Phân biệt giữa Tảo và thực vật

Các anh chị em nào có thể giải thích giùm tại sao không xếp tảo và giơí thực vật không ?
Theo whiterker thì thực vật:
+ Nhân chuẩn
+ Đa bào phân hoá
+ Dinh duỡng quang hợp
Còn quan niệm cũ thì chia ra thực vật bậc thấp, bậc cao ...v v. Mấy ông phân loại rắc rối lắm, nhưng chúng ra chỉ hiểu sơ sơ là: Trước khi hiểu đơn vị phân loại nào thì phải hiểu trên Quan Điểm phân loại nào? OK?
(pó tay)


[FONT=굴림]Xin chào[/FONT]
[FONT=굴림]Để trả lời câu hỏi này có thể tham khảo ở sách tiếng việt. Tuy nhiên, chưa có ai trả lời nên tham gia 1 chút.[/FONT]
[FONT=굴림]Câu trả lời: Vì chúng khác nhau.[/FONT]
[FONT=굴림]Vậy, chúng khác nhau cái gì?
[/FONT][FONT=굴림]Thực tế, chỉ Macroalgae (còn gọi là seaweed) có hình dạng giống với thực vật ở nhiều điểm.[/FONT][FONT=굴림]Algae và thực vật sản xuất các chất dự trữ giống nhau, và giống nhau cả về cách sử dụng các chiến lược bảo vệ trước các dã thú và các động thực vật ký sinh. điều kiện môi trường. Ngoài ra, chúng còn tồn tại các đặc điểm hình thái rất giống nhau giữa một số tảo và thực vật. Vậy, làm sao có thể phân biệt được tảo và thực vật? Câu trả lời khá dễ dàng bởi vì sự giống nhau giữa tảo và thực vật ít hơn nhiều so với sự khác nhau của chúng. [/FONT][FONT=굴림]Cụ thể, Thực vật cho thấy có sự biệt hoá ở mức độ rất cao, với rễ, lá, cuống lá, hệ thống mạch xylem/phloem. Các cơ quan sinh sản của chúng là được bao bọc bởi một lớp vỏ gồm các tế bào vô sinh (sterile cells). Chúng có một giai đoạn phôi dị bội đa bào nhằm duy trì sự phát triển và dinh dưỡng độc lập trên thể giao tử bố mẹ (parental gametophyte) (câu này dịch vẫn chưa thoát ý). Có mô phân sinh nằm ở đỉnh chồi hoặc đỉnh rễ. Thực vật có sự xen kẽ thế hệ giữa một thể giao tử đơn bội (haploid gametophyte) và một thể bào tử lưỡng bội (diploid sporophyte). Mặt khác, các tế bào liên kết rất chặt chẽ và đồng nhất với nhau (so sánh với tảo đa bào).[/FONT][FONT=굴림]Trong khi đó, Tảo không có bất cứ đặc điểm nào ở trên. Chúng không có rễ, lá ,thân hay các mô mạch vận chuyển. Mặc dù có nhiều tảo biển (seaweed = macroalgae) trông rất giống với thực vật, nhưng chúng không hình thành phôi, có cơ quan sinh sản giống quả nhưng không được bao bọc bởi các tế bào vô sinh…Sự phát triển của nhu mô chỉ có ở một số nhóm và chúng có chu kỳ sống xen kẽ thế hệ (digenetic) hoặc đơn hệ (monogenetic). Mặt khác, ở tảo đa bào thì có sự liên kết giữa các tế bào rất lõng lẽo.[/FONT]
[FONT=굴림]Trên đây là một số điểm khác nhau cơ bản nhất. Như chúng ta đã biết, hiện tại hướng nghiên cứu tìm các hợp chất có hoạt tính sinh học từ thực vật gần như đã được "đào bới" tung tóe hết rồi. Do đó, xu hướng mới là tìm các hoạt chất mới có nguồn gốc từ seaweed (macroalgae) và sử dụng seaweed hoặc vi tảo như là thực phẩm chức năng.[/FONT]</O< font><?xml:namespace prefix = v /><v:shape id=_x0000_i1026 style="WIDTH: 12pt; HEIGHT: 12pt" alt="" type="#_x0000_t75"> <v:imagedata o:href="http://www.sinhhocvietnam.com/forum/images/smilies/tongue.gif" src="file:///C:\DOCUME~1\gg\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image001.gif"></v:imagedata></v:shape>
<O< font><v:shape id=_x0000_i1027 style="WIDTH: 12pt; HEIGHT: 12pt" alt="" type="#_x0000_t75"><v:imagedata o:href="http://www.sinhhocvietnam.com/forum/images/smilies/tongue.gif" src="file:///C:\DOCUME~1\gg\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image001.gif"></v:imagedata></v:shape>[FONT=굴림]Đây cũng chính là đối tượng mà Việt Nam cần phát triển trong tương lai (hiện nay mới chỉ trồng đại trà rong sụn và rong câu).
[FONT=굴림][/FONT]
[FONT=굴림][FONT=굴림]Tài liệu tham khảo: Algae: Anatomy, Biochemistry, and Biotechnology. Laura Barsanti & Paolo Guatieri. 2006. page 1<O:p></O:p>


[/FONT][/FONT]
[/FONT]
 
[FONT=굴림]Như chúng ta đã biết, hiện tại hướng nghiên cứu tìm các hợp chất có hoạt tính sinh học từ thực vật gần như đã được "đào bới" tung tóe hết rồi. Do đó, xu hướng mới là tìm các hoạt chất mới có nguồn gốc từ seaweed (macroalgae) và sử dụng seaweed hoặc vi tảo như là thực phẩm chức năng.[/FONT]

Phát biểu này có vẻ không đúng lắm nhỉ. Hiện tại một xu hướng tương đối hot là tìm kiếm các chất mới từ những loại thực vật có tính chất dược liệu.

Trên khía cạnh này tại VN hiện rất tiềm năng. Ai cũng biết Việt Nam có độ đa dạng rất cao, nhiều dược liệu quý hiếm chưa được khai thác và nghiên cứu đúng mức. Nhiều nước cũng rất quan tâm đến nguồn nguyên liệu quý hiếm này của Việt Nam.

Mới đây thông qua anh Nguyễn Đức Thái, GS. Kim, chuyên gia về hợp chất hoạt tính sinh học từ dược liệu đã có cuộc tiếp xúc và làm việc với anh Tạ Ngọc Dũng, tổng thư ký TW hội dược liệu Việt Nam. Hy vọng sẽ có nhiều hợp tác sau cuộc gặp này.
 
Phát biểu này có vẻ không đúng lắm nhỉ. Hiện tại một xu hướng tương đối hot là tìm kiếm các chất mới từ những loại thực vật có tính chất dược liệu./QUOTE]

Ok, phân tích một chút.
Ý kiến của Hải: Đề cập đến tình hình nghiên cứu của thế giới (không nói riêng VN). Trên thế giới, Trung Quốc là nước có nhiều kinh nghiệm truyền thống và thành tựu sử dụng dược thảo. TQ được xem là nước phát triển mạnh nhất về lĩnh vực này. Có bao nhiêu cây thuốc thì TQ làm láng hết rồi. Hiện nay, hướng nghiêu cứu tìm kiếm các chất có hoạt tính sinh học từ các nguồn sinh vật trên cạn coi như vào giai đoạn thoái trào (KHÔNG PHẢI HOT...) (trên cạn thì dễ tìm, có nhiều kinh nghiệm sử dụng). Xu hướng mới là đi tìm các chất có hoạt tính từ sinh vật Biển. Nhiều tài liệu được công bố gần đây với tiêu đề: Drug from the sea, Drug from seaweed. Cosmetic from Algae....Còn các loại sách: drug from Plant thì chắc vài thập kỷ nay rồi. Còn tại sao lại chọn theo hướng nghiên cứu này thì lại nằm ngoài phạm vi của topic này. Tôi không đi phân tích sâu.
Ý kiến của Hưng:
Hiện tại một xu hướng tương đối hot là tìm kiếm các chất mới từ những loại thực vật có tính chất dược liệu./QUOTE]
Phát biểu này cũng không nhắc đến VN, vậy là của thế giới rồi. Xu hướng này hot từ vài ba thập niên trước.......hic
Việt Nam đi sau hàng chục năm, vậy thì may ra còn (mà thực tế là còn nhiều để chúng ta khai thác, nghiên cứu). Nhưng lâu lâu rồi, đọc báo thấy có một Chị nào đó, rất chăm nghiên cứu tận các vùng xa xôi hẻo lánh nào đó. Xin được bài thuốc của người dân tộc có tác dụng Anti-inflammatory. Sau đó, mang ra ....nước ngoài nghiên cứu...thế là HẾT. ...Hết rất nhanh. Chưa kịp HOT.

Vì topic này chỉ nói đến Algae và Thực vật. Nên câu cuối cùng tôi nói: Do đó, xu hướng mới là tìm các hoạt chất mới có nguồn gốc từ seaweed (macroalgae) và sử dụng seaweed hoặc vi tảo như là thực phẩm chức năng. Chính xác phải là: từ nguồn SV biển.
Việt nam với 3240 Km bờ biển thì việc phát triển theo hướng này là cần thiết. Để phân tích sâu nữa về vấn đề này thì mời những người quan tâm cùng thảo luận riêng.
khà khà.....
 
Xin tham gia một vài ý kiến:

1- Tảo là "thực vật" hay "phi thực vật"? Cái này đúng là tùy theo quan điểm của từng "trường phái" phân loại. Mặc dù có rất nhiều điểm khác nhau giữa tảo và thực vật bậc cao, nhưng nhiều người cho rằng cứ có quang hợp thì được xem là thực vật. Có nơi xếp tảo đơn bào vào giới Protista, nhưng cũng có nơi đặt nó vào thực vật. Cũng giống như ở động vật, protozoa có khi được xếp với giới Protista, nhưng cũng có lúc coi nó là động vật. Nhiều loại tảo đa bào hiện nay được xếp vào giới thực vật.

2- Hướng "tìm" các hợp chất thiên nhiên từ thực vật đúng là đã bị "tung tóe" nhiều nơi. Nhưng các nghiên cứu về các hợp chất này vẫn còn nhiều điều cho các nhà sinh học thỏa sức tung hoành. Hiện nay người ta tìm mọi "âm mưu thủ đoạn" làm tăng khả năng sản sinh các chất này ở thực vật. Rất nhiều chất biến dưỡng thứ cấp ở thực vật có công dụng y dược to lớn, nhưng lại được tiết ra một cách hết sức "hà tiện" ở thực vật.
Trong các hướng nghiên cứu này có hướng sinh học tổng hợp (synthetic biology) và công nghệ biến dưỡng (metabolic engineering). Mấy cái này thì TS. Nguyễn Đức Thái biết rất rõ và đã giới thiệu nhiều nơi.

Các cây thuốc ở Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng, nhưng tùy mỗi vùng địa lý mà các giống/dòng thực vật của cùng một loài lại phát sinh những điểm khác nhau trong quá trình tiến hóa.
Cũng cùng một loài thực vật, có khi người ta thực hiện được nghiên cứu trên giống này, còn giống khác thì bó tay. Nên có thể nói rằng mặc dù đã bị đào bới "tung tóe", nhưng lĩnh vực nghiên cứu hợp chất thiên nhiên từ thực vật vẫn còn có chỗ để đào bới tiếp.

Đào ... đào ... đào ...
Bới ... bới ... bới ...!!!
 
Kính thưa bác Hải, những điều em nói có thể là sai. Kiến thức là vô tận, mỗi người chỉ có thể biết một hạt cát nhỏ trong sa mạc mênh mông.

Tuy nhiên trước giờ em nói chuyện thích lấy dẫn chứng (tài liệu tham khảo cụ thể). Nói xuông thì không thể chứng minh ai đúng, ai sai được. Nhất là trong khoa học.

Trên thế giới, Trung Quốc là nước có nhiều kinh nghiệm truyền thống và thành tựu sử dụng dược thảo. TQ được xem là nước phát triển mạnh nhất về lĩnh vực này. Có bao nhiêu cây thuốc thì TQ làm láng hết rồi.

Không ai có thể phủ nhận về y học cổ truyền thì TQ là nhất. Nhưng CNSH thực vật của TQ nói chung và việc tìm hợp chất có tính dược học từ thực vật nói riêng còn thua nhiều nước. Cái này muốn biết thì cứ xem thống kê số bài báo của mỗi nước về mỗi lĩnh vực là biết liền.

Không sai, TQ đã và đang sử dụng rất nhiều cây thuốc nhưng việc "làm láng hết rồi này" không phải là tìm hết các hợp chất quý từ những cây thuốc đó đâu. Rất nhiều cây thuốc người ta biết là có tác dụng trị bệnh này nhưng vẫn chưa biết chất gì đóng vai trò chính. Chưa kể việc các bài thuốc chữa bệnh thường là sự kết hợp của nhiều cây thuốc. Mỗi cây thuốc chỉ có một số hoạt chất quý. Vì vậy việc tìm hiểu thực chất những hoạt chất nào trong bài thuốc đóng vai trò chủ chốt trong trị bệnh còn làm đau đầu các bác CNSH y dược lắm ạ.

Hiện nay, hướng nghiêu cứu tìm kiếm các chất có hoạt tính sinh học từ các nguồn sinh vật trên cạn coi như vào giai đoạn thoái trào (KHÔNG PHẢI HOT...) (trên cạn thì dễ tìm, có nhiều kinh nghiệm sử dụng). Xu hướng mới là đi tìm các chất có hoạt tính từ sinh vật Biển.

Không thể nói vì nguồn trên cạn dễ kiếm còn nguồn dưới biển chưa biết đến thì người ta tập trung vào hướng dưới biển mà không theo hướng trên cạn được. Biển còn nhiều bí ẩn, trên cạn đã biết rõ. Vậy ai dám khẳng định dưới biển có nhiều hoạt chất dược học hơn trên cạn??? Trên cạn thì có hoạt tính sờ sờ ra đó rồi mà còn chưa biết hết, chả dại gì xuống biển mò mẫm khi chưa biết nó có hoạt tính hay không.

Nhiều tài liệu được công bố gần đây với tiêu đề: Drug from the sea, Drug from seaweed. Cosmetic from Algae....Còn các loại sách: drug from Plant thì chắc vài thập kỷ nay rồi. Còn tại sao lại chọn theo hướng nghiên cứu này thì lại nằm ngoài phạm vi của topic này. Tôi không đi phân tích sâu.

Thưa bác, bác đưa mấy cái tên tài liệu có chữ sea và algae rồi bác kết luận là hướng nghiên cứu này hot hơn thì em không phục. Em mà ngồi kể thì cả buổi cũng không hết các sách, tài liệu "trên cạn" đâu. Bác nói sách drug from Plant vài thập kỷ nay rồi thì mong bác cho bằng chứng?

Em nghe bác nói hùng hồn quá làm em hú vía, chạy ngay vào pubmed với amazon em search với từ khóa "plant medecine" hoặc "algae medecine" thì ..... Mời bác vào kiểm tra. Thậm chí trên pubmed em còn xem năm 2007 có bao nhêu bài tìm được với mỗi từ khóa trên. Chắc qua đó có thể thấy hướng nào hot hơn.

Việt Nam đi sau hàng chục năm, vậy thì may ra còn (mà thực tế là còn nhiều để chúng ta khai thác, nghiên cứu). Nhưng lâu lâu rồi, đọc báo thấy có một Chị nào đó, rất chăm nghiên cứu tận các vùng xa xôi hẻo lánh nào đó. Xin được bài thuốc của người dân tộc có tác dụng Anti-inflammatory. Sau đó, mang ra ....nước ngoài nghiên cứu...thế là HẾT. ...Hết rất nhanh. Chưa kịp HOT.

Một vài trường hợp thì không đủ để tổng quát hóa. Tiềm năng dược liệu của VN còn rất lớn. TQ to lớn thật đấy nhưng không phải cái gì VN có thì TQ cũng có đâu ạ. Hướng dược liệu tại VN là một trong các hướng có thể phát triển rất tốt. Hướng khác theo thiển ý của em là y sinh vì điều kiện lấy mẫu bệnh phẩm rất dễ, animal right cũng không phải lo tại VN, nước nhiệt đới có nhiều loại bệnh. Nhân cái vụ H5N1 vừa rồi tuy là thảm họa nhân sinh nhưng lại là kỳ nở rộ cho các bài báo khoa học, tiếc là nhiều bài về H5N1 trích dẫn nguồn virus hay bệnh phẩm từ VN nhưng lại không phải do khoa học gia VN đứng tên.

Việt nam với 3240 Km bờ biển thì việc phát triển theo hướng này là cần thiết. Để phân tích sâu nữa về vấn đề này thì mời những người quan tâm cùng thảo luận riêng.
khà khà.....

Biển VN dài thật nhưng rừng VN cũng không ít. Trong khi còn mù mờ việc algae từ biển có hoạt tính dược học gì thì chi bằng ta biết rõ cây A, B, C có tác dụng chữa bệnh E, F, G, ta đi nghiên cứu xem chất nào trong mấy cái cây đó mang lại tác dụng này có khi nhanh hơn.

Hic, hôm nay làm việc + vui chơi mệt bã người.

@Đôn, học chuyên ngành thực vật hay sao mà biết lắm thứ rõ thế. Mình thì mù tịt về thực vật, chỉ biết tán nhảm lung tung thôi :D.
 
Khà khà.
Đúng, mọi cái đều có tính tương đối. Để phân tích chính xác và cụ thể thì phải viết một bài chi tiết, tất nhiên là không đăng ở đây. Còn nhiều việc phải làm hơn.
Tạm thời, có 2 luồng ý kiến:
1. Ý kiến của Hải: Xu hướng mới là tìm các hoạt chất sinh học từ sinh vật biển.
2. Ý kiến của Hưng: Xu hướng đang HOT vẫn là tìm các chất có hoạt tính sinh học từ thực vật.
Chú ý: Mọi phân tích tập trung vào ý nghĩa của từ "XU HƯỚNG". Cũng cần nói rõ, ko phải hiểu máy móc là chấm dứt hướng nghiên cứu từ thực vật là chấm dứt 100%. Nói như Hưng thì ai chả biết. Có nhà khoa học làm cả đời chỉ trên 1 cây thuốc còn chưa hết việc. Nên chủ yếu tập trung vào Xu hướng mới.
Xin mời các chuyên gia.
Kính chào.
(Xin lỗi , nhờ admin chuyển các bài này sang 1 topic khác để tiện theo dõi, đang lạc đề)
 
Em nghe bác nói hùng hồn quá làm em hú vía, chạy ngay vào pubmed với amazon em search với từ khóa "plant medecine" hoặc "algae medecine" thì ..... Mời bác vào kiểm tra. Thậm chí trên pubmed em còn xem năm 2007 có bao nhêu bài tìm được với mỗi từ khóa trên. Chắc qua đó có thể thấy hướng nào hot hơn.
Xin chào.
Tự nhiên đi vào Pubmed với 2 cái từ khóa đấy làm gi?
Chẳng khác gì khi đem so sánh kho tàng kiến thức của 1 ông Giáo sư với một đứa trẻ mới 2 tuổi đời.hic....
Xin nhắc lại, ở đây đang nói đến xu hướng mới, không phải nói đến THÀNH TỰU đạt được.
khà khà...đi kiếm cái gì lót bụng đói đây.... Bụng kêu ro ro làm sao lo được việc lớn.
hi
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top