Khu công nghiệp sinh thái

Bùi Hoàng Thái

Senior Member
1. Giới thiệu chung

1.1. Mở đầu

Khu công nghiệp (KCN) đóng một vai trò vô cùng quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển ở châu á. Hiện nay, ấn Độ có khoảng hơn 1000 KCN; Trung Quốc có hơn 600 KCN, 32 đặc khu kinh tế và 51 khu công nghệ cao (KCNC); Inđônêxia có 148 KCN; Malayxia có 311 KCN; Philippine có 77 KCN; Thái Lan có 29 KCN; Việt Nam có 100 KCN (tính đến tháng 03/2004).

Các KCN phát triển nhanh chóng đem lại lợi ích về kinh tế rất lớn cho các quốc gia. Tuy nhiên, sự tập trung công nghiệp trong một khu vực nhất định càng làm tăng thêm các tác động xấu vốn có cửa công nghiệp tới môi trường. Các quốc gia đều nhận ra rằng cái giá phải trả cho vấn đề môi trường của sự phát triển này là rất lớn. Người ta đã đặt ra câu hỏi: Liệu có nên tiếp tục phát triển mô hình KCN và nếu phát triển tiếp tục thì mô hình này sẽ phải thay đổi như thế nào?
Năm 1992, Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và phát triển họp tại Rio de Janeiro, Braxin, đã khẳng định quyền lợi của con người, bảo vệ sự toàn vẹn của hệ thống môi trường và phát triển bền vững. Đây là một mốc lịch sử quan trọng mà từ đó các nghiên cứu một cách hệ thống về phát triển bền vững trong mọi lĩnh vực công nghiệp, kinh tế, quy hoạch, được hoàn thiện và ứng dụng rộng khắp.

Khái niệm KCN sinh thái (KCNST) bắt đầu được phát triển từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20 trên cơ sở của Sinh thái học công nghiệp (STHCN): Hệ công nghiệp không phải là các thực thể riêng rẽ mà là một tổng thể các hệ thống liên quan giống như hệ sinh thái; STHCN tìm cách loại trừ khái niệm “chất thải” trong sản xuất công nghiệp. Mục tiêu cơ bản của nó là tăng cường hiệu quả của hoạt động công nghiệp và cải thiện môi trường: giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo, giảm thiểu các tác động xấu môi trường, duy trì hệ sinh thái tự nhiên của khu vực, . KCN Kalundborg, Đan Mạch được coi là KCN điển hình đầu tiên trên thế giới ứng dụng Cộng sinh công nghiệp, một trong những nghiên cứu của STHCN, vào việc phát triển một hệ thống trao đổi năng lượng và nguyên vật liệu giữa các công ty từ năm 1972. Trong vòng 15 năm (từ 1982-1997), lượng tiêu thụ tài nguyên của KCN này giảm được 19.000 tấn dầu, 30.000 tấn than, 600.000 m3 nước, và giảm 130.000 tấn cácbon dioxide thải ra. Theo thống kê năm 2001, các công ty trong KCN này thu được 160 triệu USD lợi nhuận trên tổng đầu tư 75 triệu USD. Mô hình hoạt động KCN này là cơ sở quan trọng để hình thành hệ thống lý luận STHCN và các KCNST trên thế giới.

Hiện nay trên thế giới có khoảng 30 KCNST, phần lớn nằm ở nước Mỹ và châu Âu. Tại châu á, mạng lưới công nghiệp sinh thái với một số các KCNST đã được thành lập và phát triển ở Nhật Bản, Trung Quốc, ấn Độ và một số nước khác.

Với sự nghiên cứu ngày càng sâu về STHCN và các lĩnh vực liên quan khác, với các tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ, KCNST đã trở thành một mô hình mới cho phát triển công nghiệp, kinh tế và xã hội phù hợp với tiến trình phát triển bền vững toàn cầu.

Công nghiệp hóa nhanh chóng và bền vững là yêu cầu đặt ra đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Từ khi KCN đầu tiên được thành lập năm 1991 đến nay, các KCN ở Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành công nhưng cũng đang gây ra không ít các ảnh hưởng môi trường và xã hội. Định hướng phát triển công nghiệp theo STHCN và xây dựng mô hình KCN mới - KCNST là một việc làm không thể chậm trễ. Trong năm 2002 và 2003, Bộ công nghiệp Việt Nam (MOI) đã kết hợp với Hiệp hội môi trường Mỹ-Châu á (US-AEP) và Ban quản lý các KCN Thái Lan (IEAT) tiến hành các hội thảo, các khóa đào tạo, tham quan học tập, về phát triển công nghiệp sinh thái và dự định sẽ áp dụng Kế hoạch quản lý môi trường sinh thái công nghiệp vào một số KCN ở Việt Nam.

Cuốn sách này nhằm cung cấp những khái niệm cơ bản nhất về KCNST và các chỉ dẫn cũng như nguyên tắc cơ bản để xây dựng và phát triển KCNST ở Việt Nam.
 

Attachments

  • KCNST-1.Gioi thieu chung.pdf
    2 MB · Views: 413

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top