Không tưởng tượng được sinh viên VN còn học "ca ba".
Từ "ca ba" không có ý nói đến việc học ngoài hai buổi chính "sáng chiều" mà ý nói đến kiểu học "thần tốc": Một môn học chỉ học trong 1 tuần đến 10 ngày, và đến khi thi thì học sinh quên tiệt. Các môn học này chủ yếu là dạng "thỉnh giảng", nhưng đáng buồn là nhiều môn có thầy dạy ở trường cũng bị tình trạng này, do thiếu phòng ốc, hoặc do phòng đào tạo không có kết hoạch cụ thể. Học kiểu này thà không học còn hơn bởi nếu những môn cơ bản mà chỉ cần 10 ngày có thể lĩnh hội được thì hoặc sinh viên là thiên tài cả, hoặc là nêu cao khẩu hiệu "học để quên" (chắc định theo chủ nghĩa vô chiêu thắng hữu chiêu).
Thay vì bài giảng cô đọng, kéo dài khoảng 1 tiết và để sinh viên nhai lại ở nhà thì các bài giảng thường kéo dài tới 5 tiết (trên thực tế là 3,5 tiết). Với 5 tiết dạy liên tục, thầy cũng mệt mà trò cũng oải. Đi thi các môn này thường lại là đề mở (thầy châm chước), càng làm cho khẩu hiệu trên đúng thêm.
Một trong những lý do còn tồn tại bất hợp lý này còn là kiểu quản lý "nhà trẻ" của Bộ giáo dục: một năm một giáo viên phải đảm bảo giờ dạy nhất định, và số giờ dạy này là trên trời (560 tiết thì phải). Ngoài ra còn quản lý "giờ nghiên cứu khoa học"...thật là buồn cười. Nhìn kiểu quản lý này xem ra ra các bác trên bộ xem công chức trong ngành giáo dục là "gian lận giờ giấc" hết. Mà nếu quả thực có hiện tượng đó (trên thực tế giảng viên đại học mà không nghiên cứu thì thời gian nhàn rỗi quả là rất nhiều) thì cũng nên có kiểu quản lý người lớn một chút.
Vài dòng lan man.
Từ "ca ba" không có ý nói đến việc học ngoài hai buổi chính "sáng chiều" mà ý nói đến kiểu học "thần tốc": Một môn học chỉ học trong 1 tuần đến 10 ngày, và đến khi thi thì học sinh quên tiệt. Các môn học này chủ yếu là dạng "thỉnh giảng", nhưng đáng buồn là nhiều môn có thầy dạy ở trường cũng bị tình trạng này, do thiếu phòng ốc, hoặc do phòng đào tạo không có kết hoạch cụ thể. Học kiểu này thà không học còn hơn bởi nếu những môn cơ bản mà chỉ cần 10 ngày có thể lĩnh hội được thì hoặc sinh viên là thiên tài cả, hoặc là nêu cao khẩu hiệu "học để quên" (chắc định theo chủ nghĩa vô chiêu thắng hữu chiêu).
Thay vì bài giảng cô đọng, kéo dài khoảng 1 tiết và để sinh viên nhai lại ở nhà thì các bài giảng thường kéo dài tới 5 tiết (trên thực tế là 3,5 tiết). Với 5 tiết dạy liên tục, thầy cũng mệt mà trò cũng oải. Đi thi các môn này thường lại là đề mở (thầy châm chước), càng làm cho khẩu hiệu trên đúng thêm.
Một trong những lý do còn tồn tại bất hợp lý này còn là kiểu quản lý "nhà trẻ" của Bộ giáo dục: một năm một giáo viên phải đảm bảo giờ dạy nhất định, và số giờ dạy này là trên trời (560 tiết thì phải). Ngoài ra còn quản lý "giờ nghiên cứu khoa học"...thật là buồn cười. Nhìn kiểu quản lý này xem ra ra các bác trên bộ xem công chức trong ngành giáo dục là "gian lận giờ giấc" hết. Mà nếu quả thực có hiện tượng đó (trên thực tế giảng viên đại học mà không nghiên cứu thì thời gian nhàn rỗi quả là rất nhiều) thì cũng nên có kiểu quản lý người lớn một chút.
Vài dòng lan man.