Tối ưu hóa điều kiện nuôi cấy VSV thu nhận hợp chất thứ cấp

Trần Minh Tuấn

Senior Member
Tối ưu hóa điều kiện nuôi cấy VSV thu nhận h?

Mình đang tiến hành tối ưu hóa điều kiện nuôi cấy VSV để thu nhận hợp chất thứ cấp (ở đây là chất đông tụ sinh học) dựa trên khảo sát 4 yếu tố: nguồn dinh dưỡng carbon, nguồn dinh dưỡng nito, pH và nhiệt độ.
Vấn đề của mình ở đây là mối quan hệ giữa 2 nguồn dinh dưỡng carbon và nito, mình có thể xem đây là 2 yếu tố độc lập được hay ko? và làm sao xác định khoảng chạy thích hợp (xmin-xmax) cho từng yếu tố để tiến hành quy hoạch thực nghiệm. Còn nếu 2 yếu tố trên có môi quan hệ với nhau, thì mối quan hệ này là gì và làm sao xác định tỷ lệ C/N thích hợp?.

Mong mọi người cùng đóng góp ý kiến.
TB: Chào mọi người trong diễn đàn, lâu quá không gặp! ? :D
 
Mình không hiểu bạn nói 2 yếu tố độc lập là như thế nào.
VSV có thể sử dụng nguồn nito hữu cơ như một nguồn cacbon, phân giải và thu năng lượng, do vậy ko thể tách biệt hoàn toàn nguồn carbon và nito.
Trong sự sinh trưởng của VSV thì các yếu tố ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau, nên phương trình hồi quy của tối ưu hóa thể hiện sự tương tác chung.

Để xác định khoảng biến thiên cho việc thiết lập ma trận tối ưu bạn nên qua một bước đánh giá sơ bộ ban đầu, biến thiên một nhân tố và giữ nguyên các nhân tố còn lại.
Khi tiến hành thí nghiệm bạn sẽ chọn khoàng biến thiên xung quanh giá trị cực đại của đồ thị khảo sát.
Tuy nhiên sự ảnh hưởng của điều kiện thí nghiệm cũng rất lớn, kinh nghiệm của mình thì mỗi lần tiến hành thì phương trình đáp ứng khác biệt khá lớn. :D
Chúc bạn thành công.
 
Ý kiến của bạn Phương có điểm đúng là: có những nguồn dinh dưỡng bao gồm 3 trong 1 : nguồn N, nguồn C và năng lượng. Nhưng có trường hợp ta vẫn phân chia rạch ròi 2 nguồn này được, ví dụ dùng glucose làm nguồn carbon và NH4Cl làm nguồn nito.

Nếu Tuấn đang nghiên cứu tìm nguồn carbon hoặc nguồn nitrogen nào "tốt nhất" cho sản xuất thì bạn có thể coi hai nguồn này độc lập với nhau, ví dụ: cố định nguồn carbon là glucose chẳng hạn thì ta sẽ dùng các nguồn nitrogen khác nhau như hợp chất amon, nitrate, nitrit hay một nguồn hữu cơ nào đó.
Nếu bạn đã có nguồn cụ thể rồi thì việc nghiên cứu tỉ lệ C/N tối ưu có thể coi như là nghiên cứu mối "tương quan" giữa hai nguồn này lên sinh trưởng và sản xuất của tế bào, lúc này thì có lẽ không nên nói hai đối tượng này hoàn toàn độc lập nữa.
Hiện nay, tối ưu hóa môi trường nuôi cấy vi sinh vật đòi hòi khắt khe hơn, nhiều yếu tố tương tác hơn, chứ không chỉ làm trên 2 nguồn C và N. Nếu bạn có mục đích "gặt hái" một bài báo khoa học có chất lượng thì nên "phức tạp hóa" đề tài lên một chút nữa. :).
Nếu bạn chỉ làm thực tập trong một thời gian ngắn thì nên chọn hướng nghiên cứu các nguồn dinh dưỡng tốt nhất trước, rồi sau đó, nếu được làm tiếp và có nhiều thời gian hơn thì mới tập trung vào làm tối ưu hóa. Không nên nghĩ tỗi ưu hóa môi trường là việc làm "ngắn hạn".
Một góp ý nữa là: nếu bạn làm tối ưu hóa trên 4 yếu tố nguồn N, nguồn C, pH và T. Vậy bạn làm trên bình lắc hay làm trên máy lên men ? nếu làm trên bình lắc, pH sẽ thay đổi, bạn làm thế nào để duy trì pH ? nếu bạn làm trên máy lên men, bạn có thể điều chỉnh pH, nhưng với số lượng thí nghiệm " không nhỏ" bạn tính thế nào về thời gian thực hiện và kinh phí đề tài?
 
Vấn đề của Tùng làm thì hiện nay có giải pháp đấy. Trước kia khi làm thí nghiệm thì chúng ta phải tự xây dựng phương trình, tính toán các chuẩn để tối ưu hóa 2 hay nhiều yếu tố.

Hiện nay, vấn đề này mình đã thấy một số công trình sử dụng nó để đánh giá tác động của 2 yếu tố trở lên tới một đối tượng cụ thể. VD trong nông nghiệp đánh giá tác động của nguồn N, C, nhiệt độ và pH đất tới phát triển của cây. Họ thường dùng chương trình phân tích thống kê để xây dựng thí nghiệm và đánh giá kết quả cuối cùng.

Tham khảo thêm chương trình xử lý thống kê SAS ver 9.1 (SAS Institute, Cary, NC, USA) xem sao. Nhiều bài báo đã sử dụng nó để làm thí nghiệm như của Tùng và được chấp nhận.
 
Bác Tiến hiểu nhầm ý em rồi, bạn Tuấn là người cần góp ý chứ không phải em.
Dùng chương trình thống kê như bác nói là chuẩn rồi, ngoài SAS còn một số chương trình khác, cái chính là mình dựa trên methodology gì, ví dụ dùng tối ưu hóa bằng respond surface methodology, dùng Multiple neural networks model, ... Nói chung là không đơn giản với sinh viên làm luận văn cử nhân (ngay cả với nghiên cứu sinh) :)
Thêm nữa là phần mềm mình dùng có "dễ kiếm" không, thầy mà không cho tiền thì hơi bị ...móm
 
Ờ nhỉ, nhìn thấy người nhà vui quá nên nhầm nhọt trồng trọt tí.

Nói túm lại là bây giờ việc xử lý số liệu bây giờ dùng phần mềm là nhanh nhất, các trường ĐH nước ngoài luôn có computational center cung cấp cho mình, ở VN mình thì hơi khó nên chỉ dùng phần mềm lậu thôi. Tranh thủ sưu tập phần mềm có bản quyền đi rồi về VN xài dần, hihi.

Ngành lên men của Tùng hay phết đấy nhỉ, nó liên quan nhiều đến ứng dụng hơn là nghiên cứu cơ bản
 
Bác Tiến hiểu nhầm ý em rồi, bạn Tuấn là người cần góp ý chứ không phải em.
Dùng chương trình thống kê như bác nói là chuẩn rồi, ngoài SAS còn một số chương trình khác, cái chính là mình dựa trên methodology gì, ví dụ dùng tối ưu hóa bằng respond surface methodology, dùng Multiple neural networks model, ... Nói chung là không đơn giản với sinh viên làm luận văn cử nhân (ngay cả với nghiên cứu sinh) :)
Thêm nữa là phần mềm mình dùng có "dễ kiếm" không, thầy mà không cho tiền thì hơi bị ...móm

Tôi đang có phần mềm NemrodW hỗ trợ tính toán và thể hiện kết quả của các methodology mà Thanh Tùng đề cập đến. Tuy nhiên nó là bản tiếng Pháp, nếu bạn nào cần thì gửi địa chỉ email, tôi send cho. Đỡ hơn đi xin tiền thầy :d .
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top