thực sự lục lạp mấy lớp màng ?

jackthepink29

Senior Member
Theo khiến thức bình thường thì lục lạp có 2 lớp màng đều có nguồn gốc từ vi khuẩn .
nãy đọc campbell&reece thì thấy nói lục lạp có 3 đến 4 lớp màng bao bọc , wiki cũng có như thế .
Nhưng khi giải thích cơ chế chỉ nó về màng trong và màng ngoài , tức là chỉ nói về 2 lớp màng trong cùng . Thực sự thì lục lạp có bao nhiêu lớp màng ? nếu 3-4 thì những lớp màng ngoài cùng có chức năng gì ?
Để vận chuyển qua một lớp màng các chất cần cho quang hợp cũng sẽ phải tốn năng lượng . Đằng này lại tới 3-4 lớp màng . Điều đó không phải quá rõ là một bất lợi cho tế bào ?
rối não quá , ai thông zùm phát đi
 
lục lạp có 3 hoặc 4 lớp màng là do sự nội cộng sinh lần thứ 2 hoặc 3, khi 1 tb nhân thực k có khả năng quang hợp nội cộng sinh vs tb tảo có lục lạp. tb nhân thực này không tiêu hóa lục lạp đó như mấy bào quan khác , do đó mà lục lạp có 2 màng cũ của nó, hoặc có thể có thêm màng sinh chất của tb tảo đó và màng các tb thực bào tùy theo, như vậy thành 3 or 4 lớp rồi
- thừa nhận vc nhiều lớp làm tiêu tốn time và năng lượng nhưng cũng tùy theo tính thấm của các màng đó, vd màng ngoài có tính thấm chọn lọc thấp hơn màng trong, 1 số chất có thể tự do qua màng ngoài mà k cần năng lượng.
- sự nội cộng sinh này là 1 phương án thích nghi của chúng. tb nhân thực từ k có khả năng quang hợp sẽ có khả năng tự dưỡng, còn tảo vd là sinh vật nhân sơ sẽ có khả năng như nhân thực, cái này tùy vào môi trường sống của chúng , vì đây là 1 số mà :v
- khi đi thi thì cứ cho nó là màng kép thôi :v không sẽ bị mất điểm :3
- klq nhưng thánh năm mấy mà cày camp dữ quá :v
 
10 sắp lên 11 bác ơi =))
Thấy cày campbell dị mà không đủ nữa , toàn phải lên wiki bổ sung thêm không à
 
E còn thắc mắc là tại sao lần cộng sinh 1 thì màng thực bào bị tiêu biến , còn màng thực bào ở lần cộng sinh 2,3 thì lại không(màng epiplastid) ?
 
E còn thắc mắc là tại sao lần cộng sinh 1 thì màng thực bào bị tiêu biến , còn màng thực bào ở lần cộng sinh 2,3 thì lại không(màng epiplastid) ?
em nghĩ là đáng lẽ ra cộng sinh làn 2, 3 sẽ cũng như lần 1 , vì nếu k tiêu hủy nó thì cái màng thực bào đó sẽ bị tiêu biến, lục lạp sẽ ở tbc
- nhưng lần 2, 3 lại không thì chắc do cơ chế nào đó. hoặc do mấy enzmye tiêu hủy trong tb thực bào không hoạt động :???::???::???:
 
đầu tiên là vi khuẩn lam cộng sinh, qua tiến hóa thì cái màng thực bào đó mất đi để tạo điều kiện biến đổi thành bào quan lục lạp, một số gen bị tiêu biến or chuyển vào nhân
- khi cộng sinh lần 2, lúc này đã hình thành lục lạp, nên nó tồn tại như vậy cùng với tb thôi, còn có thể màng tb của tb bị ăn đó mất đi để tạo đk cho việc vận chuyển chất
 
vs cả ở lần 2 để cho mấy enzim vs hoạt động của lục lạp diễn ra thì cần có môi trường và các gen của nó trong nhân và trong chất nền, giữ nguyên màng tạo đk phù hợp cho nó hoạt động
 
theo mình biết thì lớp màng thứ 3 trong hệ thống màng tilacoit là sự gấp nếp của màng sinh chất cx giống mezoxom
 
tại sao màng trong lại gấp nếp tạo thành thylakoid được nhỉ ?
chẳng phải tài liệu phổ thông cũng như tài liệu chuyên thường đề cập đến lớp màng kép lục lạp thường ghi là lục lạp có lớp màng kép trơn nhẵn , có phức hệ vận chuyển protein qua màng
nhưng mà hệ thống 3 lớp màng kể cả màng thylakoid chắc cũng không sai . Nếu nhìn trên góc độ của clorophyll ( nằm trong thylakoid) thì nó lại được bao bọc bởi 3 -4 lớp màng
 
tại sao màng trong lại gấp nếp tạo thành thylakoid được nhỉ ?
chẳng phải tài liệu phổ thông cũng như tài liệu chuyên thường đề cập đến lớp màng kép lục lạp thường ghi là lục lạp có lớp màng kép trơn nhẵn , có phức hệ vận chuyển protein qua màng
nhưng mà hệ thống 3 lớp màng kể cả màng thylakoid chắc cũng không sai . Nếu nhìn trên góc độ của clorophyll ( nằm trong thylakoid) thì nó lại được bao bọc bởi 3 -4 lớp màng

mình cx ko rõ, c mở chỗ tài liệu chuyên phần tb phần mở đầu vk lam ý.
 
tại sao màng trong lại gấp nếp tạo thành thylakoid được nhỉ ?
chẳng phải tài liệu phổ thông cũng như tài liệu chuyên thường đề cập đến lớp màng kép lục lạp thường ghi là lục lạp có lớp màng kép trơn nhẵn , có phức hệ vận chuyển protein qua màng
nhưng mà hệ thống 3 lớp màng kể cả màng thylakoid chắc cũng không sai . Nếu nhìn trên góc độ của clorophyll ( nằm trong thylakoid) thì nó lại được bao bọc bởi 3 -4 lớp màng
đầu tiên mình cũng nghĩ như bạn nhưng thấy không ổn, thylakoid chỉ là 1 bộ phận chuyên biệt trong đó thôi
-màng trong gấp nếp kiểu như hiện tượng xuất nhập bào ấy
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,246
Messages
72,154
Members
56,591
Latest member
banca30ing
Back
Top