Nguyên tắc bảo toàn

Lê Văn Thản

Senior Member
Em có đọc thấy tài liệu viết ADN tái bản theo nguyên tắc bảo toàn.
Vậy cơ chế diễn ra nguyên tắc này như thế nào vậy.
Mọi người giúp em với
 
Em đọc trong cuốn sinh học đại cương tải trong ebook4u.vn
Thấy cái này nó lạ lạ nhưng tác giả không viết rõ cơ chế, chỉ viết liệt kê nguyên tắc.
 
Ừa, chị học thì cũng là tái bản theo nguyên tắc bán bảo toàn thôi em ơi. Nếu em thực sự cần thì chị sẽ viết lại cho em những gì chị được học hehe, còn cái nỳ chị thấy trong các giáo trình nói cũng khá nhìu mừ
 
Không phải. Người ta đặt ra giả thuyết thế thôi, sau đó chứng minh nguyên tắc này là không đúng. Em đọc không hết nên tưởng là có nguyên tắc này.

Sorry mọi người !
 
Không phải. Người ta đặt ra giả thuyết thế thôi, sau đó chứng minh nguyên tắc này là không đúng. Em đọc không hết nên tưởng là có nguyên tắc này.

Sorry mọi người !
Hihi! Đúng rồi đấy! Anh cũng có đọc 1 cuốn cũng nêu ra những giả thuyết như thế! Sau đó làm thí nghiệm chứng minh! Hay thật
 
nguyên tắc bảo toàn đã được chứng minh bằng cách đánh dấu phóng xạ như N15 trong nguyên tắc bán bảo toàn . Người ta thấy có hai vạch còn ở nguyên tắ bảo toàn có 1 vạch . đây là bằng chứng chúng tỏ rằng là nguyên tắ bảo toàn là đúng. mình muốn tìm thêm tài liệu về phần này. giúp mình với
 
^^

nguyên tắc bảo toàn đã được chứng minh bằng cách đánh dấu phóng xạ như N15 trong nguyên tắc bán bảo toàn . Người ta thấy có hai vạch còn ở nguyên tắ bảo toàn có 1 vạch . đây là bằng chứng chúng tỏ rằng là nguyên tắ bảo toàn là đúng. mình muốn tìm thêm tài liệu về phần này. giúp mình với
Chà hay nhỉ! Em cũng chưa nghe đến nguyên tắc này bao h. Ko biết nó có có thật ko. Em chỉ đọc trong 1 cuốn sách nó viết là thế này(em chỉ viết ý chính thôi ạ):
Năm 1957 J.Stent và M.Delbruck đã đưa ra 3 giả thuyết,hay 3 kiểu sao chép
ADN là kiểu bảo toàn, kiểu bán bảo toàn và kiểu phân tán.
Đến năm 1958 M.Meselson và F.Stahl đã công bố thí nghiệm chững minh là chỉ có kiểu bán bảo toàn là đúng. PP thì như anh nói, Cho E.Coli sinh trưởng trong môi trường chỉ chứa N15,sau đó chuyển sang môi trường N14, rồi tách chiết. Để phân biệt loại ADN nặng( N15) hay nhẹ(N14), họ dùng PP ly tâm gradient nồng đọ trong dd CsCl. KQ là chỉ ở thế hệ chuyển sang môi trường chứa N14,ADN của VK chỉ tạo thành 1 vạch tương ứng ở vị tí trung bình(1 sợi nặng 1 sợi nhẹ), sang thế hệ thứ 2 mới có 2 vạch,1 vạch trung bình 1 vạch nhẹ, chứng tỏ ADN tái bản theo nguyên tắc bán bảo toàn, còn 1 vạch như anh nói chắc là ở thế hệ thứ nhất thôi, em nghĩ là thế nên nhầm là có nguyên tắc bảo toàn.
Em cũng chỉ biết đến thế, có j sai xin anh chị chỉ bảo thêm.
 
nguyên tắc bảo toàn đã được chứng minh bằng cách đánh dấu phóng xạ như N15 trong nguyên tắc bán bảo toàn . Người ta thấy có hai vạch còn ở nguyên tắ bảo toàn có 1 vạch . đây là bằng chứng chúng tỏ rằng là nguyên tắ bảo toàn là đúng. mình muốn tìm thêm tài liệu về phần này. giúp mình với

Làm gì có nguyên tắc bảo toàn anh Hiệp ơi.
Không tin anh vô hiệu sách xem cuốn "những vấn đề vè di truyền học" của GS Vũ Đức Lưu đó. Vừa mới xuất bản đầu năm nay nè. Nguyên tắc này là sai.
 
Làm gì có nguyên tắc bảo toàn anh Hiệp ơi.
Không tin anh vô hiệu sách xem cuốn "những vấn đề vè di truyền học" của GS Vũ Đức Lưu đó. Vừa mới xuất bản đầu năm nay nè. Nguyên tắc này là sai.[/QUO

Hèn gì mà số đầu sách của ông này năm nay xuất bản tăng đột biến. Những điều cần nói Tuấn Anh nói hết rồi.
 
Đến tôi còn bất ngờ khi xem 1 flash nước ngoài về vấn đề này. Chẳng rõ flash này giwof nằm chỗ nào nữa nhưng tôi cũng giật mình đùng đùng. thì ra kiến thức mình có hạn quá chừng. Chẳng biết Flash này thiết kế hồi nào. Tôi cũng lẫn đâu mất rồi. Trong Flash ma tui được xem có cả 2 nguyên tắc.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top