Tần số alen và chọn lọc tự nhiên

Định luật Hacdy Vanbec đúng cho NST giới tính.
Dù đã rất cố gắng nhưng em không thể chứng minh được quần thể cân bằng được đối với trường hợp gen trên nst giới tính, mong anh Hiển giúp giùm, ví dụ gen trên X không có alen trên Y, thì phương trình Hardy weiberg viết như thế nào?
Xin cảm ơn anh và các bạn.
 
Anh nêu ví dụ cho dễ hình dung

Ở người bệnh mù màu xanh- đỏ liên kết lặn với X. Đàn ông bình thường có KG XAY, đàn ông mù màu KG XaY. Phụ nữ bình thường KG XAXA, KG dị hợp XAXa, KG mù màu XaXa.

Vì A trội hoàn toàn so với a nên phụ nữ bình thường và phụ nữ dị hợp đều có kiểu hình không bị mù màu, nên khi quan sát kiểu hình ta không biết được người phụ nữ không bị mù màu đó có KG gì, do đó ta không dựa vào tần số kiểu hình ở phụ nữ để suy đoán về tần số alen. Ở đàn ông, do chỉ mang 1 alen hoặc A hoặc a nên tần số alen cũng đồng thời là tần số kiểu gen và tần số kiểu hình (Tần số alen = tần số KG = tần số kiểu hình). Điểm mấu chốt là ở đây, ta sẽ tính tần số alen ở đàn ông rồi suy ra sự phân bố tần số KG (cấu trúc di truyền) ở phụ nữ trong quần thể.

Trong quần thể người theo tính toán thấy có 10 % (tức là 0,1) đàn ông bị mù màu. Gọi p là tần số alen trội A, q là tần số alen lặn a. Như trên đã nói, tần số alen = tần số KH nên q = 0,1. Mặt khác, theo định luật Hardy -Weinberg thì p + q = 1 nên p = 0,9. Ta suy ra tần số kiểu gen ở phụ nữ p^2 XAXA = 0,81; 2pq XAXa = 0, 18 và q^2 XaXa = 0,01. Suy ra tần số KH phụ nữ không bị mù màu là 0,81 + 0,18 = 0,99, tần số kiểu hình phụ nữ mù màu là 0,01.

Điều này nghĩa là trong quần thể người, theo tính toán, phụ nữ ít có nguy cơ bị mù màu hơn so với nam giới ( 0,01 so với 0,1).

Cấu trúc di truyền của quần thể 0,9 XAY : 0,1 XaY : 0,81 XAXA: 0, 18 XAXa : 0,01 XaXa

Tổng quát ta có
p XAY : q XaY : p^2 XAXA : 2pq XAXa : q^2 XaXa
 
Trong SGK sinh 12 ban KHTN có viết:
Chọn lọc tự nhiên sẽ nhanh chóng đào thải những biến dị có hại và cố định những biến dị có lợi trong quần thể (cố định một alen nào đó trong quần thể được hiểu là tần số của alen đó bằng 1)
Mình không hiểu:nếu tần số alen đó = 1 tức là tất cả các các giao tử đều chứa alen đó vậy tức là CLTN sẽ làm tất cả các cá thể đều là thể đồng hợp chứa alen đó???
Mong các bạn giải thích giùm:please:


Hà hà, các em học sinh tranh luận ấm cúng quá, đáng khen. Về câu hỏi của khunhhung tôi có tí ngu í như sau nha:
1. Về nguyên lí, CLTN sẽ đào thải biến dị có hại và cố định dạng có lợi; tuy nhiên, đào thải (elimination) và cố định (fixation) là cả 1 quá trình, thường cần thời gian tiến hóa đủ dài tính bằng số thế hệ.
2. Khi một allele nào đó được cố định (fixed allele) trong quần thể thì tần số của nó bằng 1 (100% số giao tử mang allel đó). Quá trình cố định của biến dị có lợi gây ra bởi chọn lọc tự nhiên là quá trình mà ở đó tần số của allele có lợi tiệm tiến đến 1 và cuối cùng là bằng 1 (được cố định).
3. Khi một allele được cố định trong quần thể (tần số bằng 1) thì có nghĩa là các allele khác tai locus đang xét đã bị đào thải khỏi quần thể (tần số bằng 0). Trong xuốt thời gian mà quá trình cố định (hay quá trình đào thải) đang diễn ra thì trong quần thể có sự tồn tại đồng thời của nhiều allele khác nhau, tất nhiên với tần số khác nhau. Một hệ quả của sự cố định dạng biến dị có lợi là sự suy giảm đa dạng di truyền ở locus đang xét, tức tất cả mọi cá thể đều đồng hợp tại locus đó.

Di truyền quần thể là phần nhiều khái niệm trừu tượng, nên học sinh sẽ dễ dàng hiểu đúng vấn đề nếu người viết sách cố gắng đặt mình vào người bắt đàu tiếp cận khái niệm.

Tại sao chúng ta không thỉnh giáo ý kiến của thầy Bến là người hàng ngày hàng giờ giảng dạy sinh học phổ thông nhỉ? Ai làm ơn nhắn tin đề nghị thầy ý tham gia vào kiến thức cái nhỉ.
 
Anh nêu ví dụ cho dễ hình dung

Ở người bệnh mù màu xanh- đỏ liên kết lặn với X. Đàn ông bình thường có KG XAY, đàn ông mù màu KG XaY. Phụ nữ bình thường KG XAXA, KG dị hợp XAXa, KG mù màu XaXa.

Vì A trội hoàn toàn so với a nên phụ nữ bình thường và phụ nữ dị hợp đều có kiểu hình không bị mù màu, nên khi quan sát kiểu hình ta không biết được người phụ nữ không bị mù màu đó có KG gì, do đó ta không dựa vào tần số kiểu hình ở phụ nữ để suy đoán về tần số alen. Ở đàn ông, do chỉ mang 1 alen hoặc A hoặc a nên tần số alen cũng đồng thời là tần số kiểu gen và tần số kiểu hình (Tần số alen = tần số KG = tần số kiểu hình). Điểm mấu chốt là ở đây, ta sẽ tính tần số alen ở đàn ông rồi suy ra sự phân bố tần số KG (cấu trúc di truyền) ở phụ nữ trong quần thể.

Trong quần thể người theo tính toán thấy có 10 % (tức là 0,1) đàn ông bị mù màu. Gọi p là tần số alen trội A, q là tần số alen lặn a. Như trên đã nói, tần số alen = tần số KH nên q = 0,1. Mặt khác, theo định luật Hardy -Weinberg thì p + q = 1 nên p = 0,9. Ta suy ra tần số kiểu gen ở phụ nữ p^2 XAXA = 0,81; 2pq XAXa = 0, 18 và q^2 XaXa = 0,01. Suy ra tần số KH phụ nữ không bị mù màu là 0,81 + 0,18 = 0,99, tần số kiểu hình phụ nữ mù màu là 0,01.

Điều này nghĩa là trong quần thể người, theo tính toán, phụ nữ ít có nguy cơ bị mù màu hơn so với nam giới ( 0,01 so với 0,1).

Cấu trúc di truyền của quần thể 0,9 XAY : 0,1 XaY : 0,81 XAXA: 0, 18 XAXa : 0,01 XaXa

Tổng quát ta có
p XAY : q XaY : p^2 XAXA : 2pq XAXa : q^2 XaXa

Cám ơn bạn (đã Thanks):hoanho:,đúng vấn đề tui đang tìm hiểu.Cho tui hỏi chút,nếu cấu trúc DT của quần thể như zậy thì ở đây ta xét riêng tần số KG(tần số KH) của nam và nữ àh?Chứ nếu tính chung theo 1 kiểu bình thường như đối với gen trên NST thường (p2AA + 2pqAa + q2aa=1) thì 0,9 XAY : 0,1 XaY : 0,81 XAXA: 0, 18 XAXa : 0,01 XaXa khác 1(ở đây là bằng 2).Nếu xét riêng thì sao tần số alen p(A) và q(a) vẫn sử dụng chung cho cả 2 giới?Hình như trong chương trình thi ĐH không có phần này phải không bạn?Vì tui không thấy nó đc nói đến trong SGK sinh 12 cơ bản và sách Sinh 12 chương trình cũ :???:Xin lỗi bạn nếu tui có nói gì không đúng,và tui hỏi chỉ vì thắc mắc và không biết chứ không có ý gì khác.Rất cám ơn bạn về bài trên(y)
 
thanhphu TS alen Và CLTN
Thế theo anh Hiển Cấu trúc di truyền của QT Mà gen trên NST giới tính gen trên X có alen tưong ứng trên Y khi cân bằng viết thế nào?:mrgreen:
Nếu trường hợp bạn nói là gen trên X có alen tương ứng trên Y thì theo tui nghĩ không có gì khó,nó sẽ giống như trường hợp gen trên NST thường,vì khi đó ở nam và nữ đều có 1 cặp gen alen của gen đó.Lấy ví dụ gen đang xét có 2 alen (hoặc 3 thì tùy) là A và a là nằm trên phần tương đồng của 2 NST X và Y(gen trên X có alen tưong ứng trên Y),A là trội hoàn toàn so với a.Khi đó các cơ thể (không phân biệt nam nữ) đồng hợp về alen a sẽ mang KH lặn,các cơ thể (không phân biệt nam nữ) có KG đồng hợp trội AA hay dị hợp Aa sẽ có KH trội.Nếu gọi p và q lần lượt là tần số tương đối của các alen A và a thì ta có cấu trúc DT của quần thể người chứa gen đó là p2 AA + 2pq Aa + q2 aa =1 (theo Đl Hacdy-Vanbec).
Đó là ý kiến cá nhân tui,còn chủ quan và có thể thiếu chính xác,mong mọi người góp thêm ý kiến.Thanks ^^
To all : ai đã theo dõi chủ đề này,đã xem những thắc mắc của tui ở trên,nếu giải đáp đc xin post lên để tui và những bạn nào chưa hiểu tham khảo thêm.Xin cám ơn các bạn ^^.
 
trong công thức trên là tính riêng cho đực và cái còng tính chung cho cả quần thể thì chỉ cần chia 2 là xong. Quần thể ở trạng thái cân bằng sẽ có dạng là: Công thức của định luật Hardy – Wienberg áp dụng cho quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng, đối với một locut trên nhiễm sắc thể thường có hai alen là
clip_image002.gif

(trong đó p và q lần lượt là tần số các alen A và a)
Công thức này được viết thế nào trong trường hợp locut gen trên nhiễm sắc thể giới tính X (xét ở loài giới được là di giao tử XY, giới cái là XX và tỷ lệ đực cái là 1:1)
Đáp án
Đối với một locut trên nhiễm sắc thể X có hai alen sẽ có tất cả 5 kiểu gen là: XAXA, XAXa, XaXa, XAY, XaY.
Các cá thể cái có hai alen trên nhiễm sắc thể X và vì vậy khi chỉ xét trong phạm vi giới cái thì tần số các kiểu gen XAXA, XAXa, XaXa được tính giống như trường hợp các alen trên nhiễm sắc thể thường nghĩa là tần số các kiểu gen ở trạng thái cân bằng Hardy – Wienberg sẽ là p2XAXA + 2pq XAXa + q2 XaXa khi xét riêng trong phạm vi giới cái
Các cá thể đực chỉ có một alen trên nhiễm sắc thể X nên tần số các kiểu gen ở giới đực là: p XAY + q XaY khi xét riêng trong phạm vi giới đực.
Vì tỷ lệ đực cái bằng nhau, nên tỷ lệ các kiểu gen trên đây của mỗi giới sẽ giảm đi một nửa khi xét trong phạm vi toàn quần thể.
Vì vậy ở trạng thái cân bằng Hardy – Wienberg công thức các kiểu gen liên quan đến locut gen trên nhiễm sắc thể giới tính X gồm hai alen là:
 
Trong SGK sinh 12 ban KHTN có viết:
Chọn lọc tự nhiên sẽ nhanh chóng đào thải những biến dị có hại và cố định những biến dị có lợi trong quần thể (cố định một alen nào đó trong quần thể được hiểu là tần số của alen đó bằng 1)
Mình không hiểu:nếu tần số alen đó = 1 tức là tất cả các các giao tử đều chứa alen đó vậy tức là CLTN sẽ làm tất cả các cá thể đều là thể đồng hợp chứa alen đó???
Mong các bạn giải thích giùm:please:
Cần phải tác biệt hai khái niệm: Alen có lợi và biến dị có lợi. Một biến dị (kiểu hình khác bố mẹ) có lợi được quy định bởi một kiểu gen, gồm nhiều alen (ít nhất là 2 alen trong trường hợp 1 gen - 1 tính trạng). Giả sử trong một quần thể, kiểu hình hoa đỏ (Aa hoặc AA) là có lợi còn kiểu hình hoa trắng (aa) là có hại thì dưới tác động của CLTN, sau một số thế hệ quần thể chỉ còn kiểu hình hoa đỏ(Aa hoặc AA) tức là cố định biến dị có lợi nhưng vẫn ko cố định được alen có lợi là A. Do đó, câu này hoàn toàn đúng
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top