Nobel văn chương

Không biết nói gì nhưng nobel văn chương gây nhiều tranh cãi nhất.
http://nobelprize.org/nobel_prizes/literature/laureates/2007/index.html

Nobel Văn chương 2007 sẽ là ai?
Marlon James Thanh Huyền dịch



Viện Hàn lâm Thụy Điển chưa tiết lộ ngày giờ công bố giải Nobel Văn chương 2007, dự kiến diễn ra vào trung tuần tháng 10. Nhưng giới cá cược đã xôn xao tranh cãi về tỷ lệ cược và dự đoán người chiến thắng. Dưới đây là nhận định của nhà văn Marlon James [1]về những ứng viên sáng giá của năm nay.

Tôi không biết nhiều về thể thao nhưng tôi luôn có khả năng kỳ lạ trong việc chọn ra đội thắng cuộc. Khi tôi đoán chính xác giây phút mà đội Pháp ghi bàn hồi World Cup 1998, những người xung quanh tôi thấy kinh hoàng hơn là ấn tượng. Tài tiên tri của tôi càng được củng cố khi năm ngoái, tôi đoán chính xác Orhan Pamuk sẽ là chủ nhân của Nobel 2006.


Pamuk nhận giải Nobel năm 2006.

Vậy năm nay sẽ đến lượt ai đây? Tôi cá, người đó sẽ là một trong những trường hợp sau:

1. Một nhà thơ Đông Âu hoặc một tiểu thuyết gia lạ hoắc
Khi gặp lúng túng trong việc tìm ra một gương mặt mới, ủy ban Nobel thường quay về với mảnh đất quen thuộc. Trong 10 năm qua, có tới 7 Nobel Văn chương là người châu Âu.

2. Margaret Atwood (Sinh năm 1039 tại Ottawa, Canada, Atwood đến với văn chương từ năm 19 tuổi với tuyển tập thơ Double Persephone. Bà nổi tiếng với những tác phẩm như The Edible Woman và The Handmaid's Tale. Gần đây nhất, Margared Atwood được Liên hoan văn học quốc tế Blue Metropolis tại Montreal trao tặng giải thưởng Thành tựu trọn đời)

Robertson Davies đã chết. Michael Ondaatje chỉ mới lấp ló đặt chân đến khu vực dành cho các ứng viên Nobel. Thế nên, còn lại Margaret Atwood là nhà văn Canada nổi bật nhất. Lần gần nhất Ủy ban Nobel vinh danh một nữ nhà văn là khi họ trao giải cho Elfriede Jenilek. Quyết định này là một thảm họa mà đến nay Ủy ban Nobel vẫn chưa phục hồi thanh danh được. Nên các thành viên Nobel chắc sẽ rất lo lắng để đưa ra một quyết định đúng. Atwood viết khỏe, tích cực và đầy kích thích, là một tên tuổi được nhiều người thực sự tìm đọc. Bà thậm chí còn sáng tác thơ nữa.

Nhưng Atwood không bao giờ công khai bày tỏ quan điểm chính trị gì. Đây có thể là yếu tố tạo nên sự khác nhau giữa người chiến thắng và ứng cử viên.

3. Philip Roth (Sinh năm 1933 tại Newark, New Jersey, Mỹ, ông là bậc thày truyện ngắn đương đại với những tác phẩm nổi tiếng như Good Bye, Columbus, Portnoy's Complaint, Zuckerman Unbound, The ghost writer...)

Roth có lẽ là nhà văn Mỹ tài năng nhất hiện nay. Nhưng Roth cũng không phải là một nhà văn có tiếng nói chính trị đặc biệt, điều này có thể phương hại đến cơ hội của ông.

4. Cormac McCarthy (Sinh năm 1933 tại Rhode Island, Mỹ. Ông nổi tiếng với các tác phẩm: Child of God, No country for old men... Cuốn tiểu thuyết mới nhất của ông - The Road - vừa đoạt giải Pulitzer và giải James Tait Black Memorial 2007)

Chưa từng viết một cuốn sách tồi. Có lẽ Cormac McCarthy là “nhà văn của các nhà văn” duy nhất còn sống. Cuốn tiểu thuyết mới nhất của ông - The Road - có lẽ là tác phẩm kiệt xuất của nhà văn.

5. Chinua Achebe (Nhà văn sinh năm 1930 tại Ogidi, Nigeria và được coi là "cha đẻ của nền văn học châu Phi". Ngoài sáng tác, ông còn là một nhà hoạt động xã hội tích cực vì sự tiến bộ của lục địa đen. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm và tiểu luận mang tính chất tiên phong và gây ấn tượng mạnh như Things Fall Apart, A Man of the People, Arrow of God. Mới đây nhất, Chinua Achebe được trao giải Man Booker 2007).

2008 là dịp kỷ niệm 50 năm ngày ra đời của Things Fall Apart - ngòi nổ đầu tiên của dòng tiểu thuyết hậu thuộc địa trên thế giới. Ông có lẽ là nhà văn đương thời vĩ đại nhất chưa đoạt giải Nobel. Việc những học trò nhỏ của ông từ Toni Morrison đến JM Coetzee được vinh danh còn ông thì không là một thực tế tai tiếng về sự thiếu sủng ái.


Sau Pamuk, ai sẽ tiếp tục được vinh danh?

6. Haruki Murakami (Nhà văn Nhật, sinh năm 1949 tại Kyoto, hiện định cư tại Mỹ. Ông nổi tiếng với những tác phẩm được đón đọc nồng nhiệt tại nhiều quốc gia trên thế giới như Rừng Nauy, Biên niên ký chim vặn dây cót, Lắng nghe gió hát, Kafka trên bờ biển...)

Kể từ sau Cao Hành Kiện, chưa có nhà văn châu Á nào đoạt giải Nobel. Nhưng khác với Cao Hành Kiện, độc giả thực sự đón đọc Murakami. Ngoài ra, việc Murakami là dịch giả của những Nobel lớn như Camus khiến ông trở thành một đối sánh mà khi được so sánh với ông, các thành viên của Ủy ban Nobel chỉ là những chú ngỗng non.

7. Adunis (Tên thật là Ali Ahmad Said Asbar, sinh năm 1930 tại Al Qassabin, Syria. Ông là nhà thơ, nhà hoạt động chính trị tích cực. Tác phẩm của ông gồm một số tuyển tập như If Only the Sea Could Sleep,The Pages of Day and Night. Ông đặc biệt nổi tiếng ở nước Mỹ với bài thơ The Funeral of New York với những câu như: New York là một mụ đàn bà/ một tay, theo lịch sử/ nắm giữ mớ giẻ rách được gọi là tự do/ Tay kia, bóp nghẹt trái đất...)

Nhà thơ Syria này từ lâu đã được đồn đại là một trong những ứng viên lọt vào tầm ngắm của Ủy ban Nobel. Adunis còn có lợi thế hơn vì kể từ năm 1996, chưa từng có thêm một nhà thơ nào đoạt giải.

Hơn nữa, Adunis lại là một nhà thơ đến từ vùng giao tranh Trung đông, Trao giải cho ông, Ủy ban Nobel sẽ hướng dư luận đến một giọng điệu còn khá lặng lẽ và chĩa thẳng đến chính quyền Bush.

8. David Grossman (Sinh năm 1954 tại đất Thánh Jerusalem. Ông nổi tiếng với The Smile of the Lamb và Someone to Run With... Grossman cũng là nhà hoạt động tích cực vì hòa bình giữa Israel và Palestine).

Nếu Grossman không tồn tại, người ta sẽ phải "sáng chế" ra ông. David Grossman rõ ràng là một tiểu thuyết gia xuất sắc và lão luyện. Ông còn là một biểu tượng. Một người đàn ông xứng đáng cả giải Nobel Văn chương lẫn Nobel Hòa bình. Ông là nhà văn Israel thiết tha kêu gọi hòa bình và từng mất đứa con trai trong cuộc chiến vì hòa bình ấy. Tài năng, hoạt động xã hội tích cực và có cuộc đời bi kịch - đấy chính là khẩu vị của Nobel.

9. Nurrudin Farah (Tiểu thuyết gia Somali sinh năm 1954. Ông nổi tiếng với A Naked Needle, bộ ba tác phẩm Variations on the Theme of an African Dictatorship và bộ đôi Blood in the Sun)

Farah từng đoạt giải Neustadt quốc tế - một dấu hiệu rất lạc quan cho sự phát triển xa hơn, đặc biệt là với những nhà văn chưa nổi tiếng ở Mỹ.

10. Không một ai trong số những người kể trên

Thế thì giải thưởng có thể được trao cho Milan Kundera. Tôi có cảm giác, lý do duy nhất khiến ông chưa được giải vì người ta luôn chắc chắn rằng ông sẽ đoạt giải.

Dưới đây là tỷ lệ cược của nhà cái Ladbrokes, Anh:

STT Nhà văn Tỷ lệ cược
1 Claudio Magris 5/1
2 Les Murray 6/1
3 Philip Roth 7/1
4 Thomas Transtromer 7/1
5 Adonis 8/1
6 Amos Oz 10/1
7 Haruki Murakami 10/1
8 Hugo Claus 10/1
9 Joyce Carol Oates 10/1
10 Ko Un 10/1
11 Antoni Tabucchi 20/1
12 Cees Nooteboom 20/1
13 Margaret Atwood 20/1
14 Milan Kundera 20/1
15 Thomas Pynchon 20/1

(Nguồn: cr)
 
Giải Nobel Văn chương 2007 về tay nhà văn Anh Doris Lessing
18:24' 11/10/2007 (GMT+7)
(VietNamNet) – Doris Lessing là "nhà văn mang tính sử thi viết về trải nghiệm nhân sinh của người phụ nữ, người mà, bằng chủ nghĩa hoài nghi, chất lửa và sức mạnh thấu thị, đã tỉ mỉ khảo sát một nền văn minh bị chia cắt”.




Hôm nay, 11/10, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã công bố người được trao giải thưởng Nobel Văn chương 2007. Đó là Doris Lessing, nhà văn nữ người Anh, sinh năm 1919.

Trong bình luận chính thức, Viện hàn lâm ca ngợi Lessing là “nhà văn mang tính sử thi viết về trải nghiệm nhân sinh của người phụ nữ, người mà, bằng chủ nghĩa hoài nghi, chất lửa và sức mạnh thấu thị, đã tỉ mỉ khảo sát một nền văn minh bị chia cắt” (… that epicist of the female experience, who with scepticism, fire and visionary power has subjected a divided civilisation to scrutiny).

Doris Lessing thường được coi là nhà văn theo xu hướng nữ quyền và chủ nghĩa hiện đại, song trong những năm về sau bà chuyển hướng sang khoa học viễn tưởng, một điều khá bất ngờ đối với nhiều nhà phê bình.

Tác phẩm tiêu biểu của bà có thể kể The Golden Notebook (tạm dịch: Cuốn sổ vàng), được một số nhà phê bình gọi là tác phẩm tiêu biểu của chủ nghĩa nữ quyền.

Lessing từng được trao giải thưởng Prince of Asturias của Tây Ban Nha cho những tác phẩm bảo vệ quyền tự do, cũng như một số giải thưởng khác.

Thụ Nhân
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top