Quyền năng của bộ não trong việc chi phối các hệ thống trong cơ thể cũng như sức khỏe của chúng ta là một điều thú vị, đáng được quan tâm chi tiết. Chúng ta ai cũng biết stress (làm việc quá sức, đau buồn, trầm cảm...v.v) có thể ức chế hệ miễn dịch. Thú vị hơn là các nhà khoa học đã xác nhận việc một thầy cúng có thể khiến ai đó phải chết bằng cách chỉ cần nói với những người tin vào quyền lực của ông ta rằng họ sẽ chết. Ngoài ra nhiều người khác rất tin tưởng vào việc liệu pháp hài ước có thể chữa những bệnh mà bác sĩ phải bó tay. Nếu chúng ta cho rằng những báo cáo từ các nghiên cứu của Simonon ở Trung tâm Nghiên cứu Ung thư ở Dallas là đúng thì chúng ta hẳn sẽ phải đồng ý với họ. Trong các nghiên cứu đó, những bệnh nhân ung thư ở giai đoạn cuối được dạy các kỹ thuật nhằm tránh các ý nghĩ tiêu cực. Những bệnh nhân này không chỉ có số lượng các tế bào NK hoạt động tăng mà số lượng các tế bào T cũng tăng theo. Nhiều người trong số họ đã sống quá thời hạn mà bác sĩ tiên đoán và hơn 25% trong số họ đã hoàn toàn khỏi bệnh.
Liệu chúng ta có thể cảm thấy khỏe mạnh hay ốm yếu chỉ bằng cách nghĩ rằng chúng ta khỏe hay ốm không? Vì bộ não chúng ta điều phối mọi hệ thống khác trong cơ thể, điều này hoàn toàn có thể, nhưng chúng ta hãy tìm hiểu kỹ hơn. Người ta đã biết rõ từ những năm 1900 là các cơ quan lympho như tuyến ức, hạch bạch huyết và tủy xương có chằng chịt các dây thần kinh đi qua. Tuy nhiên mãi cho đến đầu những năm 1980 các nghiên cứu về miễn dịch thần kinh học mới hé lộ cho chúng ta biết về mức độ quan hệ thực sự giữa não bộ và hệ miễn dịch. Mặc dù não bộ và hệ miễn dịch sử dụng các "ngôn ngữ" khác nhau, dường như chúng có một số từ vựng chung. Đó chính là một số chất dẫn truyền thần kinh, ví dụ endorphin, tức á phiện. Giống như neuron, nhiều tế bào miễn dịch (hoặc có thể là tất cả) có các thụ thể cho các chất dẫn truyền thần kinh gắn vào. Một khi gắn vào các chất dẫn truyền thần kinh này sẽ tác động lên khả năng tăng sinh, di chuyển và kháng khuẩn của các tế bào miễn dịch. Sau đó người ta còn phát hiện ra rằng các hormone tuyến tiền yên (do vùng duới đồi của não bộ điều khiển) cũng có khả năng kích thích hoặc ức chế các tế bào miễn dịch trong việc chống lại bệnh tật. Những hormone này "nói gì" với các tế bào miễn dịch thì các nhà khoa học vẫn còn chưa rõ, tuy nhiên vì các chất này được giải phóng khi chúng ta có các cảm xúc mạnh như khi đau buồn hoặc khi khoái cảm, có thể suy luận rằng cảm xúc có thể thay đổi khả năng mắc bệnh của chúng ta. Ví dụ các đại thực bào trở nên ỳ ạch hơn khi chúng ta bị trầm cảm, sử dụng endorphin liều cao gây ức chế hoạt động của các tế bào NK, và các hormone được sản xuất với lượng lớn khi ta bị stress như cortisol và epipephrine có tác động ức chế hoạt động của các tế bào T.
Cảm xúc của chúng ta đóng vai trò quan trọng như vậy, còn "trung tâm lập luận" của chúng ta cũng đáng được đề cập. Việc quan sát thấy người thuận tay trái dễ bị mắc bệnh tự miễn hơn so với người bị bệnh tay phải đã khiến các nhà khoa học nghiên cứu về vai trò của hai bán cầu não đối với hệ miễn dịch. Họ kết luận rằng bán cầu não trái trực tiếp điều khiển hệ miễn dịch (thông qua các tế bào T) còn bán cầu não phải có tác dụng kích thích hoặc ức chế chức năng này, và tác dụng ức chế tỏ ra mạnh hơn và rõ rệt hơn ở những người bán cầu não phải chiếm ưu thế, tức là những người thuận tay trái. Phát hiện này đã đưa ra một số gợi ý cho câu hỏi bằng cách nào các cảm xúc và các hình ảnh tích cực có thể nâng cao sức khỏe. Vì sự tưởng tượn ra các hình ảnh chủ yếu được đảm nhận ở bán cầu não phải, có lẽ những bài tập về tưởng tượng ra các hình ảnh tích cực đã góp phần làm bán cầu não phải "sao nhãng" công việc ức chế hệ miễn dịch của nó.
Việc hệ thần kinh giao tiếp được với các tế bào miễn dịch đã trở thành một điều không còn bàn cãi. Hệ miễn dịch cũng giao tiếp trở lại được với não bộ, và thông qua đó ảnh hưởng đến trạng thái của não bộ. Người ta đã chứng minh được rằng khi bị viêm nhiễm, cơ thể kích thích hoạt động của một số vùng ở não bộ, dẫn tới việc giảm lượng chất dẫn truyền thần kinh ở các vùng này. Khả năng giám sát hệ miễn dịch của bộ não dường như phụ thuộc vào các cytokine và các hormone do các tế bào miễn dịch sản xuất ra khi cơ thể bị tấn công. Nên nhớ các tế bào miễn dịch không chỉ tổng hợp endorphine và hormone vỏ thượng thận mà còn có thể sản xuất ra hormone tăng trưởng, hormone kích thích tuyến giáp, hormone sinh sản. Việc các hormone này được sản xuất ra với lượng có đủ để tạo nên sự khác biệt hay không vẫn còn chưa rõ, nhưng nếu có thì sẽ có nhiều giải thích thú vị cho các hiện tượng miễn dịch.
Vì hoạt động của não bộ và hệ miễn dịch luôn phối hợp với nhau trong suốt cuộc đời, một khi một trong hai bị "đãng trí" do tuổi tác thì cái còn lại cũng "đãng trí" theo. Điều đó giải thích tại sao người già dễ mắc bệnh ung thư hơn.
Những điều nói trên vẫn còn chưa được chấp nhận rộng rãi trong giới Y học trên thế giới. Tuy nhiên các bằng chứng ủng hộ thì rất mạnh mẽ. Sớm muộn giới Y học cũng sẽ phải đồng ý rằng não bộ có khả năng duy trì sức khỏe, vấn đề là ở mức độ nào.
Nguồn (Elaine N. Marieb, 1994. Esentials of Human Anatomy & Physiology, 4th edit., Benjamin/Cummings)
Não khi bị stress
Liệu chúng ta có thể cảm thấy khỏe mạnh hay ốm yếu chỉ bằng cách nghĩ rằng chúng ta khỏe hay ốm không? Vì bộ não chúng ta điều phối mọi hệ thống khác trong cơ thể, điều này hoàn toàn có thể, nhưng chúng ta hãy tìm hiểu kỹ hơn. Người ta đã biết rõ từ những năm 1900 là các cơ quan lympho như tuyến ức, hạch bạch huyết và tủy xương có chằng chịt các dây thần kinh đi qua. Tuy nhiên mãi cho đến đầu những năm 1980 các nghiên cứu về miễn dịch thần kinh học mới hé lộ cho chúng ta biết về mức độ quan hệ thực sự giữa não bộ và hệ miễn dịch. Mặc dù não bộ và hệ miễn dịch sử dụng các "ngôn ngữ" khác nhau, dường như chúng có một số từ vựng chung. Đó chính là một số chất dẫn truyền thần kinh, ví dụ endorphin, tức á phiện. Giống như neuron, nhiều tế bào miễn dịch (hoặc có thể là tất cả) có các thụ thể cho các chất dẫn truyền thần kinh gắn vào. Một khi gắn vào các chất dẫn truyền thần kinh này sẽ tác động lên khả năng tăng sinh, di chuyển và kháng khuẩn của các tế bào miễn dịch. Sau đó người ta còn phát hiện ra rằng các hormone tuyến tiền yên (do vùng duới đồi của não bộ điều khiển) cũng có khả năng kích thích hoặc ức chế các tế bào miễn dịch trong việc chống lại bệnh tật. Những hormone này "nói gì" với các tế bào miễn dịch thì các nhà khoa học vẫn còn chưa rõ, tuy nhiên vì các chất này được giải phóng khi chúng ta có các cảm xúc mạnh như khi đau buồn hoặc khi khoái cảm, có thể suy luận rằng cảm xúc có thể thay đổi khả năng mắc bệnh của chúng ta. Ví dụ các đại thực bào trở nên ỳ ạch hơn khi chúng ta bị trầm cảm, sử dụng endorphin liều cao gây ức chế hoạt động của các tế bào NK, và các hormone được sản xuất với lượng lớn khi ta bị stress như cortisol và epipephrine có tác động ức chế hoạt động của các tế bào T.
Cảm xúc của chúng ta đóng vai trò quan trọng như vậy, còn "trung tâm lập luận" của chúng ta cũng đáng được đề cập. Việc quan sát thấy người thuận tay trái dễ bị mắc bệnh tự miễn hơn so với người bị bệnh tay phải đã khiến các nhà khoa học nghiên cứu về vai trò của hai bán cầu não đối với hệ miễn dịch. Họ kết luận rằng bán cầu não trái trực tiếp điều khiển hệ miễn dịch (thông qua các tế bào T) còn bán cầu não phải có tác dụng kích thích hoặc ức chế chức năng này, và tác dụng ức chế tỏ ra mạnh hơn và rõ rệt hơn ở những người bán cầu não phải chiếm ưu thế, tức là những người thuận tay trái. Phát hiện này đã đưa ra một số gợi ý cho câu hỏi bằng cách nào các cảm xúc và các hình ảnh tích cực có thể nâng cao sức khỏe. Vì sự tưởng tượn ra các hình ảnh chủ yếu được đảm nhận ở bán cầu não phải, có lẽ những bài tập về tưởng tượng ra các hình ảnh tích cực đã góp phần làm bán cầu não phải "sao nhãng" công việc ức chế hệ miễn dịch của nó.
Việc hệ thần kinh giao tiếp được với các tế bào miễn dịch đã trở thành một điều không còn bàn cãi. Hệ miễn dịch cũng giao tiếp trở lại được với não bộ, và thông qua đó ảnh hưởng đến trạng thái của não bộ. Người ta đã chứng minh được rằng khi bị viêm nhiễm, cơ thể kích thích hoạt động của một số vùng ở não bộ, dẫn tới việc giảm lượng chất dẫn truyền thần kinh ở các vùng này. Khả năng giám sát hệ miễn dịch của bộ não dường như phụ thuộc vào các cytokine và các hormone do các tế bào miễn dịch sản xuất ra khi cơ thể bị tấn công. Nên nhớ các tế bào miễn dịch không chỉ tổng hợp endorphine và hormone vỏ thượng thận mà còn có thể sản xuất ra hormone tăng trưởng, hormone kích thích tuyến giáp, hormone sinh sản. Việc các hormone này được sản xuất ra với lượng có đủ để tạo nên sự khác biệt hay không vẫn còn chưa rõ, nhưng nếu có thì sẽ có nhiều giải thích thú vị cho các hiện tượng miễn dịch.
Vì hoạt động của não bộ và hệ miễn dịch luôn phối hợp với nhau trong suốt cuộc đời, một khi một trong hai bị "đãng trí" do tuổi tác thì cái còn lại cũng "đãng trí" theo. Điều đó giải thích tại sao người già dễ mắc bệnh ung thư hơn.
Những điều nói trên vẫn còn chưa được chấp nhận rộng rãi trong giới Y học trên thế giới. Tuy nhiên các bằng chứng ủng hộ thì rất mạnh mẽ. Sớm muộn giới Y học cũng sẽ phải đồng ý rằng não bộ có khả năng duy trì sức khỏe, vấn đề là ở mức độ nào.
Nguồn (Elaine N. Marieb, 1994. Esentials of Human Anatomy & Physiology, 4th edit., Benjamin/Cummings)