Vườn quốc gia Tràm Chim (Tam Nông - Đồng Tháp) là vùng đất ngập nước còn sót lại ỏ hạ lưu sông Mekong, có hệ sinh thái đa dạng với hơn 130 loài thực vật bản địa, 120 loài cá nước ngọt, gần 40 loài lưỡng cư, bò sát và hơn 200 loài chim đang sinh sống. Trong đó, có 16 loài chim quý hiếm, đặc biệt là sếu đầu đỏ (trong sách đỏ). Các tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới xem vùng "đất ngập nước" như lá phổi xanh của hành tinh, họ đang có chế độ bảo tồn, gìn giữ hết sức nghiêm ngặt. Thế nhưng, diện tích VQG Tràm Chim đang ngày một bị thu hẹp, các hệ động thực vật bản địa cũng đang biến mất dần bởi một số sinh vật ngoại lai xâm lấn: Cây mai dương đã xâm lấn hơn 2.000 ha trong diện tích vùng lõi 7.588 ha của vườn quốc gia, mức độ xâm lấn đã lan rộng khắp cả vườn. Các chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu đất ngập nước nhiệt đới - Đại học Northem Teritorry (úc) cảnh báo: Trong vài năm tới, Vườn quốc gia Tràm Chim sẽ bị xoá sổ, nếu như không diệt trừ tận gốc cây mai dương.
Cây mai dương nay gọi là Trinh nữ nâu, tên khoa học là Mimosa Pigra, thuộc họ Mimosaceae, có nguồn gốc vùng nhiệt đới châu Mỹ, thuộc loại cây butk thân có nhiều gai cứng, mọc dày đặc ở vùng đất ẩm ướt. "Cây mai dưong mọc ở đâu thì hệ thực vật ở đó sẽ bị tiêu diệt, sâu bọ không ăn được, chim chóc không dám đậu, động vật không dám tới gần. Chúng sinh sôi nẩy nở mạnh ở những vùng đất thường xuyên bị xáo trộn như cháy rừng. Đặc tính sinh trưởng nhanh, sau 6 - tháng tuổi sẽ ra hoa, kết trái. Một cây sản sinh tới 9.000 hạt và đẻ nhánh tua tủa ở gốc. Ở vùng đất ẩm ướt, cây ra hoa 4 mùa, hạt mai dương giữ sức nẩy mầm đền 23 năm.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Thi, Khoa Sinh học - ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP HCM), cây mai dương xuất hiện ở vườn quốc gia Tràm chim khoảng năm 1984-1985, chúng phân tán theo dòng chảy từ sông Mekong đến. Mật độ phát triển theo cấp số nhân, năm 1995 chúng chiếm cứ đến 150 ha, năm 2000 là 800 ha và đến năm 2004 hơn 2.000 ha. Lan Thi chỉ tay về hướng khu A4 (có diện tích 490 ha) nói: "Khi con kênh số 3 mới đào, chỉ vài cây mọc lác đác, nay là cả rừng mai dương, mật độ dày đặc đến nỗi không thể dày hơn được nữa. Không riêng gì khu A4, các khu từ A1 đến A5, nơi nào cũng dày đặc mai dương. Trước kia, hai bên bờ kênh toàn đế, lau, sâu, điên điển... mọc um tùm. Bây giờ mai dương đã chiếm hết chỗ. Chúng lấn sâu vào đồng cỏ, len lỏi vào cả rừng tràm". Còn Tiến sĩ Dương Văn Ni, Viện Hệ thống canh tác bộ môn Môi trường - Dự án Đac Uyn (Đại học Cần thơ) cho biết: "Chúng tôi đã cảnh báo thảm hoạ cây mai dương từ năm 1990. Trường ĐH Cần Thơ kết hợp với Trường ĐH Khoa học tự nhiên mởi các tổ chức quốc tế hội thảo, tập huấn kỹ thuật diệt trừ cây mai dương.
Theo Kỹ sư Nguyễn Văn Lũ, Giám đốc vườn quốc gia Tràm Chim, để khống chế sự hát triển của cây mai dương, phải mất thời gian đến 3 năm và kinh phí từ 1,5 - 2 tỷ đồng. Thế giới có nhiều biện pháp diệt trừ cây mai dương. Úc là nước có nhiều kinh nghiệm sử dụng hoá chất ít độc hại đến môi trường để diệt cây mai dương. Chúng ta sẽ dùng biện pháp "chặt" kết hợp với ngập nước ngâm gốc hoặc phun thuốc trừ cỏ diệt mầm tái sinh. Còn muốn diệt tận gốc, theo các chuyên gia Úc phải tiêu tốn đến 3 - 4 tỷ đồng. Trường ĐH khoa học tự nhiên và ĐH Cần Thơ đã có dự án diệt trừ cây mai dương kết hợp cộng đồng lâu dài. Dùng than cây mai dương để trồng nấm mèo, là và đọt non nuôi dê. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Ni, cây mai dương có chứa chất acid Mimosine (Hiện đã gửi mẫu sang Anh để xét nghiệm). Nếu acid Mimosine vô hại, dự án diệt trừ cây mai dương sẽ thu được nguồn lợi lớn cho cộng đồng sống quanh vùng đệm. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) sẽ hỗ trợ kinh phí cho 4 nước tiểu vùng sông Mekong "Dự án ở Việt Nam thành công sẽ nhân rộng ra 3 nước, Lào, Thái Lan và Campuchia.bởi nước ta nằm ở hạ nguồn, thành công phụ thuộc vào nước bạn" - Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, cán bộ Dự án bảo tồn đa dạng sinh học đất ngập nước Mekong nói.
[/FONT] [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Làm thế nào để diệt trừ cây Mai dương có hiệu quả[/FONT]
Đỗ Xuân Cẩm
Nhật báo Thừa Thiên Huế - 3997 - 3.10.2007
Tại sao việc triệt phá cây Mai dương khó khăn đến nỗi nhiều nơi thả nổi cho nó phát triển dày đặc, ngày càng bành trướng, lấn chiếm cả đất sản xuất nông nghiệp? Nguyên nhân có phải là do cây có khả tái sinh mạnh đên nổi không khống chế được hay tại chúng ta tác động chưa đúng kỹ thuật và thiếu kiên trì? Muốn diệt tận gốc loài cây này, trước hết phải biết rõ đặc điểm sinh vật học của nó. Đây là loài cây nhập nội, nhưng có quan hệ huyết thống rất gần gũi với cây Trinh nữ, người dân thường gọi là Hổ ngươi, Hổ thẹn, Mắc cỡ, một loài cây mọc hoang khắp nơi trên đất nước chúng ta, với tên khoa học là Mimosa pudica. Nó cũng co khả năng phát tán, lan nhanh trên nhiều diện tích đất canh tác và đất hoang hóa, nghĩa địa, ven đường lộ... Nhưng con người đã khống chế được nó bằng biện pháp cơ giới là chính, bởi lẽ kích cỡ nhỏ hơn Mai dương, mọc bò, dễ triệt hạ, và điều quan trọng là từng người, từng nhà âm thầm liên tục diệt trừ để dành đất sản xuất, khiến cho cây không tái sinh kịp, hoặc tái sinh rồi cũng không có thời gian đơm hoa, kết trái để phát tán hạt. Như vậy, nếu một đôi hạt Mai dương lang thang cắm dùi vào đất sản xuất nông nghiệp của nông hộ, vừa trồi đầu lên đã bị chặt bỏ rồi, làm sao nhân lên thành đám được. Chính vì thế, chúng ta ít gặp loài này trong các nền đất sản xuất, mà chủ yếu gặp nó hoàn hành trên nền đất hoang - "nơi cha chung không ai khóc". Mai dương còn được gọi là Mắc mèo, Trinh nữ nâu, Mắc cỡ Mỹ, Trinh nữ nhọn..., tên tiếng Anh là Catclaw Mimosa, Giant Sensitive Plant, tên khoa học là Mimosa pigra L. thuộc phân họ Trinh nữ - Mimosoideae, họ Đậu - Fabaceae. Cây Mai dương tái sinh chủ yếu bằng hạt. Hạt có lớp vỏ dày từ 1,75 - 2mm, chịu được nhiều tác động ngoại cảnh trong quá trình phát tán và lưu cữu được ở môi trường bất thuận vài ba năm, sau đó gặp điều kiện thuận lợi thì nảy mầm. Hạt phát tán nhờ nhiều phương tiện: động vật, con người, gió và nước. Trong số đó, nước đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy chúng ta thường gặp cây Mai dương mọc nhiều ở các bờ kênh mương, sông, hồ, lạch nước, giường ruộng hoặc các bãi trũng. Khi cây bị tổn thương cơ học (do bị động vật dẫm đạp, con người chặt phá), các chồi ngủ ở gốc thân bắt đầu nảy ra và phát triển thành cây con. Tỉ lệ chồi này khá cao và phân bố đến tận cổ rễ. Chính vì vậy, sau khi con người triệt hạ không hết gốc, một thời gian lại thấy xuất hiện nhiều cây con làm cho người ta ngao ngán. Tất nhiên, nhiều trường hợp một diện tích Mai dương được người dân địa phương dốc sức chặt phá, đào gốc rồi đốt bỏ, nhưng sau đó cây lại tái sinh. Nông dân không hiểu nổi mầm đâu mà trồi lên nhanh thế và họ kết luận rằng vì đào chưa hết rễ. Thật sự không phải vậy, đó là những cây con tái sinh từ hạt đã rơi rụng, chôn vùi vào đất, có khi từ vụ trước. Ngay cả việc đốt cây và gốc sau chặt hạ cũng là con dao hai lưỡi, diệt được cơ quan sinh dưỡng (thân, cành, gốc rễ), nhưng lại kích thích cho nhiều hạt tăng sức nảy mầm. Nhìn lại những đợt ra quân truy quét cây Mai dương một cách rầm rộ, đầy khí thế nhưng thiếu bền bĩ ở Thừa Thiên Huế vừa qua cũng đủ thấy được cách phòng trừ chưa thật hợp lý. Thông thường, các hợp tác xã nông nghiệp hoặc chính quyền cấp xã có ý thức rằng, phải huy động toàn lực để càn quét mới mong triệt hạ toàn bộ. Tư duy đó không có gì sai, nhưng để thực hiện được, họ phải chọn thời điểm nông nhàn và thời tiết khô ráo. Vào lúc đó thì cây đã kết trái rộ rồi, tỉ lệ trái chín cũng đã quá cao. Chặt, đào, đốt tạo điều kiện cho hạt vung vãi, một số rơi vào dòng nước phát tán đi theo dòng, một số tung tóe theo đường tỏa tròn, mở rộng diện tích phát tán, một số nằm tại chỗ được xử lý bằng nhiệt do đốt, lại nảy mầm nhanh hơn... Cứ thế, sau một thời gian chính những người tham gia rất tích cực trong việc ra quân càn quét lại thở ra một cách gần như tuyệt vọng. Từ đó nảy sinh tư tưởng buông xuôi và quần thể Mai dương lại có cơ may phát triển. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài(Lonsdale 1992, Pheloung 1995,Cook et al. 1996, Osterzee 1996, Frono Fichera and Prior 1999, Walden et al. 1999, Storrs et al. 1999, Paynter and Hennecke 2001, Praneetvatakul 2001, Mack and Lonsdale 2002, Daehler et al. 2004...),và trong nước(Nguyen Hong Son, Pham Van Lam, Nguyen Van Cam, Dang Vu Thi Thanh, Nguyen Van Dung, Le Duc Khanh and Irene Wendy Forno, 1999-2001)về các biện pháp diệt trừ cây Mai dương, bao gồm cả biện pháp hóa học, biện pháp sinh học và biện pháp cơ giới. Các công trình đều thống nhất quan điểm là rất khó để diệt trừ tận gốc cây Mai dương, nếu chúng ta không kiên trì và không áp dụng đúng tiến bộ kỹ thuật. Việc chọn lựa áp dụng một tiến bộ kỹ thuật nào hoàn toàn tùy thuộc vào qui mô diện tích quần thể và nơi mọc của cây Mai dương, đồng thời tùy thuộc vào tập quán canh tác nông nghiệp và sức người. Có nơi dùng thuốc diệt cỏ để phòng trừ, nhưng đâu có thể cứ phun thuốc liên tục được và cũng chẳng nắm được lịch tái sinh, sinh trưởng của những hạt cố định trong đất qua nhiều vụ khác nhau để mà điều khiển. Có nơi áp dụng biện pháp sinh học bằng cách cho gia súc ăn lá non (dê, bò), nhưng cũng phải thả đàn hoặc cắt cây cho ăn sớm trước lúc cây ra hoa mới có kết quả. Dùng biện pháp này cũng phải kết hợp với biện pháp cơ giới và luôn quan sát để điều khiển kịp thời mới có hiệu quả. Có lẽ, với thực tế ở Thừa Thiên Huế, sử dụng biện pháp cơ giới là thích hợp. Để áp dụng biện pháp này có hiệu quả, cần chú ý: phải chặt hạ cây tận cổ rễ khi cây chưa đến kỳ ra hoa kết trái, cây càng non trẻ càng tiết kiệm được công sức và hiệu quả tác động càng cao, thậm chí còn dùng được toàn cây để ủ phân mà không cần phải đốt. Ra quân rầm rộ chỉ là bước đầu gây ý thức cho cộng đồng. Tiếp đó, cần nâng cao nhận thức cho người dân, để ai cũng luôn có ý thức trách nhiệm. Bất kỳ lúc nào, ở đâu, nếu thấy cây xuất hiện lập tức chặt bỏ, nhổ gốc. Nếu gặp cây đã có quả, cần gom quả lại đào hố sâu để chôn lấp với một ít vôi hàu hoặc vôi tôi. Cần kiên trì nhiều tháng trong năm và nhiều năm liền thì sau 5 năm sẽ sạch nguồn gen([FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Công trình củaTony Searle, Manager, Melaleuca Station, Mary River District, NT. và Richard Fell, Tropical Savannas CRC, Northern Territory University, Darwin - 2001,[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]đã cho thấy, bằng biện pháp kết hợp giữa đốt và phun chất hóa học sau đốt trên 1.000 ha, bắt đầu từ năm 1995, phải lặp lại từng năm và mãi tới năm 2000 mới diệt sạch hoàn toàn cây Mai dương[/FONT]).[/FONT] Theo chúng tôi, cần sớm có một dự án dài hơi và đồng bộ, triển khai ở nhiều điểm nóng trong tỉnh, bao gồm từ việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng đến việc vạch ra kế hoạch hành động cụ thể từng thời kỳ mới hy vọng diệt trừ được dịch bành trướng của giặc Mai dương./.
This site uses cookies to help personalise content, tailor your experience and to keep you logged in if you register.
By continuing to use this site, you are consenting to our use of cookies.