Vũ Khoa Nam
Senior Member
Di Truyền Học
Biện Chứng Về Các Ngọn Nguồn Của Sự Sống
Di Truyền Học là một môn khoa học trẻ tuổi. Nó cùng lứa tuổi với thế kỷ của chúng ta và là con đẻ thực sự của thế kỷ này. Không có những máy móc, thiết bị cùng nhưng phương pháp nghiên cứu hiện đại thì di truyền không thể ra đời được. Nhưng nếu không có nó thì sự sống hoạt động quý giá của con người ở thế kỷ 20 trong nhiều lĩnh vực khoa học và sản xuất như sinh vật học, y học, nông nghiệp và thậm chí cả chinh phục vũ trụ nữa cũng đều vô vị.
Di truyền học là khoa học về tính di truyền và tính biến dị. Sự thống nhất của hai nguyên tắc đối lập ấy ai cũng đều có thể nhìn thấy ở khắp đó đây, ở bất kì chổ nào, nơi mà các con cái đời sau phải thay thế cho tổ tiên. Tính di truyền là cái thuộc tính giống tổ tiên của toàn bộ sự sống trên Quả Đất này. Còn tính biến dị là điều mà các nhà sinh vật dùng để gọi những sự khác nhau và sự phân ly ra ngoài phạm vi giống nhau của một gia đình.
Điều này có thể tìm được trong bất kỳ gia đình nào. Mỗi một chúng ta nếu không giống mẹ thì nhất thiết phải giống cha. Đấy là do tính di truyền bày đặt ra cả. Nhưng đây không có sự giống nhau tuyệt đối. Bao giờ con cái cũng có điểm gì đó khác bố mẹ cả về ngoại hình lẫn tâm lý. Đó chính là tính biến dị.
Tính biến dị và tính di truyền là hai thuộc tính cơ bản nhất của sự sống, nếu thiếu chúng thì không thể có được sinh sản tiến hoá và phát triển trong thế giới động vật và thực vật. Một bên là nguyên tắc bảo thủ còn một bên khác là cách mạng. Trong cuộc đấu tranh và thống nhất đó của chúng sẽ tìm thấy biểu hiện của phép biện chứng tự nhiên.
Sự sống càng đa dạng với nhiều màu sắc bao nhiêu thì phạm vi hoạt động của sự chọn lọc tự nhiên càng rộng hơn, sự tiến hoá càng thành đạt hơn, thiên nhiên càng đạt được sự hoàn thiện lớn lao hơn. Tính biến dị cung cấp chất liệu cho sự tiến hoá. Tính di truyền củng cố các thành quả của biến dị. Tính biến dị tạo nên những dạng sinh vật mới, còn tính di truyền thì bảo vệ, giữ gìn chúng.
Các nhà di truyền học phân biệt tính biến dị thành ba kiểu cơ bản. Nhưng sự biến đổi được hình thành trực tiếp do môi trường sống hoặc do luyện tập. Những điều đó được gọi là dấu hiệu tập nhiễm hoặc là dấu hiệu sửa đổi. Chúng luôn luôn phù hợp và đáp ứng thỏa đáng mọi đòi hỏi của môi trường. Sau đó là đột biến hoặc biến đổi nhảy vọt, ngẫu nhiên và biến đổi không tương ứng với ảnh hưởng của môi trường. Cuối cùng là tổ hợp. Những biến đổi này đạ tạo nên sự sắp xếp mới các mầm mống di truyền nhận được từ bố mẹ khác với cách sắp xếp trong thế hệ trước.
Tính di truyền bảo vệ không phải là tất cả ba kiểu biến dị đó. Những dấu hiệu tập nhiễm không di truyền. Đột biến bao giờ cũng di truyền, bởi vì nó chính là sự biến đổi của bản thân chất di truyền hay như người ta thường nói genotip.
Phenotip là tập hợp tất cả các đặc tính và các dấu hiệu của một cá thể nhưng không phải là mật mã di truyền tức là genotip.
Mặc dầu không chính xác nhưng người ta thường hay nghĩ là các vật chất mang thông tin di truyền điều khiển dự tổng hợp protit và sự phát triển các bộ phận chỉ vào lúc mà cơ thể còn là phôi thai. Không, sự sống và tính di truyền tay nắm tay bước đi từ khi còn là phôi thai và mãi mãi cho đến khi chết. Bởi vì mật mã di truyền không phải chỉ có ở nhân của các tế bào sinh dục mà cả trong từng tế bào nhỏ bé của cơ thể nũa.
Trong con người có tới sáu trăm nghìn tỷ tế bào. Qua một ngà đêm, đại bộ phận trong số đó lại chết đi. Nhưng trước khi gần đất xa trời các tế bào già nua đã sinh ra và để lại cho đời một hậu thế đáng tin cậy và rất trẻ. Các tế bào mới được sinh ra theo đúng kế hoạch của tính di truyền được ấn định và cất giấu trong nhân.
Điều gì sẽ đến nếu trong cơ chế di truyền của một chi tiết nào đó trong tế bào của cơ thể chúng ta vì một nguyên nhân nào đấy mà bị trục trặc. Có gì không thuận buồm xuôi gió sẽ xảy ra chăng? Tế bào non mới sinh ra trở thành đột biến --- tất cả ở trong đó trở nên khác xưa và không phù hợp. Ở trong mô, các tế bào tàn phế sinh sôi nảy nở... u ung thư ra đời, cuối cùng làm cho cơ thể lìa đời.
Ví như, nếu không có biến dị và di truyền thì chúng ta không bao giờ được nhìn thấy sự sống hoàn thiện và phong phú như ngày nay. Nếu như không có biến dị thì sinh vật không thể nào có được khả năng thích nghi diệu kỳ đối với các điều kiện sống khác nhau. Nếu không thì sự sống cũng không có khoảng không rộng mở để chọn đường phát triển. Và không có biến dị thì tài năng mới cũng sẽ tàn lụi mất thôi.
Không có biến dị thì cả protit lẫn vật mang tính di truyền - axit nucleic, ADN va ARN cũng đều không tồn tại, mà chúng ở trên Quả Đất này, thì hình như được hình thành trong cùng một thời gian. Một số nhà bác học thậm chí còn cho rằng chất có khả năng mang thông tin di truyền - axit ribonucleic đã xuất hiện trước protit và cùng lắm thì cũng chỉ muộn hơn một chút thôi. Cái gì xuất hiện trước, trứng hay là gà là một vấn đề đã lâu đời làm cho người ta phát đau đầu và đến nay vẫn chưa được giải quyết đầy đủ.
Như vậy là ngay từ những bước chập chững đầu tiên, sự sống đã tìm được một trong những thuộc tính cơ bản --- tinh di truyền.
Copy by Nam (Chương Bốn " Di truyền Học",Sinh Học Lý Thú,NXB Văn Hoá Thông Tin)
Biện Chứng Về Các Ngọn Nguồn Của Sự Sống
Di Truyền Học là một môn khoa học trẻ tuổi. Nó cùng lứa tuổi với thế kỷ của chúng ta và là con đẻ thực sự của thế kỷ này. Không có những máy móc, thiết bị cùng nhưng phương pháp nghiên cứu hiện đại thì di truyền không thể ra đời được. Nhưng nếu không có nó thì sự sống hoạt động quý giá của con người ở thế kỷ 20 trong nhiều lĩnh vực khoa học và sản xuất như sinh vật học, y học, nông nghiệp và thậm chí cả chinh phục vũ trụ nữa cũng đều vô vị.
Di truyền học là khoa học về tính di truyền và tính biến dị. Sự thống nhất của hai nguyên tắc đối lập ấy ai cũng đều có thể nhìn thấy ở khắp đó đây, ở bất kì chổ nào, nơi mà các con cái đời sau phải thay thế cho tổ tiên. Tính di truyền là cái thuộc tính giống tổ tiên của toàn bộ sự sống trên Quả Đất này. Còn tính biến dị là điều mà các nhà sinh vật dùng để gọi những sự khác nhau và sự phân ly ra ngoài phạm vi giống nhau của một gia đình.
Điều này có thể tìm được trong bất kỳ gia đình nào. Mỗi một chúng ta nếu không giống mẹ thì nhất thiết phải giống cha. Đấy là do tính di truyền bày đặt ra cả. Nhưng đây không có sự giống nhau tuyệt đối. Bao giờ con cái cũng có điểm gì đó khác bố mẹ cả về ngoại hình lẫn tâm lý. Đó chính là tính biến dị.
Tính biến dị và tính di truyền là hai thuộc tính cơ bản nhất của sự sống, nếu thiếu chúng thì không thể có được sinh sản tiến hoá và phát triển trong thế giới động vật và thực vật. Một bên là nguyên tắc bảo thủ còn một bên khác là cách mạng. Trong cuộc đấu tranh và thống nhất đó của chúng sẽ tìm thấy biểu hiện của phép biện chứng tự nhiên.
Sự sống càng đa dạng với nhiều màu sắc bao nhiêu thì phạm vi hoạt động của sự chọn lọc tự nhiên càng rộng hơn, sự tiến hoá càng thành đạt hơn, thiên nhiên càng đạt được sự hoàn thiện lớn lao hơn. Tính biến dị cung cấp chất liệu cho sự tiến hoá. Tính di truyền củng cố các thành quả của biến dị. Tính biến dị tạo nên những dạng sinh vật mới, còn tính di truyền thì bảo vệ, giữ gìn chúng.
Các nhà di truyền học phân biệt tính biến dị thành ba kiểu cơ bản. Nhưng sự biến đổi được hình thành trực tiếp do môi trường sống hoặc do luyện tập. Những điều đó được gọi là dấu hiệu tập nhiễm hoặc là dấu hiệu sửa đổi. Chúng luôn luôn phù hợp và đáp ứng thỏa đáng mọi đòi hỏi của môi trường. Sau đó là đột biến hoặc biến đổi nhảy vọt, ngẫu nhiên và biến đổi không tương ứng với ảnh hưởng của môi trường. Cuối cùng là tổ hợp. Những biến đổi này đạ tạo nên sự sắp xếp mới các mầm mống di truyền nhận được từ bố mẹ khác với cách sắp xếp trong thế hệ trước.
Tính di truyền bảo vệ không phải là tất cả ba kiểu biến dị đó. Những dấu hiệu tập nhiễm không di truyền. Đột biến bao giờ cũng di truyền, bởi vì nó chính là sự biến đổi của bản thân chất di truyền hay như người ta thường nói genotip.
Phenotip là tập hợp tất cả các đặc tính và các dấu hiệu của một cá thể nhưng không phải là mật mã di truyền tức là genotip.
Mặc dầu không chính xác nhưng người ta thường hay nghĩ là các vật chất mang thông tin di truyền điều khiển dự tổng hợp protit và sự phát triển các bộ phận chỉ vào lúc mà cơ thể còn là phôi thai. Không, sự sống và tính di truyền tay nắm tay bước đi từ khi còn là phôi thai và mãi mãi cho đến khi chết. Bởi vì mật mã di truyền không phải chỉ có ở nhân của các tế bào sinh dục mà cả trong từng tế bào nhỏ bé của cơ thể nũa.
Trong con người có tới sáu trăm nghìn tỷ tế bào. Qua một ngà đêm, đại bộ phận trong số đó lại chết đi. Nhưng trước khi gần đất xa trời các tế bào già nua đã sinh ra và để lại cho đời một hậu thế đáng tin cậy và rất trẻ. Các tế bào mới được sinh ra theo đúng kế hoạch của tính di truyền được ấn định và cất giấu trong nhân.
Điều gì sẽ đến nếu trong cơ chế di truyền của một chi tiết nào đó trong tế bào của cơ thể chúng ta vì một nguyên nhân nào đấy mà bị trục trặc. Có gì không thuận buồm xuôi gió sẽ xảy ra chăng? Tế bào non mới sinh ra trở thành đột biến --- tất cả ở trong đó trở nên khác xưa và không phù hợp. Ở trong mô, các tế bào tàn phế sinh sôi nảy nở... u ung thư ra đời, cuối cùng làm cho cơ thể lìa đời.
Ví như, nếu không có biến dị và di truyền thì chúng ta không bao giờ được nhìn thấy sự sống hoàn thiện và phong phú như ngày nay. Nếu như không có biến dị thì sinh vật không thể nào có được khả năng thích nghi diệu kỳ đối với các điều kiện sống khác nhau. Nếu không thì sự sống cũng không có khoảng không rộng mở để chọn đường phát triển. Và không có biến dị thì tài năng mới cũng sẽ tàn lụi mất thôi.
Không có biến dị thì cả protit lẫn vật mang tính di truyền - axit nucleic, ADN va ARN cũng đều không tồn tại, mà chúng ở trên Quả Đất này, thì hình như được hình thành trong cùng một thời gian. Một số nhà bác học thậm chí còn cho rằng chất có khả năng mang thông tin di truyền - axit ribonucleic đã xuất hiện trước protit và cùng lắm thì cũng chỉ muộn hơn một chút thôi. Cái gì xuất hiện trước, trứng hay là gà là một vấn đề đã lâu đời làm cho người ta phát đau đầu và đến nay vẫn chưa được giải quyết đầy đủ.
Như vậy là ngay từ những bước chập chững đầu tiên, sự sống đã tìm được một trong những thuộc tính cơ bản --- tinh di truyền.
Copy by Nam (Chương Bốn " Di truyền Học",Sinh Học Lý Thú,NXB Văn Hoá Thông Tin)