Kỉ Niệm Ngày Sinh Của MenDel

Vũ Khoa Nam

Senior Member
Di Truyền Học

Biện Chứng Về Các Ngọn Nguồn Của Sự Sống

Di Truyền Học là một môn khoa học trẻ tuổi. Nó cùng lứa tuổi với thế kỷ của chúng ta và là con đẻ thực sự của thế kỷ này. Không có những máy móc, thiết bị cùng nhưng phương pháp nghiên cứu hiện đại thì di truyền không thể ra đời được. Nhưng nếu không có nó thì sự sống hoạt động quý giá của con người ở thế kỷ 20 trong nhiều lĩnh vực khoa học và sản xuất như sinh vật học, y học, nông nghiệp và thậm chí cả chinh phục vũ trụ nữa cũng đều vô vị.

Di truyền học là khoa học về tính di truyền và tính biến dị. Sự thống nhất của hai nguyên tắc đối lập ấy ai cũng đều có thể nhìn thấy ở khắp đó đây, ở bất kì chổ nào, nơi mà các con cái đời sau phải thay thế cho tổ tiên. Tính di truyền là cái thuộc tính giống tổ tiên của toàn bộ sự sống trên Quả Đất này. Còn tính biến dị là điều mà các nhà sinh vật dùng để gọi những sự khác nhau và sự phân ly ra ngoài phạm vi giống nhau của một gia đình.
Điều này có thể tìm được trong bất kỳ gia đình nào. Mỗi một chúng ta nếu không giống mẹ thì nhất thiết phải giống cha. Đấy là do tính di truyền bày đặt ra cả. Nhưng đây không có sự giống nhau tuyệt đối. Bao giờ con cái cũng có điểm gì đó khác bố mẹ cả về ngoại hình lẫn tâm lý. Đó chính là tính biến dị.

Tính biến dị và tính di truyền là hai thuộc tính cơ bản nhất của sự sống, nếu thiếu chúng thì không thể có được sinh sản tiến hoá và phát triển trong thế giới động vật và thực vật. Một bên là nguyên tắc bảo thủ còn một bên khác là cách mạng. Trong cuộc đấu tranh và thống nhất đó của chúng sẽ tìm thấy biểu hiện của phép biện chứng tự nhiên.
Sự sống càng đa dạng với nhiều màu sắc bao nhiêu thì phạm vi hoạt động của sự chọn lọc tự nhiên càng rộng hơn, sự tiến hoá càng thành đạt hơn, thiên nhiên càng đạt được sự hoàn thiện lớn lao hơn. Tính biến dị cung cấp chất liệu cho sự tiến hoá. Tính di truyền củng cố các thành quả của biến dị. Tính biến dị tạo nên những dạng sinh vật mới, còn tính di truyền thì bảo vệ, giữ gìn chúng.

Các nhà di truyền học phân biệt tính biến dị thành ba kiểu cơ bản. Nhưng sự biến đổi được hình thành trực tiếp do môi trường sống hoặc do luyện tập. Những điều đó được gọi là dấu hiệu tập nhiễm hoặc là dấu hiệu sửa đổi. Chúng luôn luôn phù hợp và đáp ứng thỏa đáng mọi đòi hỏi của môi trường. Sau đó là đột biến hoặc biến đổi nhảy vọt, ngẫu nhiên và biến đổi không tương ứng với ảnh hưởng của môi trường. Cuối cùng là tổ hợp. Những biến đổi này đạ tạo nên sự sắp xếp mới các mầm mống di truyền nhận được từ bố mẹ khác với cách sắp xếp trong thế hệ trước.

Tính di truyền bảo vệ không phải là tất cả ba kiểu biến dị đó. Những dấu hiệu tập nhiễm không di truyền. Đột biến bao giờ cũng di truyền, bởi vì nó chính là sự biến đổi của bản thân chất di truyền hay như người ta thường nói genotip.
Phenotip là tập hợp tất cả các đặc tính và các dấu hiệu của một cá thể nhưng không phải là mật mã di truyền tức là genotip.
Mặc dầu không chính xác nhưng người ta thường hay nghĩ là các vật chất mang thông tin di truyền điều khiển dự tổng hợp protit và sự phát triển các bộ phận chỉ vào lúc mà cơ thể còn là phôi thai. Không, sự sống và tính di truyền tay nắm tay bước đi từ khi còn là phôi thai và mãi mãi cho đến khi chết. Bởi vì mật mã di truyền không phải chỉ có ở nhân của các tế bào sinh dục mà cả trong từng tế bào nhỏ bé của cơ thể nũa.
Trong con người có tới sáu trăm nghìn tỷ tế bào. Qua một ngà đêm, đại bộ phận trong số đó lại chết đi. Nhưng trước khi gần đất xa trời các tế bào già nua đã sinh ra và để lại cho đời một hậu thế đáng tin cậy và rất trẻ. Các tế bào mới được sinh ra theo đúng kế hoạch của tính di truyền được ấn định và cất giấu trong nhân.

Điều gì sẽ đến nếu trong cơ chế di truyền của một chi tiết nào đó trong tế bào của cơ thể chúng ta vì một nguyên nhân nào đấy mà bị trục trặc. Có gì không thuận buồm xuôi gió sẽ xảy ra chăng? Tế bào non mới sinh ra trở thành đột biến --- tất cả ở trong đó trở nên khác xưa và không phù hợp. Ở trong mô, các tế bào tàn phế sinh sôi nảy nở... u ung thư ra đời, cuối cùng làm cho cơ thể lìa đời.
Ví như, nếu không có biến dị và di truyền thì chúng ta không bao giờ được nhìn thấy sự sống hoàn thiện và phong phú như ngày nay. Nếu như không có biến dị thì sinh vật không thể nào có được khả năng thích nghi diệu kỳ đối với các điều kiện sống khác nhau. Nếu không thì sự sống cũng không có khoảng không rộng mở để chọn đường phát triển. Và không có biến dị thì tài năng mới cũng sẽ tàn lụi mất thôi.
Không có biến dị thì cả protit lẫn vật mang tính di truyền - axit nucleic, ADN va ARN cũng đều không tồn tại, mà chúng ở trên Quả Đất này, thì hình như được hình thành trong cùng một thời gian. Một số nhà bác học thậm chí còn cho rằng chất có khả năng mang thông tin di truyền - axit ribonucleic đã xuất hiện trước protit và cùng lắm thì cũng chỉ muộn hơn một chút thôi. Cái gì xuất hiện trước, trứng hay là gà là một vấn đề đã lâu đời làm cho người ta phát đau đầu và đến nay vẫn chưa được giải quyết đầy đủ.

Như vậy là ngay từ những bước chập chững đầu tiên, sự sống đã tìm được một trong những thuộc tính cơ bản --- tinh di truyền.

Copy by Nam (Chương Bốn " Di truyền Học",Sinh Học Lý Thú,NXB Văn Hoá Thông Tin)
 
Kỉ Niệm Ngày Sinh Của Nhà Khoa Học, Di Truyền Học Grego MenDel (22/07/1822 - 22/07/2007)

Từ Đậu Hà Lan Đến Di Truyền Học:
Grego Mendel (1822 - 1884) tác giả của lý thuyết di truyền học kinh điển, ông sinh ra và lớn lên tại xứ Moravi (thuộc Tiệp Khắc cũ), sớm đã có lòng yêu thiên nhiên, yêu khoa học, ông đã không ngừng ngại vượt qua bao khó khăn của cuộc sống để được học tập và làm việc.

Với mơ ước được trở thành một nhà sư phạm, thời học trung học ông phải trãi qua cảnh túng thiếu của gia đình, và tốt nghiệp trung học năm 1843 và sau đó ông phải bước vào tu viện thánh Phoma tại thành phố Brono yên tĩnh, vùng Bohem (thuộc Tiệp Khắc Cũ) với đẳng cấp là một nhà tu hành, MenDel tiếp tục làm việc tại tu viện và hơn hết ông tiếp tục học Đại Học Tổng Hợp Viên năm 1851 đến 1853 và sau đó trở thành thầy giáo tại trường Cao Đẳng Thực Hành. Ở đây ngoài giờ giảng dạy, tại một vườn cây của tu viện ông đã nghiên cứu giống đậu Hà Lan(Pisum sativum L), hơn 10 nghìn gống lai và các loại đậu khác nhau, công trình nghiên cứu luôn bắt ông phải bỏ hàng giờ quan sát những đối tượng nhỏ khiến mắt ông bị mờ. Vượt qua trở ngại đó ông đã công bố kết quả nghiên cứu trên hai tời báo năm 1865 va 1869, thuộc tuyển tập "Công trình nghiên cứu của hội khảo cứu thiên nhiên địa phương", 50 trang tóm tắt kết quả nghiên cứu, đó cũng là 50 trang đánh dấu sự ra đời của thuyết Di Truyền Học cổ điển (Classical of Genetic)

Nhưng rồi lý thuyết của ông cũng bị người đương thời ruồng bỏ, thời bấy giờ chỉ xem các khái niệm về di truyền như một trò cười. Theo quan niệm xã hội phong kiến phương Đông thì họ chỉ nhận thức được rằng khi người vợ sinh con gái là hoàn toàn do lỗi người vợ, điều này đối với lý thuyết di truyền học của MenDel thì trái ngược nhau Nhưng sau 16 năm, khi MenDel qua đời vào năm 1900, ba nhà khoa học Conrenxơ (Đức), Secmac (Áo) và Đơvri (Hà Lan) độc lập nghiên cứu vơí nhau và đưa ra kết quả thì làm người ta phải nhớ công trình mà MenDel đã công bố năm 1865 và 1869.
Trong thực tiễn các số liệu thu được hoàn toàn trái ngược với 3 định luật của MenDel. Đến cả Saclo Đarwin (1809 - 1882) tác giả của thuyết tiến hoá nổi tiểng và các nhà sinh vật học khác cũng phải ngậm ngùi trước kết quả mà họ thu được khi tìm hiểu về ý nghĩa của quy luật di truyền, nguyên nhân là do sự quan niệm không đúng đắn từ các nhà sinh vật học trước thời MenDel, họ đã cho rằng vật chất di truyền là một linh hồn vĩnh cửu, luôn luôn đồng nhất và không bao giờ phân li, nghĩ rằng sự di truyền có ở con cái đó là nhờ sự hoà lẫn giữa bố và mẹ, con cái được tao ra nhờ sự hoàn lẫn ấy, và nhất thiết là phải lưu truyền qua các thế hệ.

Quả thật lúc ấy trên thế giới ngành kĩ thuật - công nghệ chưa phát triển được kính hiển vi hiện đại, mặt khác lý thuyết về chất NST (Nhiễm Sắc Thể) cũng chưa ra đời, như thế "lý thuyết cùng với 3 định luật của MenDel" vẫn bị phủ nhận.

Moocgan và Di truyền học MenDel

Nhưng vẫn may thay, lý thuyết của MenDel vẫn được cứu ra khỏi vực thẳm của sự phủ nhận, đó là nhờ T.Moocgan (sinh ngày 25/09/1866 tại bang Kentuca - Hoa Kỳ, Nobel 1933). Ông đã chọn đối tượng nghiên cứu là ruồi giấm (Drosophila Melanogaster). "Căn phòng ruồi" trở nên nổi tiếng vì loài ruồi này có khả năng sinh sản nhanh. Ông đã tiến hành nghiên cứu và thấy ở các thế hệ con cái của bố mẹ có đặc điểm:" các tính trạng này liên kết với một tính trạng khác", trên đối tượng ruồi giấm ta có thể thu được 10^3 - 10^5 cá thể từ vài cặp cá thể ban đầu trong khoảng thời gian là tương đối ngắn.
Điều đáng chú ý là MenDel chỉ có thể nghiên cứu quy luật di truyền riêng lẽ của từng cặp tính trạng mà không chú ý đến những trường hợp tổ hợp xảy ra với tần số thấp. Còn Moocgan thì khác, ông dựa vào số lượng ruồi giám thu được, ông có thể đi sâu và phân tích tỉ mỉ các tính trạng khác nhau qua hiều thế hệ và cũng cho phép ông có thể theo dõi được các tính trạng mới xuất hiện với tần số thấp. Sau nhiều năm nghiên cứu đến năm 1910, ông đã công bố bài : " Sự Di Truyền Liên Kết Với Giới Tính Ở Ruồi Giấm"và song song đó là lý thuyết về chất Nhiễm Sắc Thể của tính di truyền. Từ đây, lý thuyết Di Truyền Học của MenDel từ từ mới được toả sáng.

Và đến năm 1915, sau 5 năm công bố " Sự di truyền liên kết với giới tính ở ruồi giấm; lý thuyết về chất NST" ông tiếp tục cùng với các đồng sự của mình nói lên quan điểm trong quyển sách " Cơ Chế Của Di Truyền Học MenDel" nhằm chứng minh rằng những nhân tố di truyền không nhìn thấy được thực chất có thể nhìn thấy được, di truyền được và phân bố thẳng hàng trên các NST.
Sự đi lên về mặt khoa học, năm 1926 " Học Thuyết về Gen" của Moocgan đã giúp chúng ta có thể giải thích và nhạn thức đúng hơn nữa về các đặc điểm vật chất di truyền của MenDel. Moocgan nhấn mạnh và bổ sung ở định luật 3 của MenDel: " Các nhân tố di truyền không phải bao giờ cũng di truyền một cách độc lập, đôi khi chúng cũng di truyền theo cả nhóm, di truyền liên kết với nhau trong những nhóm như vậy chúng có thể hoán đổi chổ cho nhau (Hoán Vị Gen) khi các nhiễm sắc thể tiếp hợp lại với nhau rong quá trình phân bào giảm phân".

Từ đây ta mới có thể khẳng định rằng lý thuyết của MenDel là đúng với thực nghiệm, những vấn đề khuất mắt sau mấy chục năm đã không còn nữa, đánh dấu tên tuổi của Moocgan trong ngành di truyền học, lý thuyết của Moocgan ra đời không chỉ nhằm cho người đời thấy công lao vĩ đại của MenDel mà thêm vào đó, nó đã gíúp cho di truyền học có một bước nhảy vọt, di truyền học mãi là ngành khoa học thực nghiệm, có chức năng và nhiệm vụ rất cao trong tiến hoá và chọn giống.
 
Gregor Johann Mendel (July 20, 1822[1] – January 6, 1884)
July 20 is his birthday; often mentioned is July 22, the date of his baptism. Biography of Mendel at the Mendel Museum

Mendel sinh ngày 20/07/1822
Bạn nói ngày sai bạn là người dốt
Những cái bạn ghi ở trên toàn là chép bậy vớ vẩn 0 chính xác
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top