Tìm nơi chữa bệnh.

Lê Văn Thản

Senior Member
Em bị cái bệnh gọi là "loạn năng thái dương hàm" nên dạo này ốm yếu quá, đi khám ông bác sĩ nha khoa thì ông ấy bảo phải nắn chỉnh răng mất hơn 15 triệu, thấy mà xót tiền.
Không biết trong diễn đàn mình có ai đã từng mắc bệnh này hay biết địa chỉ chữa trị tin cậy thì giúp em với. Cám ơn nhiều. :please:
 
Biểu hiện và cách điều trị loạn năng thái dương hàm

Vừa lên net search tìm được đoạn này, xem giúp được gì không ?
Biểu hiện của căn bệnh loạn năng thái dương hàm này thường không rõ ràng, thoáng qua, thậm chí có người tự nhiên khỏi, chính vì thế hầu hết mọi người không mấy quan tâm. Đây là căn bệnh tuy không gây tử vong nhưng nếu phát hiện chậm sẽ rất khó điều trị và gây ra nhưng khó chịu, mệt mỏi cho cơ thể.

Dấu hiệu của bệnh

Bệnh nhân bị loạn năng thái dương hàm cảm thấy rất khó khi ăn nhai, há miệng đau, các cơ nhai co thắt. Các biểu hiện ở khớp nhai là bệnh nhân há miệng cảm thấy lục cục bên trong khớp. Triệu chứng này rất nhiều người hay gặp. Hoặc bệnh nhân cũng có thể có cảm giác đau ở khớp hàm, hay há miệng không được thoải mái chính là những dấu hiệu rất hay gặp ở bộ máy nhai.

Biểu hiện bệnh có thể xuất hiện ở bộ máy nhai, biểu hiện trên các cơ nhai, trên các khớp thái dương hàm, ở răng, xương hàm răng hay biểu hiện ở cổ, mặt.

Biểu hiện ở cơ nhai

Dấu hiệu thường gặp nhất là bệnh nhân thấy đau tại cơ nhai, ở cơ thái dương vùng mặt có cảm giác khó chịu, căng mỏi. Đau có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau có thể đau ở tại cơ, có thể đau sau quá trình nhai nhiều hay ăn thức ăn cứng, dai đau sẽ xuất hiện. Bên cạnh dấu hiệu đau, vì đau dẫn đến co thắt cơ làm cho há miệng hạn chế
Phì đại cơ

Nguyên nhân do cơ nhai hoạt động kéo dài liên tục. Đặc điểm của phì đại cơ làm cho khuôn mặt không đều, một bên phình to, một bên bình thường làm cho khuôn mặt mất cân đối. Những người đó chắc hẳn đang có hiện tượng nhai lệch.

Biểu hiện tại khớp

- Hay gặp nhất đó là đau khớp hàm đặc biệt khi nhai có thể đau.

- Một biểu hiện nữa cũng hay gặp đó là tiếng kêu khớp, có thể há miệng kêu tiếng lốc cốc, lốc cốc. Nhẹ thì có thể bệnh nhân cảm nhận được nhưng nặng thì người bên cạnh cũng có thể nghe thấy. Khi có tiếng kêu thì tổn thương của bệnh đã đi vào khớp và lúc đó thì tương đối khó để điều trị, do vậy nên phát hiện bệnh sớm để có thể có phương pháp điều trị một cách tốt nhất. Há miệng hạn chế cũng là một biểu hiện, do tổn thương tại khớp làm cho vận động của khớp không được tốt nên giới hạn há miệng.

- Giãn khớp: Miệng há bình thường có thể đút lọt ba ngón tay qua miệng, đó là biên độ bình thường. Nhưng những người giãn khớp có thể đút lọt cả bàn tay vào miệng những người như vậy đã bị giãn khớp thái dương hàm dễ chuyển sang giai đoạn tiếp theo là trật khớp thái dương hàm. Sau trật khớp hàm bệnh sẽ chuyển giai đoạn nặng nề hơn như là dính khớp, các đầu khớp bắt đầu thoái hoá có hiện tượng dính giữa đĩa khớp với các đầu xương, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến thủng đĩa khớp. Khi đã thủng đĩa khớp mà bệnh nhân vẫn không biết và cũng không để ý điều trị thì có thể dẫn đến hiện tượng phá huỷ đầu xương, làm xơ cứng khớp khiến bệnh nhân không thể há miệng được.

Để tránh nguy hiểm, chúng ta nên theo dõi và để ý tất cả các biểu hiện bệnh. Người bệnh nên đi khám kịp thời khi có các triệu chứng nêu trên, đặc biệt khi bệnh mới chỉ có dấu hiệu ở cơ nhai, như mỏi hàm, há miệng không được thoải mái... để được điều trị kịp thời.

Loạn năng khớp thái dương hàm có triệu chứng rất đa dạng, nếu bác sĩ phát hiện ra những triệu chứng này có thể hướng đến chẩn đoán lâm sàng. Tuy nhiên, thường việc dựa trên kết quả lâm sàng có thể bỏ sót các bệnh lý khác. Điều này cho thấy cần phải thực hiện các bước khám một cách hệ thống và đầy đủ, lặp đi, lặp lại khi nghi ngờ. Bác sĩ cần nắm vững các bệnh lý vùng đầu, mặt, cổ và các bệnh toàn thân liên quan, khi cần sẵn sàng tham khảo ý kiến của các chuyên khoa khác, không ngại đưa ra các chẩn đoán phân biệt.

Các biện pháp khám lâm sàng như khám thần kinh, tai mũi họng và khám toàn thân là rất cần thiết. Khám lâm sàng nhằm chẩn đoán cho đúng vì như đã nêu ở trên, bệnh loạn cơ thái dương hàm ảnh hưởng đến nhiều các cơ quan khác trong cơ thể, và ngược lại các cơ quan trong cơ thể cũng ảnh hưởng đến bộ máy nhai. Giữa bộ máy nhai và toàn cơ thể có một sự thống nhất, do vậy phải tìm ra căn nguyên để chữa bệnh tận gốc của bệnh.

Cách điều trị

Căn bệnh này không khó chữa, nhưng do người Việt Nam hay chủ quan với nó nên khi đến viện đã ở mức nặng. Để điều trị bệnh loạn cơ thái dương hàm, bác sĩ vừa tiến hành điều trị triệu chứng, vừa phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Việc điều trị có thể gồm hai loại, điều trị không can thiệp thực thể và thực hiện các can thiệp trên bộ răng và hệ thống nhai.

Điều trị không can thiệp thực thể như các biện pháp dùng thuốc kháng viêm, giảm đau, tâm lý trị liệu như xoa nắn, chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng, tập vận động hàm dưới, đeo máng nhai...

Còn nếu phải can thiệp trên bộ răng và hệ thống nhai có nhiều biện pháp khác tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn như mài điều chỉnh khớp cắn, nhổ răng, phục hình, phẫu thuật…

Thời gian điều trị bệnh lý này cũng phụ thuộc vào từng bệnh nhân, tuỳ thuộc vào thời gian mắc bệnh. Nếu những người mắc bệnh, tính đến thời điểm khám và chữa dưới một tháng thì khả năng thành công gần như là 100%, còn thời gian mắc bệnh muộn hơn dưới 6 tháng thì tỷ lệ thành công khoảng 90%, trên 6 tháng thì khả năng thành công kém hơn khoảng 70 - 80%.

Nếu thời gian điều trị người bệnh đáp ứng tốt thì sau khoảng năm ngày, thậm chí sau khoảng 3 ngày gần như bệnh dứt hẳn không mắc lại. Nhưng cũng có những người điều trị kéo dài cả năm trời, thậm chí phải chung sống suốt đời với căn bệnh này. Tóm lại, nếu để càng lâu càng khó chữa, chi phí cao và hiệu quả thấp. Chính vì vậy tỷ lệ thành công nhiều hay ít phụ thuộc vào bệnh nhân phát hiện bệnh và đến khám, điều trị sớm.

Phòng bệnh

- Để phòng chánh bênh loạn năng thái dương hàm chúng ta cần thường xuyên khám để có thể được điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng.

- Cần trồng răng thay thế răng đã mất ngay sau khi mất răng.

- Tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày.

- Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.

- Trong chế độ ăn không nên ăn những thức ăn quá cứng, quá dai có thể ảnh hưởng đến bộ máy nhai để tránh khả năng mắc bệnh càng cao hơn.

Thuỳ Uyên

Theo VTV
Đi tư vấn chỗ khác nữa xem vẫn có nhiều cách điều trị đó chứ,chúc Thản sớm bình phục hen.
 
ôi ôi........Thản ơi, mình xin lỗi bồ nghen. mình tưởng bồ chị bị đau răng do sâu răng, ai ngờ lại nặng thế:sexy:. mình xin lỗi bồ nhiều lém:cry::cry::cry:
mình đọc phần tư vấn của anh ( chú) Đại mà thấy sợ quá, bồ đi khám người ta chỉ bảo cách là phẫu thuật à! khổ thân quá, bồ có ăn j cứng quá không ( hay ăn bimbim cho lém vào, nhai suốt một bên, khổ chưa.......:cry::hum:)
thui mình không giúp j được bồ cả, chỉ có thể bổ sung sinh lực về tinh thần cho bồ, nhưng mình cũng search thông tin cho bồ. ráng chịu khó điều trị nhé:bithuong:
 
ơ sao bài nè lại vào thùng rác nhỉ, lạ thiệt đó. quan trọng thế nè cơ mà. chắc các chú, các anh admin có lí do j đó, lí do j thì hỏi sau, cứu người đã:o
mình search cũng tìm đc một tẹo cái nè, bồ đọc đi. ở phần cuối là những nguyên nhân mình thấy cần thiết cho bồ đó.

Đau rối loạn chức năng khớp thái dương hàm

Đau loạn năng khớp thái dương hàm là gì?
Đau loạn năng khớp thái dương hàm là tình trạng đau có chu kỳ, co thắt cơ và mất cân bằng ở khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ được gọi là khớp thái dương hàm. Đây là khớp động duy nhất trong hệ thống sọ mặt, có vai trò quan trọng trong các hoạt động chức năng của hệ thống nhai.

Đau rối loạn chức năng khớp thái dương hàm
Đau loạn năng khớp thái dương hàm là gì?
Đau loạn năng khớp thái dương hàm là tình trạng đau có chu kỳ, co thắt cơ và mất cân bằng ở khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ được gọi là khớp thái dương hàm. Đây là khớp động duy nhất trong hệ thống sọ mặt, có vai trò quan trọng trong các hoạt động chức năng của hệ thống nhai.
Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này?
Bên trong khớp thái dương hàm có một đĩa sụn mỏng có tác dụng như một lớp đệm giữa hai xương được gọi là đĩa khớp. Khi đĩa khớp bị tổn thương, cân bằng trong khớp bị mất, có thể có biểu hiện đau từ nhẹ đến trầm trọng, đau đầu, ù tai, cứng cổ, co thắt cơ và tiếng kêu lụp cụp hay lạo xạo trong khớp.
Nguyên nhân dẫn đến những tổn thương ở khớp thái dương hàm có thể là do những rối loạn chức năng cắn khớp (tức là sự ăn khớp giữa răng hàm trên và răng hàm dưới) như sai khớp cắn, cắn khớp bị cản trở hay là những thói quen cận chức năng như siết chặt răng, nghiến răng, mút ngón tay, cắn bút, v.v.
Điều trị như thế nào?
Khi bạn gặp phải vấn đề đau và loạn năng khớp thái dương hàm thì việc đầu tiên là phải giảm nhẹ các triệu chứng bằng nhiều cách khác nhau ví dụ như sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm, thuốc thư giãn cơ, hay các biện pháp vật lý trị liệu như xoa bóp cơ, chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại và ăn thức ăn mềm để giảm đau. Tiếp đến là điều trị nguyên nhân, việc này cần có quá trình khám chẩn đoán tỉ mỉ chi tiết để xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra cách thức điều trị thích hợp.
• Nếu có vấn đề sai khớp cắn, cản trở cắn khớp thì trước hết phải mài chỉnh khớp cắn. Trong trường hợp do mất răng dẫn đến sai khớp cắn thì cần phải phục hình để duy trì khớp cắn ổn định. Trong một số sai khớp cắn do răng mọc chen chúc hay lệch lạc có thể phải áp dụng biện pháp chỉnh hình răng để tái tạo lại khớp cắn tối ưu.
• Nếu gặp vấn đề rối loạn cận chức năng như nghiến răng, siết chặt hàm thì cần phải làm máng nhai để giúp thư giãn cơ và loại bỏ thói quen cận chức năng này.
• Trường hợp có những thói quen không tốt ảnh hưởng đến khớp cắn cần có quyết tâm rèn luyện để thay đổi thói quen. Nếu là trẻ em có thể cần những khí cụ trợ giúp để loại bỏ thói quen không tốt.
Làm thế nào để dự phòng đau loạn năng khớp thái dương hàm?
• Răng mọc chen chúc, thưa hay lệch lạc làm sai khớp cắn là nguy cơ tiềm tàng đối với những rối loạn ở khớp thái dương hàm, vì thế cần có biện pháp chỉnh hình răng để tái tạo khớp cắn tối ưu.
• Trong trường hợp gặp phải vấn đề mất răng cần phải phục hình răng để giữ khớp cắn ổn định.
• Tránh những thói quen không tốt như mút ngón tay, cắn móng tay, cắn môi, cắn bút, v.v. Stress cũng là nguyên nhân dẫn đến những rối loạn cơ thần kinh như nghiến răng, siết chặt hàm nên cần phải tránh.

giờ bồ không ăn được j à, hay ăn nhưng khó hơn đúng không, thui chịu khó uống sữa đi vậy. thương bồ quá:cry::cry:
 
:cry: :cry: :cry: :cry: :cry:

Dạo này nó đang rơi vào thời kì phát bệnh hay sao mà đau dữ dội, đau lên cả đầu nữa.

Cám ơn anh Đại và Lan. Những cái đó em đọc cả rồi, định đi làm cái để đeo vào hai hàm răng rồi nhưng chưa có địa chỉ tin cậy thôi.

Đi khám ở hai bệnh viện lớn, đều cho kq khác nhau:
- Viện Việt Nam - Cu Ba: Lại gặp phải cái ông nha sĩ đã khám tại phòng riêng của ông ấy, vẫn là cách điều trị của ông ấy tức là phải nắn chỉnh răng, đeo máng nhai. Nhưng mà như thế thì xấu chết đi được, làm sao đeo nó nổi trong vòng 1 năm rưỡi.
- Viện răng hàm mặt trung ương: Ông bác sĩ bảo làm như thế là vớ vẩn nên cho thuốc uống 2 tháng rồi. Nhưng mà thuốc đâu có rẻ, mỗi lần mua hết tới hơn 5 trăm ngàn.

Em muốn hỏi có ai biết nơi nào chữa răng hàm mặt tin cậy thì mách em vơi.

:cry: :cry:
 
ui ui.............Thản ơi, đừng khóc nhiều dzu vậy, tui xót bồ lém....... khổ thân, nhà giàu quá phải tiêu bây giờ đó, tích vàng cho lém vào.......xin lỗi bồ tui đùa chút cho zui thui ( nổi danh là nghịch nhứt diễn đàn mà- mắng nhiều dùi nhưng không sợ hehe:mrgreen:)
cái khoản chữa răng thì tui chịu, vì tui ăn uống và giữ gìn sức khỏe lém:oops:, nên very strong:mrgreen:
bồ đã đến tận viện TW rùi thì còn chỗ nào ổn hơn đâu, thui tin người ta đi, làm nhanh làm gọn cho nó xong khỏi đau và tốn kém. thế bồ không muốn chúng ta thi đua để đi thi Y hay sao mà cứ đắn đo mãi. bồ muốn 15 triệu or 500 ngàn. bênh thì phải từ từ nó mới khỏi, vả lại bệnh của bồ nó cũng đâu có nhẹ.........cứ bình tĩnh. nhưng nếu mãi hổng được thì bồ đi chữa đông y đi, theo tui là vầy đó. không dính đến tiêm chọc thì tui tin đông y hơn, thiệt đó bồ tèo à
thui cố gắng nhé, tui thương bồ nhứt............:), don't cry, don't cry. bồ mà khóc nữa tui không thèm chơi với bồ nữa đâu, con trai j mà mít ướt hoài, :dapchet::dapchet::cool:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top