theo âm Hilạp, như [kh] trong tiếng Việt.
Ví dụ: charta (giấy), character (tính chất), chemia (hóa học), chlorophyllum (diệp lục tố), cholera (bệnh tả), chromosoma (nhiễm sắc thể), arachis (cây lạc, đậu phụng)...

1.2. Phụ âm kép ph: cũng có nguồn gốc Hilạp (Φ,ф: phi), nên phát âm như âm [ph] trong tiếng Việt.
Ví dụ:
pharmacia (tiệm thuốc), pharmacologia (dược lý học), pharmacopola (người bán thuốc), pharynx (họng), phoenix (cây chà là), philosophia (triết học), calophyllum (cây mù u)...

1.3. Phụ âm kép rh: phát âm như âm [r] có rung lưỡi.
Ví dụ:
rheum (cây đại hoàng), rheumatismus (tê thấp), rhizoma (thân rễ), diarrhoea (bệnh tiêu chảy), rhodomyrtus (cây sim)...

1.4. Phụ âm kép th: là phụ âm kép có nguồn gốc Hilạp (Θ, θ: thêta), nên phát âm theo âm Hilạp, như âm [th] của tiếng Việt. Tuy nhiên, do thói quen phát âm tiếng Pháp nên nhiều người đã phát thành âm [t].
Ví dụ:
thea (cây Chè), theatrum (nhà hát), theophylinum (theophylin), anthera (bao phấn), thermometrum (nhiệt kế), thorax (lồng ngực, ức), thymus (tuyến ức)...

2. Phụ âm kép vừa phát ra 1 âm vừa phát ra 2 âm:
Đó là phụ âm kép sc, tùy thuộc nguyên âm theo sau mà có cách phát âm như sau: Phát thành 1 âm như âm trong tiếng Việt khi đứng trước các nguyên âm e, i, y, ae, eu, oe.
Ví du:
scelus (tội ác), scientia (kiến thức, khoa học), scyphus (cốc uống rượu).
Phát thành 2 âm [xk] khi đứng trước các nguyên âm o, u, au, aị, oị. Cần nhớ rằng khi phát âm trong trường hợp thứ hai này, âm s phát yếu và lướt nhanh để cho âm c thành âm chính.
Ví dụ:
sclera (củng mạc), scrotum (bìu), sculptura (nghệ thuật điêu khắc)...

3. Những phụ âm kép phát ra 2 âm, nhưng phụ âm sau mạnh và dài hơn.
Ví dụ:
agricultura (nông nghiệp), atrophia (sự teo), fabriqua (cấu trúc), chlorophylla (diệp lục tố), chromosoma (nhiễm sắc thể), pluvialis (thuộc nước mưa), pneumonia (bệnh viêm phổi), primus (thứ nhất), classis (lớp), crystallus (tinh thể), fractura (sự gãy xương), spora (bào tử), tabletta (thuốc phiến)...
ps là phụ âm kép có nguồn gốc Hilạp (Ψ, φ: pxi), được phát âm là [px], ví dụ như Pseudopoda (chân giả), Pseudoryx nghetinhensis (loài Sao la)...

4. Phụ âm ghép đặc biệt

Các phụ âm đơn "n" và "g" khi đi liền nhau cần được lưu ý rằng:

a. Khi chúng ghép thành "ng": tưởng như phụ âm kép, nhưng thật ra đây không phải là phụ âm kép, khi phát âm phải tách ra từng âm một, n cho âm tiết trước và g cho âm tiết sau.
Ví dụ:
lingua (ngôn ngữ) phát âm thành lin-gua
fungus (nấm) phát âm thành fun-gus
mangifera (cây xoài) phát âm thành man-gifera
unguentum (thuốc bôi dẽo) phát âm thành un-guentum...

b. Khi chúng ghép thành "gn": có hai trường hợp:
Đứng đầu từ: là một phụ âm kép
Ví dụ:
Gnetum (cây Dây gắm)
Đứng giữa từ: phát âm tách rời 2 phụ âm ra, phụ âm g cho âm tiết trước và phụ âm n cho âm tiết sau. Do thói quen phát âm tiếng Pháp nên nhiều người phát âm 2 phụ âm này như phụ âm kép nh trong tiếng Việt.
Ví dụ:
lignum (gỗ), lignosus (cứng như gỗ), magnesium (manhê)...

V. Những nguyên âm và phụ âm có cách phát âm cần lưu ý
Có một số nguyên âm và phụ âm có cách phát âm đặc biệt cần được lưu ý, thông thường do thói quen phát âm tiếng Việt và tiếng Pháp khiến một số người hay nhầm lẫn.

1. Nguyên âm i và j: tuy có cách viết khác nhau nhưng cả hai đều cùng một cách phát âm là . Do vậy có thể viết cách này hay cách khác nhưng vẫn đồng nhất cách đọc.
Ví dụ:
iod có thể viết iodum hay jodum
Tương tự như thế, chữ j trong các từ sau đây đều được phát âm là :
jecur (gan), jecuroleum (dầu gan), jecuroleum jecuris aselli (dầu gan cá thu), jus (nước ép), injectio (thuốc tiêm)...

2. Nguyên âm y: là một nguyên âm gốc Hilạp (Y, u: ipxilon) được Latinh hóa, phải phát âm như nguyên âm u trong tiếng Pháp, nhưng có lẽ do thói quen và cũng có thể do để dễ phát âm hơn mà người ta đã phát âm trại thành [i[.
Ví dụ:
Tất cả các nguyên âm y trong các từ sau đây đều phải được phát âm chuẩn như âm của tiếng Pháp: larynx (thực quản), hybridus (lai tạo), glycogenum (glycogen), hydroxidum (hidroxit), hydragyrum (thủy ngân)...

3. Phụ âm c: có hai cách phát âm khác nhau:
a. Phát âm như âm [k] tiếng Việt khi nó đứng trước các nguyên âm a, o, u.
Ví dụ:
calyx (đài hoa), camphora (long não), collum (cổ), cor (tim), cubitus (khuỷu tay), collenchyma (mô dày)...
b.Phát âm như âm [x] tiếng Việt khi nó đứng trước các nguyên âm i, e, y, ae, oe
Ví dụ:
centum (một trăm), cerebrum (não), ceratus (có sáp), citratus (mùi chanh), cicade (ve sầu), cyathium (cái chén), cyathiformis (dạng chén), caecum (manh tràng), coena (bữa ăn chiều)...

4. Phụ âm g: phát âm như âm [gh] tiếng Việt trong mọi trường hợp. Tuy nhiên cũng có người quen phát âm như âm [j] của tiếng Pháp với 1 số trường hợp.
Ví dụ:
ganglion (hạch), geminatus (sinh đôi), gemma (chồi, búp), glycogenium (glycogen), digitalis (cây Dương địa hoàng)...

5. Phụ âm q: không đi một mình, muốn phát âm được nó phải đi kèm với nguyên âm u tạo thành phụ âm đặc biệt và được phát âm như âm [qu] trong tiếng Việt.
Ví dụ:
aqua (nước), quercus (cây sồi), quisqualis (cây sử quân tử)...

6. Phụ âm r: khi phát âm phải rung lưỡi.
Ví dụ:
ren (thận), resina (nhựa), rosa (hoa hồng), ruber (màu đỏ), spora (bào tử)...

7. Phụ âm s: có hai cách phát âm:
a. Phát âm như [dờ] tiếng Việt khi nó bị kẹp giữa hai nguyên âm hoặc giữa một nguyên âm và phụ âm m hay n
Ví dụ:
plasma (huyết tương), gargarisma (thuốc súc miệng), sinensis (ở Trung quốc), tonkinensis (ở Bắc bộ), dosis (liều lượng), resina (nhựa)...
b. Phát âm như âm [x] tiếng Việt đối với những trường hợp còn lại.
Ví dụ:
saepe (nhiều khi), saccharum (mía), simplex (giản đơn), spora (bào tử), stigma (nuốm nhụy), suber (chất bần, sube), syrupus (xiro), semen (hạt), sucrosum (đường)...

8. Phụ âm t: có hai cách phát âm:
a. Phát âm như âm [x] tiếng Việt khi nó đứng trước nguyên âm i mà sau nguyên âm i lại có thêm một nguyên âm khác nữa.
Ví dụ:
natio (quốc gia), copulatio (sự giao hợp), dehiscentia (sự nứt nẻ), factitius (nhân tạo), aurantium (quả cam)...
b. Phát âm như âm [t] của tiếng Việt khi kết cấu như trên nhưng có thêm một trong 3 phụ âm s, t, x đi liền trước phụ âm t
Ví dụ:
ustio (sự đốt cháy), mixtio (sự trộn lẫn), poinsettia (cây Trạng nguyên)...
c. Những trường hợp còn lại đều được phát âm như âm [t] tiếng Việt.
Ví du:
asteria (động mạch), costa (xương sườn), stomata (khí khổng), taenia (sán dây), tunica (áo)...

9. Phụ âm x: có hai cách phát âm:
a. Phát âm [kz]khi nó bị kẹp giữa hai nguyên âm.
Ví dụ:
exemplar (bản), exemplum (ví dụ), maximum (cực đại), maxilla (hàm trên)...
b. Phát âm [kx] ở những trường hợp còn lại.
Ví dụ:
radix (rễ), meninx (màng não), extractum (cao)...

10. Phụ âm z: là một phụ âm có nguồn gốc Hilạp (Z, ζ : zêta), ngoài ra trong tiếng Latinh nhiều lúc cũng tồn tại một số thuật ngữ có nguồn gốc tiếng Đức.
Trong mỗi trường hợp đều có cách phát âm riêng.
a. Nếu nguồn gốc tiếng Hilạp thì được phát âm [z]
Ví dụ:
zea (cây ngô), rhizoma (thân rễ), rhizobium (nấm rễ)...
b. Nếu nguồn gốc tiếng Đức thì phát âm [tx]
Ví dụ: zincum (kẽm).

11. Phụ âm w: Trong bộ mẫu chữ cái tiếng Latinh không có phụ âm w, nhưng do yêu cầu xây dựng những thuật ngữ khoa học người ta đã đưa thêm nó vào. Cách phát âm tùy thuộc nguồn gốc thuật ngữ có chứa phụ âm w.
a. Nếu nguồn gốc tiếng Đức thì phát âm như âm [v] tiếng Việt.
b. Nếu nguồn gốc tiếng Anh, Mỹ thì phát âm như âm [w] của tiếng Anh.:mrgreen::mrgreen::mrgreen:
 
Cảm ơn fagaceae về bài này!! Tớ vẫn có mấy chỗ này hơi thắc mắc, faga mà trả lời hộ luôn thì tốt quá (chả biết xưng hô thế nào, mọi người thông cảm)

1.1. Phụ âm kép ch: là phụ âm kép có nguồn gốc Hilạp (X, x: khi), nên phát âm theo âm Hilạp, như [kh] trong tiếng Việt.
Ví dụ: charta (giấy), character (tính chất), chemia (hóa học), chlorophyllum (diệp lục tố), cholera (bệnh tả), chromosoma (nhiễm sắc thể), arachis (cây lạc, đậu phụng)...

Tớ hay đọc ch là [c] hay [k] (cờ) chứ không đọc là [kh] (khờ) . Vài ví dụ của faga mà VN hóa thì tớ đọc thế này: Ca-rách-tờ, Kê-mi, Co-le-ra, Cờ-rô-mô-dzôm :mrgreen: . Tiếng Anh và tiếng Đức đều đọc thế nên tớ không hiểu là tiếng Latin cũng đọc là "cờ" hay phải đọc là "khờ" mới đúng

2. Nguyên âm y: là một nguyên âm gốc Hilạp (Y, u: ipxilon) được Latinh hóa, phải phát âm như nguyên âm u trong tiếng Pháp, nhưng có lẽ do thói quen và cũng có thể do để dễ phát âm hơn mà người ta đã phát âm trại thành [i[.
Ví dụ:
Tất cả các nguyên âm y trong các từ sau đây đều phải được phát âm chuẩn như âm của tiếng Pháp: larynx (thực quản), hybridus (lai tạo), glycogenum (glycogen), hydroxidum (hidroxit), hydragyrum (thủy ngân)...


Tớ hay đọc chữ y này như âm [uy] (chữ Y của tiếng Đức cũng đọc là uýp-xi-lon chứ không phải ipxilon): Huy-đrô, Huy-đrát, Gluy-cô...

8. Phụ âm t: có hai cách phát âm:
a. Phát âm như âm [x] tiếng Việt khi nó đứng trước nguyên âm i mà sau nguyên âm i lại có thêm một nguyên âm khác nữa.
Ví dụ:
natio (quốc gia), copulatio (sự giao hợp), dehiscentia (sự nứt nẻ), factitius (nhân tạo), aurantium (quả cam)...

Chữ này có lẽ giống âm hơn chứ? Tớ thấy có nhiều người Việt mình mắc lỗi âm này: cô-pu-lây-sừn (chứ ai đọc là côpu lây xừn bao giờ), nây-sừn chứ không phải nây xừn (hơ, viết tiếng Việt nghe buồn cười thế nhỉ?:lol:)

9. Phụ âm x: có hai cách phát âm:
a. Phát âm [kz]khi nó bị kẹp giữa hai nguyên âm.
Ví dụ:
exemplar (bản), exemplum (ví dụ), maximum (cực đại), maxilla (hàm trên)...
b. Phát âm [kx] ở những trường hợp còn lại.
Ví dụ:
radix (rễ), meninx (màng não), extractum (cao)...

chỗ này đọc là [x] chứ nhỉ?

Mấy chữ này là tớ hay nghe bọn Đức bên này nó đọc, cũng không biết chắc chắn có đúng không, hay là tiếng Latinh fải đọc khác đi 1 tý?
 
Mấy chữ này là tớ hay nghe bọn Đức bên này nó đọc, cũng không biết chắc chắn có đúng không, hay là tiếng Latinh fải đọc khác đi 1 tý?

"Bọn" Đức người ta đọc thế là quen miệng :mrgreen:. Đọc kiểu như bạn Hiền thì đúng tiếng Đức mà chưa chắc đã đúng với tiếng Latin đâu. Mà nhìn chung thì "bọn" nào cũng thế, vì chẳng ai biết đọc tiếng Latin cho ra hồn nên cứ theo thói quen mà đọc. Chưa kể là nhiều người sẵn sàng phớt lờ cách đọc Latin để đọc theo tiếng của mình cho dễ.
Ví dụ điển hình: Vi khuẩn Escherichia coli, viết tắt là "E. coli", người Việt đọc theo kiểu Pháp là "ơ cô li", còn người Anh thì đọc là "i câu lai". Chi người "Homo" thì người Pháp có khi đọc là "ô mô", còn người Anh cứ phang "hâu mâu" tỉnh bơ. Chẳng ai tìm hiểu nên đọc kiểu gì cho đúng tiếng Latin.

Đây là lần đầu tiên tôi được đọc một bài chỉ dẫn đọc tiếng Latin tử tế, còn tất cả mọi người tôi được gặp thì đều phải ghi ra tên Latin khi họ nhắc tới lần đầu (trừ những chữ quá quen thuộc như "Homo sapiens", "Arabidopsis", hay "E. coli", v.v...).
 
"Bọn" Đức người ta đọc thế là quen miệng :mrgreen:. Đọc kiểu như bạn Hiền thì đúng tiếng Đức mà chưa chắc đã đúng với tiếng Latin đâu. Mà nhìn chung thì "bọn" nào cũng thế, vì chẳng ai biết đọc tiếng Latin cho ra hồn nên cứ theo thói quen mà đọc. Chưa kể là nhiều người sẵn sàng phớt lờ cách đọc Latin để đọc theo tiếng của mình cho dễ.
Ví dụ điển hình: Vi khuẩn Escherichia coli, viết tắt là "E. coli", người Việt đọc theo kiểu Pháp là "ơ cô li", còn người Anh thì đọc là "i câu lai". Chi người "Homo" thì người Pháp có khi đọc là "ô mô", còn người Anh cứ phang "hâu mâu" tỉnh bơ. Chẳng ai tìm hiểu nên đọc kiểu gì cho đúng tiếng Latin.

Đây là lần đầu tiên tôi được đọc một bài chỉ dẫn đọc tiếng Latin tử tế, còn tất cả mọi người tôi được gặp thì đều phải ghi ra tên Latin khi họ nhắc tới lần đầu (trừ những chữ quá quen thuộc như "Homo sapiens", "Arabidopsis", hay "E. coli", v.v...).

Lăn tăn mấy cái này làm gì cho mệt. Giao tiếp thì miễn sao nói họ hiểu là được. Khối ông GS lên nature ầm ầm mà nói vẫn sai đầy ra thôi. Chẳng sao cả, miễn là trong đầu có cái gì. Ví như Việt Nam có ông đăng vài chục bài nature trong một lĩnh vực thì có nói tiếng Việt Tây nó cũng phải cố đến mà nghe. Còn hơn khối thằng tiếng Anh nói đúng nói chuẩn như gió mà cho tiền vé máy bay, ăn ở Tây nó cũng chả thèm sang dạy cho.
Chơi thân với em Hy Lạp rất xinh mà thấy em nói các chữ Latin cũng như mình nói, nghi ngờ không biết em ý nói sai hay mình nói chuẩn :)).
character thì mình hay đọc là ke-ríc-tờ

Thôi lại nói lung tung nữa rồi. Có gì mọi người bỏ quá cho.
 
Anh chị cho em hỏi xíu với ạ
Em thấy latinh khó học quá,đọc đã khó rùi nhớ còn khó hơn
E thấy tên latinh của các loài vi sinh hay thực vật dược lằng nhằng khó học quá
Vậy anh chị nào có kinh nghiệm hay mẹo gì để nhớ được chúng thì giúp em với ạ
Em xin cảm ơn mọi người nhiều!!!
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top