Học nghề - đường vào đời cho thí sinh trượt ĐH CĐ

nhungbunaa

Junior Member
Có hàng trăm nẻo đường vào đời dành cho những thí sinh không đỗ đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ)... Một trong những con đường mà nhiều bạn trẻ lựa chọn là học nghề.

Không trúng tuyển ĐH, CĐ chính quy không phải là con đường học vấn đã hết. Các bạn chọn học nghề vẫn có thể tạo dựng cho mình một ngành nghề vững chắc để vào đời. Các trường nghề đều tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển. Hiện đào tạo nghề có ba cấp trình độ: CĐ nghề, TC nghề và sơ cấp nghề. Trình độ CĐ được thực hiện 2-3 năm học, TC nghề 1-2 năm và sơ cấp nghề từ ba tháng đến một năm tùy theo nghề đào tạo.
Nét chung của hệ này là giảm lý thuyết, tăng thực hành. Trong nhiều buổi tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp, nhiều chuyên gia cho rằng: Học nghề ở các bậc sơ cấp, trung cấp hay cao đẳng là chọn một con đường ngắn hơn để vào đời. Nếu học nghề đúng với khả năng, đúng ngành nghề có nhu cầu nhân lực cao thì sẽ có nhiều cơ hội việc làm và cả cơ hội học tiếp lên trình độ cao hơn.

Do đào tạo ngắn hạn nên các đơn vị dạy nghề rất năng động trong việc thay đổi chương trình, đáp ứng nhanh nhu cầu của thị trường lao động. Điều đáng chú ý, các trường nghề thường liên kết chặt chẽ với hàng chục doanh nghiệp lo luôn đầu ra cho học viên. Hằng năm, các trường đều khảo sát để nắm bắt nhu cầu của thị trường. Khi học viên đăng ký dựa trên đam mê, sở thích, các trường đều có bảng thông tin tư vấn ngành, nghề phù hợp để khi ra trường, học viên có ngay việc làm với mức thu nhập hấp dẫn.

Hiện nay, Việt Nam đang đào tạo khoảng 1.500 nghề, nhưng những nghề đang hấp dẫn, thu hút học viên bởi có nhiều cơ hội việc làm, đem lại thu nhập tốt hiện nay như: điện tử, cơ điện tử, CNTT, quản trị du lịch, tài chính ngân hàng… Có một tín hiệu đáng mừng là gần đây, ngày càng có nhiều sinh viên ĐH bỏ dở chương trình quay sang học nghề hoặc cử nhân, thạc sỹ quay lại học nghề vì thấy học nghề có tương lai hơn.
Khảo sát trên thực tế, cơ cấu lao động chỉ cần khoảng 10% lao động có bằng cấp, cần 40% lao động có tay nghề, số còn lại là lao động phổ thông. Ở nước ta, người người đua nhau vào ĐH, nhà nhà nghĩ phải học ĐH mới có tương lai. Trong khi, hàng trăm nghìn cử nhân, thạc sỹ học xong lại ra đi làm lao động phổ thông rất lãng phí tiền bạc, thời gian.

Thủ tục xét tuyển vào trường nghề

Các trường nghề đều tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển. Tùy từng trường, các trường có thể tuyển theo điểm thi ĐH, CĐ 2016; tuyển theo học bạ THPT hoặc theo điểm thi tốt nghiệp. Thời hạn tuyển sinh của các trường này kéo dài sau mùa tuyển sinh ĐH, CĐ. Hồ sơ xét tuyển có thể mua tại trường. Học sinh tốt nghiệp trường Trung cấp nghề và CĐ nghề được cấp bằng nghề theo mẫu của Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động Thương binh xã hội.
Hiện đào tạo nghề có ba cấp trình độ: CĐ nghề, TC nghề và sơ cấp nghề. Trình độ CĐ được thực hiện 2-3 năm học, TC nghề 1-2 năm và sơ cấp nghề từ ba tháng đến một năm tùy theo nghề đào tạo.


Hiện cả nước có gần 140 trường CĐ nghề, hơn 300 trường TC nghề tuyển sinh và đào tạo nghề chính quy trình độ TC và CĐ với tổng chỉ tiêu tuyển sinh chính quy hằng năm là hơn 100.000.

Đó là chưa kể cơ hội học nghề ngắn hạn ở hơn 2.000 cơ sở dạy nghề cả nước với hơn 400 nghề. Nét chung của hệ này là giảm lý thuyết, tăng thực hành. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo nghề phân bố trên cả nước.

Trong nhiều buổi tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp, nhiều chuyên gia cho rằng: Học nghề ở các bậc sơ cấp, trung cấp hay cao đẳng là chọn một con đường ngắn hơn để vào đời.

Nhiều người hiện nay chỉ sau hơn 3 tháng học nghề đã có thể đi làm và có thu nhập ổn định. Bất cứ quốc gia nào cũng cần nhiều lao động có tay nghề và sẽ cần thợ nhiều hơn kỹ sư. Do vậy, nếu học nghề đúng với khả năng, sẽ có nhiều cơ hội việc làm và cả cơ hội học tiếp lên trình độ cao hơn.

Rộng cửa vào đời

Theo quy chế thi tuyển sinh ĐH, CĐ của Bộ GD&ĐT, học viên tốt nghiệp hệ nghề được học liên thông lên CĐ, ĐH chính quy.
Điều này mở ra một hướng đi mới cho những người theo học hệ nghề: Học nghề vẫn có thể lấy được bằng CĐ, ĐH chính quy. Bộ GD&ĐT cũng đã cấp phép cho 16 đơn vị được đào tạo liên thông từ hệ nghề lên CĐ, ĐH chính quy. “Con đường vòng dù lâu hơn nhưng đó là cách để các bạn có được tấm bằng chính quy đúng với ngành mà bạn mong muốn”,

Trong khi đó, nhiều người cho rằng: Nếu không thể vào đời bằng con đường học ĐH, CĐ chính quy thì lựa chọn học nghề là một lợi thế, đặc biệt là học nghề ngắn hạn.
o với dạy nghề chính quy dài hạn, các lớp nghề ngắn hạn hấp dẫn người học, vì thời gian đào tạo ngắn.
Mặt khác, do đào tạo ngắn hạn nên các cơ sở dạy nghề năng động thay đổi chương trình, thị trường lao động cần nghề gì, các lớp nghề ngắn hạn có thể đáp ứng nhanh hơn.

Hiện nay, hàng loạt các khóa học nghề ngắn hạn, dài hạn được mở ra với nhiều ngành nghề hấp dẫn như: Sửa chữa điện thoại di động, nấu ăn, pha chế, lập trình mobile, bảo mật hệ thống mạng…

ITPlus Academy[/URL]
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,914
Latest member
23winpayless
Back
Top