Cuộc thi 30/4

Văn Tấn Đình

Senior Member
em rất muốn tham gia cuộc thi hsg olimpic nhưng trường em ko đăng kí tham gia vậy cuộc thi này có thí sinh tự do ko mong anh chi giup em voi :?: ?:wink:
 
Tham gia cho vui vậy thôi, tốn bộn tiền đấy bạn ạ. Thay vào đó bạn đem tiền mua mấy cuốn sách về đọc còn ý nghĩa hơn. ?:D

Tôi nhớ dựa vào câu này Francis Crick đã trở nên nổi tiếng ngay từ nhỏ.
Thầy hỏi Gene là gì ? F.Crick đã trả lời thật đặc biệt. Kì thi HSG vốn dùng phát hiện nhân tài, nhưng đi đâu cũng gặp cái câu gen là một đoạn của ADN,.. cái kì thi ấy về bản chất chỉ để kiểm tra kiến thức chứ không dùng để phát hiện hiền tài...

Không đúng đáp án là... Như kì thi QG 2005 ấy, dựa vào đâu người ra đề bảo tính chỉ số phân bào. ?Chỉ số phân bào là gì ? Băn khoăn hơn mấy tháng, tình cờ tôi lật quyển tế bào học của thầy Nguyễn Như Hiền ra...Chỉ số ?phân bào là số tế ?bào phân chia tính trên 1000 tế bào (Xem nguyễn như hiền, Trịnh ?xuân hậu - tế bào ?học hoặc Molecular cell biology trên NCBI) Cộng lại ?tất cả ?tề ?bào trong đề chỉ ?có lèo ?tèo ?vài mống...

Sau này khi viết chùm sách CNSH (hình như ra tới cuốn thứ sáu rồi) đề thi QG 2005 ?nằm gọn trong đó...

Sau khi lật cuốn Tế bào của thầy Hiền ra tôi bắt đầu đăm chiêu suy nghĩ về tương lai kì thi HSG, được một cao nhân giúp đỡ tôi đọc được bài nghiên cứu về chỉ số phân bào trên tạp chí sinh học của Brazil...

mitotic index=chỉ số phân bào ? Phân bào là hoạt động phân chia (divide) tế bào, có nhiều hình thức phân bào: trực phân (phân bào không tơ vô sắc), nguyên phân (có trao đổi chéo và không có trao đổi chéo), giảm phân (meiosis). Nguyên phân là mitosis ==>mitotic. Đề cũng chỉ đề cập tới các kì của nguyên phân, không hề thấy cái gọi là giảm phân lần 1, giảm phân lần 2. Thêm dữ kiện từ tạp chí nói trên, tôi bắt đầu thấy chán chường kì thi HSG....Cần nhấn mạnh đây là câu khó nhất trong kì thi HSG Qg đến nay. Đợt gác thi đó, quá nhiều người lúng túng trước câu hỏi...dựa vào lập luận tính thì được đấy. Hỏi ?về khái ?niệm ai cũng tần ngần...

Từ thời Hendrich Borh, người ta đã áp dụng mô hình GD rất tốt, nó đã sản sinh ra bao nhiêu người tài...như F.Crick, Borh, anh em nhà Wright,...

Mãi tới hai ba trăm năm sau, Việt nam mới lẹt đẹt mới có trường phổ thống mời GS tới dạy như thầy nguyễn như hiền chẳng hạn (trong khi 200 năm trước ngay tiểu học người ta đã mời GS tới giảng dạy),...cấm mời GS đến dạy ở kì thi HSG là đúng theo tôi, thay vì tham gia vào các kì thi ?(trừ thi HSG QG) người ta nên mời GS đến nói chuyện nhất là các trường chuyên lớp chọn, ít ra cũng một lần chứ...Người ta đổ thừa cho kinh phí ? Kinh phí thi HSG năm nào cũng dư ngân khố lại không có kinh phí...thế a.

Lần này nữa thôi, tôi lật quyển ?30/4 ra hàng trăm lỗi về kiến thức nằm trong đó. Tôi không muốn đi nhặt rác giùm người ta nữa, tôi phải ?làm những cái khác như đọc hồi kí Francis Crick, bản tường trình các thí nghiệm lai ở thực vật, quyển nguồn gốc các loài của ?Darwin,...

Một lần và chỉ một lần tôi nói về kì thi HSG nữa thôi. Thật sự chán lắm rồi.
 
Từ đây, dặt ra câu hỏi: Thế nào là 1 nhân tài ? Nếu là 1 nhân tài thì có những đặc điểm gì vượt trội so với 1 người bình thường? Chỉ số thông minh? Khả năng sáng tạo? Hay đơn thuần chỉ là niềm đam mê - ý chí ? Sự cần cù nữa? Và nếu là cả 4 yếu tố trên thì yếu tố nào là quan trọng nhất ?
 
:cry: ?anh Hiển nói cũng đúng đấy. không được đi thì cũng không sao, nếu thực sự bạn thích môn học của mình ?:)

@ anh Hiển: anh đã từng học rất nhiều, đọc nhiều sách ?. không vừa lòng với kì thi, với thầy cô hay những gì ở trường cũng là điều bình thường thôi

?Bạn Đình mới học lớp 10 thích tham gia những kì thi để thử sức mình là điều tốt mà ,cũng giống như em vẫn còn hào hứng với kì thi HSG đấy< em nghĩ rằng anh cũng đã từng như vậy>. Vì kiến thức của em còn yếu lắm, nên cũng chưa thể bàn luận được về những kì thi của bộ . Nhưng em sẽ góp sức mình để phát triển SHVN. hì...
 
Cảm ơn

Cảm ơn các anh rất nhiều các anh đã cho em một cái nhìn khác một quan niệm khác :idea:
Em thích sinh học vì như anh Long nói em coi nó là niềm đam mê và cũng là mục đích của mình đề ra
Cảm ơn anh rất nhiều 8)
 
có nhiều hình thức phân bào: trực phân (phân bào không tơ vô sắc), nguyên phân (có trao đổi chéo và không có trao đổi chéo), giảm phân (meiosis). Nguyên phân là mitosis ==>mitotic.
Nguyên phân sao lại có trao đổi chéo được hả bác :?:
 
Trao đổi chéo trong nguyên phân
Thật là một điều ngạc nhiên đối với các nhà di truyền học khi khám phá ra trao đổi chéo cũng có thể xảy ra trong nguyên phân. Một cách ước đoán nó phải xảy ra khi các trình tự NST tương đồng đột nhiên bắt cặp ở  các tế bào sinh sản vô tính chẳng hạn các tế bào cơ thể. Trao đổi chéo nguyên phân khá hiếm, nhưng nó quan trọng đối với một số cơ thể -- ví dụ, một số loại nấm không có chu trình hữu tính sử dụng trao đổi chéo nguyên phân như một nguồn biến dị. Ngoài ra, trong nghiên cứu ung thư ở người, trao đổi chéo nguyên phân được mường tượng khá quan trọng cho phép các đột biến lặn  gây ra ung thư biểu hiện.

Trao đổi chéo nguyên phân chỉ xảy ra trong các tế bào lưỡng bội như các tế bào cơ thể của thể lưỡng bội. (Để nghiên cứu trao đổi chéo nguyên phân ở thể đơn bội, các tế bào lưỡng bội phải được tạo ra một cách nhân tạo)

Quan sát một ví dụ đến từ ruồi giấm liên quan tới những gen liên kết về màu sắc cơ thể (y+=màu nâu; y=màu vàng) và dạng tóc (sn+=thẳng; sn=cháy xém hay quăn). Ruồi là thể lai trans (lệch phía) đối với alen đã nêu (H 5-16)....
Tài liệu tham khảo: Modern Genetic Analysis
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/entrez/...mga[book]+AND+110281[uid]&rid=mga.section.683
 
8) chắc bạn Phạm Thanh Hoàng hỏi về đề 2007. Mình cho bạn khác rồi nên ...
Thực ra thì đi thi Olympic cũng chẳng có gì hay ho.
Năm nay QH nhiều huy chương nhất trong 52 trường=> lại thêm một sự trùng hợp kì diệu hờ hờ :D ?... điều mà thí sinh chưa vào phòng thi cũng biết.
Nếu là một kì thi bất công bằng thì kết quả của nó chẳng là gì cả. Mong rằng những ai vác HC về cũng đừng quá vội mừng.
?=> chẳng thể khẳng định mình qua kì thi này được đâu bạn Đình ạ. Khối đứa giỏi lần đầu ra quân bị rớt một vố đau cả đời đấy h h...
 
Bảo Kim nói như vậy là sao chứ? :evil:
Vì sao lại nói QH nhiều huy chương là một " sự trùng hợp kì diệu" và " điều mà thì sinh chưa vào phòng thi cũgn biết"?
Tôi không đồng ý với quan điểm đó của bạn, vì tôi thấy những học sinh mà được chọn ở QH đi thi đều là đã rất xuất sắc.
Tất cả có được là nhờ vào sự học thông minh và cần cù của họ mà thôi! :p
 
Có phải điêm thi là đã nói lên tất cả đâu.
Có người học rất tốt nhưng vào phòng thi lại không làm được bài vì chẳng hiểu yếu tố gì nữa.
Từ trước đến nay em không quan tâm đến vấn đề điểm số.
Nhưng điểm kém thì cũng chết. Có trường nào tuyển người điểm kém đâu.
:mrgreen:
 
Trường QH là trường gì vậy ?
Theo mình, có thể chắc chắn một điều rằng những người đi thi đạt điểm cao là những người chăm học. Với cơ chế thi như hiện nay thì có khả năng đạt giải sẽ phân bố như sau:
1.Người cần cù, chăm chỉ + biết cách học + thông minh
2.Người chăm chỉ + biết cách học
3.Người chăm chỉ + thông minh
4.Người thông minh.
Có lẽ muốn thành đạt sau này thì chỉ có nước theo phương án 1 ?:D ?:D .
 
Có hai loại người: người thông minh (intelligent person) và người sáng tạo( creative person). Tiêu chuẩn phân biệt 2 dạng người:
-dạng đầu thường là học sinh học giỏi, chỉ số IQ, EQ cao, siêng hết chỗ nói
-dạng sau học bình thường, trốn học, sống nội tâm, nhìn sự vật bình thường dưới con mắt khác thường

Cứ nhìn cách nó đặt câu hỏi là biết nó loại nào. vd nó hỏi tại sao lá cây có màu xanh lục và đứa khác hỏi màu xanh của vỏ trái và lá cây có cùng một nguyên nhân ? Điểm nhìn của 2 loại HS này khác nhau.
 
Đúng như Hiển nói, mình cảm giác những người sáng tạo thường không dựa vào logic mà dựa vào cảm tính, mà các nài tập đánh giá chỉ số IQ thường dựa trên tính logic. Những người có máu nghệ thuật là những người có khả năng sáng tạo lớn nhất, tuy nhiên họ lại không thông minh (hoặc không dùng đến trí thông minh đó) phần lớn trí óc của họ dành cho việc sáng tạo.
Dù vậy, có lẽ cũng có rất nhiều người vừa thông minh, vừa sáng tạo (có lẽ họ biết điều hòa hợp lý 2 yếu tố đó) - (chắc là mấy nhà bác học ?:D ?:D ).
 
Tiêu cực thì ở đâu chẳng có, cũng giống như nếu nghĩ ăn gì cũng nhiều mầm bệnh chắc chết đói. Thi là kiểm tra về mặt tri thức mà chúng ta đã thu lượm được. Liệu ai "không bột mà gột nên hồ". Tât nhiên là ở nơi nào có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn tri thức và có đội ngũ các thầy cô giỏi.v.v... thì ở đó học sinh có điều kiện tìm hiểu nhiều hơn. Thi Olympic quốc tế cũng có giới hạn chi đâu. Vậy bạn nào có điều kiện thì cứ đem tài năng ra khẳng định. Nhiều khi thi cử cũng mang tới cho chúng ta nhiều tri thức mới mà có thể ta chưa biết. Còn ai nói là Sách nhiều lỗi về mặt chuyên môn thì điều này có phải do kiến thức các thầy cô từng trường không?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top